Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo: Ươm mầm những tình cảm tốt đẹp cho học sinh
30 nhà giáo khối tiểu học của TP Hà Nội đã trình bày những sáng kiến trong phương pháp truyền thụ kiến thức và ươm mầm lối sống tốt đẹp ở học sinh tiểu học, lứa tuổi bắt đầu chuyển từ tư duy trực quan sang tư duy trừu tượng.
Mỗi sáng kiến đều chứa đựng trong đó sự tâm huyết, nhiều sáng tạo, quan trọng hơn cả là tình yêu thương của các thầy cô giáo đối với học sinh.
Để mỗi bài học trở nên hấp dẫn hơn, nhiều nhà giáo khối tiểu học đã thay đổi phương pháp giảng dạy bằng những sáng kiến công nghệ nhằm cuốn hút, hấp dẫn học sinh.
Trong đó, sáng kiến độc đáo của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa, trường tiểu học Việt Nam – Cu Ba, quận Ba Đình nhận được sự quan tâm rất lớn từ Hội đồng xét duyệt và các đồng nghiệp. Cô Hoa đã tự tay làm những đoạn phim hoạt hình ngắn để cuốn hút học sinh vào giờ học. Trong những đoạn phim đó, cô xây dựng 2 nhân vật hoạt hình là anh Bong Bóng và bạn Ếch Cốm như hai người bạn đồng hành cùng các học sinh khám phá các kiến thức địa lý và ngôn ngữ. Để hoàn thành những đoạn phim hoạt hình này, cô Hoa đã tự tìm tòi, học hỏi cách sử dụng các phần mềm làm phim.
Bên cạnh đó, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp và chính các em học sinh, cô Hoa cũng có thêm tư liệu để thu âm, lồng tiếng cho các nhân vật hoạt hình thật sinh động. Những đoạn phim hoạt hình ngắn của cô được học sinh háo hức đón nhận và đã giúp các em nắm bắt bài học rất nhanh và ghi nhớ rất lâu.
Cô Nguyễn Thị Bích Diệp, trường tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai đã tự nghiên cứu và tạo ra phần mềm hỗ trợ cho trẻ khó hòa nhập, hướng dẫn cho học sinh bình thường sử dụng phần mềm này và hỗ trợ các bạn tự kỷ, tăng động trong lớp. Ảnh: P.T
Hay như sáng kiến tâm huyết của cô Nguyễn Thị Bích Diệp, trường tiểu học Tân Mai, quận Hoàng Mai, trong giáo dục trẻ em khó hòa nhập. Cô Diệp đã lựa chọn một con đường chông gai hơn nhiều đồng nghiệp khác, đó là chăm sóc, dạy dỗ trẻ em tự kỷ, trẻ mắc chứng tăng động, giảm tập trung. Cô Diệp tự nghiên cứu và tạo ra phần mềm hỗ trợ cho trẻ khó hòa nhập. Đồng thời cô hướng dẫn cho học sinh bình thường sử dụng phần mềm này và nhờ các em hướng dẫn lại cho các bạn tự kỷ và các bạn tăng động trong lớp. Sự tận tâm của cô đã đạt được những thành quả đáng mừng khi các em hào hứng chia sẻ giúp đỡ nhau, tạo nên những lớp học hạnh phúc, không còn khoảng cách giữa học sinh đặc biệt và học sinh bình thường.
Ông Nguyễn Ngọc Ân, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn giáo dục Việt Nam, thành viên Hội đồng xét duyệt, đã bày tỏ cảm xúc đặc biệt đối với sáng tạo của cô Diệp rằng: “Phải có sự nỗ lực và tâm huyết thực sự với sự nghiệp giáo dục, đặc biệt là công việc giảng dạy cho trẻ em khó hòa nhập mới có thể nghiên cứu và tạo nên một phần mềm độc đáo và nhân văn như vậy”.
Không chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức, các nhà giáo khối tiểu học còn hướng đến phát triển cho học sinh các kỹ năng sống, văn hóa đọc và ý thức trách nhiệm với môi trường thiên nhiên và mọi người xung quanh.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Bình Minh, trường tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức ngày hội “Góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay”. Cô còn hiến kế và giúp đỡ cho nhiều trường trong TP và các trường vùng cao xây dựng, trang trí thư viện thân thiện và đáng yêu cho học sinh, để các em luôn được đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
Trong khi đó, cô Nguyễn Phương Hoa, trường tiểu học Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng lại có những sáng kiến giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất như tổ chức lễ phát động “Học sinh Thủ đô chung tay bảo vệ tê giác” hay tạo ra góc tái chế trưng bày những sản phẩm các học sinh làm ra. Cũng mong muốn gieo mầm tình yêu thiên nhiên cho học sinh, cô Nguyễn Thị Trà My, trường tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, đã xây dựng phong trào “Giỏ hoa em chăm, trường em thêm đẹp”.
