Nhà giáo Khmer trọn đời cống hiến cho giáo dục
Ở Sóc Trăng, Nhà giáo Nhân dân Lâm Es được người dân, nhất là đồng bào Khmer vô cùng yêu mến, kính trọng.
Hơn 80 tuổi, NGND Lâm Es dành thời gian nghiên cứu, góp sức cùng thế hệ trẻ.
Ông là tấm gương sáng về tinh thần học tập, phụng sự cho sự nghiệp trồng người.
Nỗ lực học tập để thỏa ước mơ của mẹ
Nhà giáo Lâm Es là giáo viên Khmer đầu tiên và duy nhất hiện nay được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông là tấm gương sáng về tinh thần học tập, tinh thần vượt khó.
Nhà giáo Lâm Es sinh năm 1940 ở xứ Nhu Gia (nay thuộc xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng). Hoàn cảnh gia đình khó khăn, sớm mồ côi cha, sống ở vùng sâu, vùng xa nên con đường học tập của cậu bé Lâm Es ngày đó khó khăn gấp bội phần.
“Một mình mẹ tôi phải làm quần quật từ sáng đến chiều để nuôi hai anh em. Mẹ tôi không biết chữ nên luôn mơ ước con mình học được những chữ “i”, chữ “t”… Nhưng nghèo quá, ăn còn chưa no, lấy tiền đâu mà đi học. Thế là tôi được vào chùa học chữ. Mỗi ngày hai buổi tôi đi về hơn 5 cây số đến chùa Đại Tâm theo đuổi việc học”, nhà giáo Lâm Es kể.
Đến chùa học chữ, với tinh thần ham học, thông minh, cậu bé Lâm Es được thầy giáo yêu quý. Người thầy đầu tiên dìu dắt, động viên cậu học trò nhỏ là thầy Xuân Tao – người dạy chữ miễn phí tại chùa. “Trong cuộc đời, đôi lúc giữa khó khăn lại bộc lộ những cơ duyên. Cơ duyên mà tôi có được đầu tiên chính là được ở gần nhà thầy Xuân Tao. Mỗi ngày, hai thầy trò cùng nhau đi về, những câu chuyện của thầy về nhân nghĩa, đạo làm thầy… dần ăn sâu vào tâm trí tôi. Từ mơ ước được biết chữ lớn dần lên thành ước mơ được làm thầy giáo”, nhà giáo Lâm Es nhớ lại.
Video đang HOT
Theo phong tục của đồng bào Khmer, cậu học trò Lâm Es xuất gia tu học tại chùa Cần Đước (huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Tại đây, vừa nghiên cứu kinh kệ Phật giáo Nam Tông, Lâm Es vừa tiếp tục tự học song ngữ Việt – Khmer và các ngoại ngữ Pháp, Anh. Tu học được 3 năm, học trò Lâm Es được lên Sãi Nhì.
Cũng từ đây, nghiệp đưa đò gắn bó với “sư thầy” Lâm Es khi được Sãi Cả giao cho nhiệm vụ làm giáo viên dạy chữ Khmer cho bà con phật tử và sư sãi tại trường của nhà chùa. Từ năm 1972 – 1977, thầy Lâm Es khoác áo thầy tu nhưng vẫn tiếp tục tự học, đỗ tú tài 2 và làm giáo viên dạy tiếng Khmer, tiếng Pháp tại Trường cấp 2 Pô Thi (nay là Trường THCS Lê Vĩnh Hòa, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng).
Năm 1977, sư Lâm Es xuất tu và làm cán bộ Ty Giáo dục Hậu Giang. Trải qua nhiều vị trí công tác tại Ty Giáo dục Hậu Giang (rồi Sở Giáo dục Hậu Giang), năm 1992, khi tỉnh Sóc Trăng được tái lập, thầy Lâm Es được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng cho đến khi về hưu vào năm 2003.
Đến lúc này, sự nghiệp “đưa đò” của ông vẫn chưa kết thúc mà chỉ chuyển sang một trang mới, với vị trí Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng cho đến tuổi “bát tuần”. Hiện nay, nhà giáo Lâm Es đảm nhiệm Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng và không ngừng cống hiến cho sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.
Công trình sách và sách giáo khoa của NGND Lâm Es.
