Nhà giáo mẫu mực thường cô đơn
Về công tác tại trường được gần 2 năm, thầy hiệu trưởng Lâm Triều Nghi đã khiến nhiều học trò trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thích thú bởi những thay đổi tích cực.
‘Tôi chưa làm được gì’
Tháng 3/2012, thầy Lâm Triều Nghi chuyển công tác từ trường THPT Nguyễn Hữu Huân (Q.Thủ Đức) sang làm hiệu trưởng trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (Q.1). Quãng thời gian gần 2 năm làm việc ở trường mới, theo thầy: “Trong môi trường giáo dục, quãng thời gian như vậy chưa đủ để đánh giá. Tôi mới chỉ có một số điều chỉnh thôi chứ chưa làm được gì nhiều”.
Thầy Lâm Triều Nghi tại lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường THPT Nguyễn Hữu Huân, nơi thầy từng làm hiệu trưởng.
Những điều chỉnh của thầy đã khiến hơn 2.500 học sinh của mái trường “mát lòng mát dạ” vì sự tinh tế, sự lắng nghe của thầy. Khi mới về trường, học sinh gõ cửa trình bày với thầy chuyện không được đeo ba lô đi học, nếu đeo sẽ bị giám thị nhắc nhở. Thầy lắng nghe, tiếp thu ý kiến của những cô cậu học trò, nhận thấy việc đeo ba lô tiện dụng biết bao nhiêu thay vì đeo cặp.Gạt qua những lăn tăn cho học sinh đeo ba lô sẽ dễ trốn học, hay đeo ba lô có nhiều màu hình, hình thù không phù hợp, và nhà trường nhanh chóng cho học sinh sử dụng vào năm học sau.
Thầy Triều Nghi chia sẻ: “Học sinh trong trường đều là các em ngoan ngoãn chăm học. Nếu các em không trốn học, nếu có nhà trường sẽ có biện pháp riêng”.
Trước khi thầy Nghi về trường, học sinh đều phải học 11 buổi. Thầy đặt câu hỏi: “ Sao bắt học sinh phải học nhiều thế, trong khi ở trường cũ THPT Nguyễn Hữu Huân chỉ học cao nhất 9 buổi”.
Nghĩ vậy, thầy mạnh dạn đề xuất cắt giảm giờ học. Và những “thần dân” của trường rất hứng khởi khi được nghỉ ngày thứ bảy. Thời gian nghỉ, học sinh có thể lên trường sinh hoạt các CLB đội nhóm về học thuật, thể thao, văn nghệ…
Về điều này, em Nguyễn Khánh Ly (Lớp 12D1) cho biết: “Trước kia chúng em phải học cả ngày thứ 7, rất là oải. Nhìn thấy có trường khác được nghỉ thứ 7, chúng em cũng muốn vậy lắm. Khi nghe tin thầy Nghi cắt giảm giờ học, em rất vui. Vậy là cuối tuần thay vì đến lớp thì em có thêm thời gian xả hơi cũng như tự học bài ở nhà”.
Vui hơn, trẻ hơn vì học trò
Video đang HOT
Nhận xét về công việc của mình so với khi còn làm ở trường cũ, thầy Nghi thừa nhận: “Vì đây là trường chuyên, nên áp lực sẽ nhiều hơn, nhưng tôi luôn thấy vui hơn khi còn làm việc ở trường cũ và cảm thấy mình như trẻ hơn”.
Lý do chính nằm ở học trò. Ở trường Trần Đại Nghĩa, ngoài học sinh cấp 3, còn có học sinh cấp 2. Theo thầy, chính sự vô tư, hồn nhiên của lứa học sinh cấp 2, nhất là những em lớp 6 mới vào như giúp người thầy hiệu trưởng trẻ ra hơn.
Thầy Lâm Triều Nghi đánh trống khai giảng năm học 2013 – 2014 ở trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Đối với học sinh, thầy luôn thân thiện, không tạo khoảng cách lớn giữa thầy hiệu trường và học trò. Thầy cho biết: “Học sinh chẳng em nào sợ tôi hết, từ trước giờ tôi mới chỉ gặp 2-3 em vì những lý do đặc biệt. Như có trường hợp học sinh sẽ đi du học nên không màng chuyện học tập thì tôi khuyên nhủ em nhiệm vụ học khi chưa đi đi vẫn còn. Học sinh trong trường các em rất chăm ngoan, ít quậy phá nên ít khi phải gặp thầy hiệu trưởng”.
“Em chưa nói chuyện với thầy bao giờ, nhưng em biết thầy hiền và quan tâm tới học sinh lắm. Em hay thấy thầy đi vòng quanh sân, đứng trên cửa sổ nhìn chúng em chơi, tập thể dục. Có khi thầy vào chỗ chúng em ngủ thăm chúng em, xem chúng em ngủ như thế nào!”, em Nguyễn Gia Bảo (lớp 8A8) kể lại.Nói về ngày 20/11, thầy Triều Nghi cho rằng chuyện phụ huynh, học sinh tặng quà thầy cô là điều tốt đẹp, thể hiện sự tôn sư trọng đạo. Thầy chia sẻ: “Nhưng quan trọng là cách tặng, như ở trường Trần Đại Nghĩa năm nay Ban đại diện cha mẹ học sinh mua bánh kem tặng thầy cô, như vậy vừa thiết thực lại vừa ý nghĩa”.
Theo Tri Thức
Nhà giáo mẫu mực thường cô đơn
Chính vì nỗ lực âm thầm nên nhiều nhà giáo mẫu mực như "tự ẩn mình", các thầy cô chỉ gắn bó và say sưa với học trò nên ít được cấp trên, xã hội chú ý và ghi nhận. Đó là sự "mẫu mực cô đơn".