Cả đời phụng sự cho giáo dục
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà giáo Lâm Es vừa làm việc, vừa học tập nâng cao trình độ, đồng thời tập hợp tư liệu, kinh nghiệm giảng dạy để hệ thống thành sách hướng dẫn dạy tiếng Khmer cho cán bộ, giáo viên, học sinh và đồng bào dân tộc tại địa phương. “Bắt tay vào soạn thảo bộ sách dạy song ngữ Khmer – Việt cho học sinh phổ thông chính là ước mơ mà tôi đã ấp ủ bao năm”, thầy Lâm Es chia sẻ.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu dựa trên các bộ sách, tài liệu giảng dạy tiếng Khmer, nhà giáo Lâm Es đã thực hiện đề tài “Biên soạn Sách giáo khoa Tiếng Khmer”. Đến tháng 6/1979, Bộ Giáo dục phân công thầy làm chủ biên sách giáo khoa Tiếng Khmer quyển 1, 2, 3, 4. Các quyển sách được Hội đồng thẩm định đánh giá tốt. Bộ sách giáo khoa Tiếng Khmer do nhà giáo Lâm Es chủ biên được tái bản nhiều lần và được sử dụng chính thức cho hoạt động dạy và học tiếng Khmer đến nay. Ngoài ra, nhà giáo Lâm Es còn có nhiều công trình liên quan đến việc dạy và học tiếng Khmer có tầm ảnh hưởng toàn quốc.
Ông có khoảng 100 đầu sách được xuất bản. Trong đó có 53 đầu sách mang tầm quốc gia, số còn lại là sách phục vụ cho địa phương. Nhiều bộ sách có giá trị như: Bộ sách Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ tiểu học đến THCS; Bộ sách dành cho Trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ từ lớp 10 đến lớp 12; Bộ sách Ngữ văn Khmer cho học sinh phổ thông từ lớp 1 đến lớp 9; Giáo trình giảng dạy chữ Khmer ở Trường Trung học Sư phạm, Cao đẳng Sư phạm; Tài liệu dạy tiếng Khmer căn bản nâng cao trình độ cho cán bộ… Đặc biệt, từ năm học 2005 – 2006, bộ sách mới chữ Khmer dành cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số được chính thức đưa vào giảng dạy.
Hơn 60 năm cống hiến, phụng sự cho sự nghiệp trồng người, Nhà giáo Nhân dân Lâm Es cho rằng, mình không có nhiều thay đổi, chỉ già đi thôi, còn thời gian là học mãi, nghiên cứu mãi… Bà con Khmer, người dân tỉnh Sóc Trăng nói riêng và đồng bào Khmer Nam Bộ nói chung luôn tự hào về ông, một nhà giáo giản dị, luôn nêu cao tinh thần tự học, người thầy mẫu mực đã dành trọn cuộc đời cống hiến và chăm lo cho công tác giáo dục dân tộc và sự nghiệp giáo dục.
Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Lâm Es vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú (1994); Nhà giáo Nhân dân (2002, là Nhà giáo Nhân dân đầu tiên của khu vực Đồng bằng sông Cửa Long và duy nhất của đồng bào Khmer trên cả nước cho đến nay). Ông đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2008); hơn 20 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng…
Những nhà giáo "thắp lửa nghề"
Một trong những điểm nhấn tại Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa diễn ra, là phần trao biểu trưng vinh danh 40 "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ sáu.
Họ là những tấm gương sáng, đại diện cho hơn 150.000 nhà giáo Thủ đô đã, đang nỗ lực, miệt mài cống hiến. Họ xứng đáng là những người thắp lửa nghề cho đồng nghiệp và tiếp thêm động lực cho học sinh, khẳng định niềm tin với toàn xã hội.
Lãnh đạo ngành Giáo dục Hà Nội trao Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ sáu, tháng 11-2022. Ảnh: Minh Đức
Truyền cảm hứng cho đồng nghiệp
Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phát động lần đầu tiên vào năm học 2016-2017, nhằm động viên, khích lệ đội ngũ nhà giáo tự học và có những sáng kiến, giải pháp mới để vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn tại mỗi nhà trường. Đây cũng là giải pháp của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo - lực lượng được xác định có ý nghĩa quyết định tới chất lượng giáo dục.
Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ sáu được triển khai ở cấp cơ sở từ tháng 2-2022 và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các nhà giáo trên toàn thành phố. Quận Hoàng Mai là đơn vị tích cực hưởng ứng từ mùa đầu tiên. Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai Trương Thu Hà cho biết, những kết quả của từng trường và toàn ngành thời gian qua có sự cống hiến không nhỏ của các nhà giáo tâm huyết, sáng tạo. Việc tự học, không ngừng đổi mới đã trở thành nhu cầu tự nguyện của mỗi nhà giáo.
Còn theo bà Hoàng Thị Mai, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú - Đống Đa, những sáng kiến đổi mới, sáng tạo của các nhà giáo Thủ đô đã và đang truyền cảm hứng, tạo động lực cho đồng nghiệp. Thông qua đó, phụ huynh học sinh và toàn xã hội càng hiểu rõ hơn về những vất vả của nhà giáo, thêm tin tưởng để đồng hành trách nhiệm.
Điểm mới của mùa giải lần này so với các mùa giải trước là ở vòng chung khảo, các nhà giáo trực tiếp báo cáo trước hội đồng xét duyệt về những ý tưởng, giải pháp đổi mới. Toàn bộ phần thuyết trình được truyền trực tiếp tới điểm cầu của các phòng giáo dục và đào tạo, trường học trên địa bàn thành phố để các nhà giáo cùng chia sẻ và lan tỏa những sáng kiến hay, có thể ứng dụng vào thực tế đơn vị mình.
Lan tỏa những sáng kiến vì học sinh
Giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" ngày càng tạo hiệu ứng tích cực trong việc vận dụng sáng kiến, giải pháp để giải quyết khó khăn, nhất là với những vấn đề nóng, mới, đang là thách thức chung. Dù ở điều kiện dạy học ra sao, mỗi nhà giáo luôn nỗ lực tự hoàn thiện, lan tỏa sự tích cực, nhiệt huyết đến đồng nghiệp với chung mục đích, đem đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh.
Không chỉ "truyền lửa" cho đồng nghiệp về sự nỗ lực, lòng nhiệt huyết trong thời điểm có nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhà giáo Lê Thị Hồng Thu, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Dương Xá (huyện Gia Lâm) còn có nhiều giải pháp để chăm sóc sức khỏe tinh thần học sinh, hạn chế tối đa những ảnh hưởng của việc học trực tuyến. Sáng kiến mang tính ứng dụng cao đã kịp thời hỗ trợ, khắc phục việc học sinh ngại giao tiếp, giảm áp lực, củng cố tinh thần và nhanh đáp ứng khi đi học trở lại.
Trong điều kiện chất lượng đầu vào của trường không cao (trung bình từ 5 đến 6 điểm/môn), cô giáo Bùi Thị Ngọc Lan, giáo viên dạy ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Hoàng Cầu (quận Đống Đa) với cương vị là Tổ trưởng chuyên môn, đã có nhiều đổi mới trong quản lý, giảng dạy với học sinh lớp 12. Vì thế, dù việc dạy, học bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, song trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, học sinh của trường có bước đột phá với điểm trung bình tốt nghiệp môn ngữ văn đạt hơn 7,6 điểm, nằm trong nhóm 10 trường có điểm cao nhất thành phố.
Gắn bó hơn 40 năm với ngành, nhà giáo Nguyễn Văn Nghiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Phú Châu, huyện Ba Vì còn là người khởi xướng, làm lan tỏa "tiếng trống học bài" đến tất cả các xã, thị trấn của huyện Ba Vì từ năm học 2016-2017. Đến nay, "tiếng trống học bài" đã trở thành hiệu lệnh chung, nhắc nhở học sinh và nhân dân huyện Ba Vì cùng chăm lo nhiều hơn cho việc học, góp phần xây dựng xã hội học tập.
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, 2 tiêu chí để xét tặng giải thưởng là tâm huyết với nghề và đổi mới, sáng tạo, có nhiều giải pháp được ứng dụng hiệu quả. Đây không chỉ là "thước đo" của hội đồng xét duyệt, mà còn là những tiêu chuẩn, yêu cầu mỗi nhà giáo Hà Nội cần hướng tới. Nhìn lại những mùa giải đã qua, thấy rõ những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo trong việc tìm tòi, cụ thể hóa những ý tưởng, giải pháp để vận dụng trong thực tiễn. Những nhà giáo được tôn vinh thực sự trở thành nhân tố truyền cảm hứng, tạo động lực cho học sinh, góp thêm vào kho học liệu dùng chung của ngành những kinh nghiệm quý trong việc chăm sóc, giáo dục học sinh.
Người nặng lòng với bộ SGK tiếng Khmer Nhà giáo nhân dân Lâm Es là 'linh hồn' của bộ SGK tiếng Khmer. Ông dành cả tâm huyết để có bộ sách cho hậu thế. Hơn 80 tuổi nhưng NGND Lâm Es vẫn miệt mài với sự nghiệp giáo dục. Dành trọn tâm huyết cho bộ sách của dân tộc Bộ sách giáo khoa (SGK) tiếng Khmer do Nhà giáo Nhân dân...