Cô Nguyễn Thị Nhiếp, hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội) đã chia sẻ như vậy tại lễ tôn vinh những điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của ngành sáng 14/11. Cô Nhiếp tự thấy mình vẫn chưa phải là "nhà giáo mẫu mực".
Tặng hoa thầy cô nhân dịp ngày 20/11.
Dưới đây là chia sẻ của cô.
"Chân dung nhà giáo mẫu mực"
Trong giáo dục ta có "chuẩn kiến thức kỹ năng", "chuẩn nghề nghiệp". Vậy "chuẩn nhà giáo mẫu mực" sẽ là gì?
Có rất nhiều ý kiến thống nhất ở 3 tiêu chí: phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp vì 3 tiêu chí hội tụ đầy đủ yêu cầu, đòi hỏi của ngành, của xã hội.
Tôi cũng đồng tình nhưng xin được trao đổi một vài góc nhìn cụ thể hơn về những phẩm chất của nhà giáo mẫu mực trong bối cảnh hiện nay.
Nhà giáo mẫu mực trước hết phải là người tốt, người cởi mở và đáng tin cậy; đặc biệt phải luôn vững vàng trong chuyên môn.
Nhà giáo mẫu mực luôn khao khát kiến thức và không yên tâm với những gì đã có trong chuyên môn, trong công việc. Thế nhưng trong cuộc sống lại luôn khép mình "tri túc", nghĩa là phải "biết đủ" để sống "có chừng, có mực". Nhà giáo mẫu mực luôn hiểu rõ sự gian nan khi chọn nghề và biết chấp nhận vì nghề mà sống cuộc đời trong sạch.
Mỗi nhà giáo mẫu mực không chỉ ở hình thức hay biểu hiện trước phụ huynh và học trò, mà còn sống sâu sắc, nhường nhịn và vị tha.
Nhà giáo mẫu mực luôn có ý thức giữ hình ảnh người làm thầy. Đã theo nghề là lúc nào cũng phải có một bục giảng vô hình dưới chân và xác định dạy học không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương, là niềm vui.
Nhà giáo mẫu mực cũng giống như người nông dân trăn trở về mùa vụ, lo "gió mưa" thời @ ngăn trở sự giáo dục thuận chiều, lo sâu bệnh của lối học đang cũ mòn khiến cho cành không đâm chồi, lá hết xanh tươi, hoa không kết nụ. Trăn trở làm sao để mỗi bài giảng nhẹ nhàng, đơn giản lại vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng? làm sao để tình sâu mà chí vẫn cao? làm sao thả lòng mà không rối bời, hao khuyết?...
Tất cả, với nhà giáo mẫu mực đó không phải là chuyện cơm áo, gạo tiền mà hơn cả là trách nhiệm, là bổn phận, là danh dự, là đạo đức nhà giáo.
Vì người thầy mẫu mực sẽ định dạng ngôi trường văn hóa và tiến bộ!
Không để sự mẫu mực "âm thầm sải cánh"
Có một thực tế là không ít người đang phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực lại rất lặng lẽ.
Sự "ngại phô trương", "kém giao tiếp", "ít tiếp cận cấp trên" cũng là một nét "mẫu mực" và cũng giúp thuận cho việc say nghề, tránh được những ý kiến phản ứng từ của những thành phần còn lười ngại.
Chính vì nỗ lực âm thầm nên nhiều nhà giáo mẫu mực như "tự ẩn mình", các thầy cô chỉ gắn bó và say sưa với học trò nên ít được cấp trên, xã hội chú ý và ghi nhận. Tôi xin gọi đó là sự "mẫu mực cô đơn".
Là một người quản lý ở cấp trường, tôi rất trăn trở về việc này. Vì trường nào cũng có những nhà giáo mẫu mực, làm thế nào để nhân lên thành một tập thể, một đội ngũ mẫu mực là bài toán khó với người quản lý.
Niềm tin của xã hội là động lực
Theo dõi nguyện vọng đăng ký thi vào các trường ĐH-CĐ những năm gần đây, rất học sinh ít đăng ký thi vào trường sư phạm.
Các em chia sẻ, thấy nghề giáo vất vả quá nên tránh ngại. Có em còn nói: "nghề giáo phải sống mẫu mực, làm việc hay yêu thương cũng không thật thoải mái, tự nhiên. Mà vì là mẫu mực nên người ta luôn đòi hỏi về cái chuẩn. Nghề nghiệp mà khó khăn, căng thẳng như thế thì chúng con đành tìm chọn nghề nghiệp khác".
Xã hội đòi hỏi nghề giáo rất cao, không chỉ phải mẫu mực về tri thức, mà còn ở nếp sống.
Chính sự đòi hỏi đó, chúng tôi còn tự học cả sự chịu đựng và sự chấp nhận những điều không như ý một cách không căng thẳng từ những áp lực của xã hội đối với ngành giáo dục.
Chúng tôi vẫn có những sắc thái riêng từ tác phong, lời nói..., không đánh mất những giá trị truyền thống. Vì thế, niềm tin của xã hội là động lực để mỗi nhà giáo thêm nguồn sáng tạo, tận tụy với nghề, tận tâm cống hiến và ngày càng mẫu mực hơn.
Theo VNE
Người thầy của tôi - Tấm gương sáng ngời vừa tài vừa đức Chỉ cần nhắc đến tên Thầy thì bất kể ai đã được học Thầy dù chỉ một giờ trên lớp hay được nói chuyện cùng Thầy đều thấy ngay đây là một Người Thầy mẫu mực và đáng kính. Kính gửi đến Thầy Bửu Ý - người Thầy mà con luôn biết ơn và kính trọng! Tôi là một trong số những người...