Ông Đặng Bảo Linh, chuyên gia Công nghệ giáo dục tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, thành viên Hội đồng xét duyệt chia sẻ: “Tôi vô cùng khâm phục tinh thần dám nghĩ dám làm của các cô giáo tiểu học. Trong tình hình hiện nay, với số lượng lớp học quá đông và cơ sở hạ tầng CNTT nhiều trường còn yếu, các cô vẫn tự tìm tòi học hỏi, khắc phục khó khăn và tạo nên những thay đổi thực sự trong phương pháp giảng dạy. Tâm huyết và sáng tạo của các cô chắc chắn sẽ tạo nên những biến chuyển tích cực trong thái độ học tập và cảm nhận của học sinh”.
Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” do Sở GD&ĐT cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI tổ chức, nhằm động viên, khuyến khích và tôn vinh những nhà giáo Hà Nội tận tâm với nghề dạy học, mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy. Giải thưởng năm nay cũng là một trong những hoạt động quan trọng hướng tới kỷ niệm 65 năm ngành GD&ĐT Hà Nội.
Phan Thủy
Theo PLXH
Cưới nhau 20 năm nhưng sáng nào chồng cũng ôm hôn vợ trước khi đi làm và bí quyết của bà vợ lắm chiêu
Dù mồm thơm hay thối, dù vợ xấu hay đẹp, vui vẻ hay cau có thì hắn vẫn không được quên cái thủ tục hôn vợ trước khi đi làm. Đã thế phải hôn có tình cảm, hời hợt sẽ không được tha.
Vợ chồng hắn cưới nhau đã 20 năm nay nhưng tình cảm của cả 2 vẫn khá tốt. Thỉnh thoảng 2 vợ chồng vẫn hẹn hò xem phim rồi đi ăn như hồi còn teen rồi đi bơi, đi du lịch các kiểu. Con cái đã lớn, chúng cũng biết tự lập và đến tuổi bay nhảy rồi nên vợ chồng hắn khá rảnh rỗi và điều quan trọng nhất là họ lúc nào cũng yêu nhau.
Hắn thuộc dạng đàn ông đội vợ lên đầu để mong được trường sinh bất lão. Nhớ hồi sắp cưới vợ hắn bắt hắn làm 1 bản thỏa thuận, trong đó có đến gần 30 điều 2 vợ chồng phải tuần thủ, nào là sinh con ra cả 2 phải thay nhau chăm sóc, không được ỉ lại cho vợ; vợ nấu cơm chồng sẽ phụ rửa bát; vợ giặt giũ chồng sẽ cùng vợ phơi đồ; sáng sớm trước khi đi làm chồng sẽ phải ôm hôn vợ.... Nếu chồng vi phạm sẽ bị phạt đưa hết tháng lương đó cho vợ và không được giữ đồng nào. Hồi đó còn yêu nên hắn mù quáng kí vào, cứ nghĩ vợ sẽ quên nhanh thôi hoặc cưới về sẽ thỏa hiệp sau.
Ai dè, ngay sau đêm tân hôn vợ hắn đã phô tô 1 bản thỏa thuận ra 1 khổ giấy to đùng rồi dán ngay đầu giường, thậm chí còn đi công chứng hẳn mấy tờ dùng dần. Hắn nói khéo bảo vợ gỡ ra kẻo bố mẹ anh em vào nhìn thấy họ lại cười cho, vợ hắn liền đanh thép bảo:
- Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, việc gì mà phải sợ phải ngại. Bố mẹ anh hôm đám cưới đã bảo từ nay về sau giao anh cho em, em có quyền bảo quản và sử dụng tùy ý cơ mà, quy chế này sẽ theo chúng ta đến cuối đời. Nó sẽ giúp chúng ta hạnh phúc đến đầu bạc răng long, anh tin em đi. Nếu anh tự ý gỡ nó xuống em thề em sẽ không nhìn mặt và nói chuyện với anh đúng 1 tháng.
(Ảnh minh họa)
Hắn nghĩ bụng: "Thôi bỏ mẹ rồi, mình chơi ngu rồi, trước yêu quá hóa kí liều giờ thì lĩnh đủ". Có hôm đi uống rượu về say, vợ lại đi chơi bên hàng xóm chưa về hắn gọi mãi không được nên bực bội xé tờ nội quy kia kết quả bị vợ ghẻ lạnh nguyên 1 tháng. Đợt đó hắn khiếp vía, nói gì với vợ thì cô ấy cũng tỏ ra như người dưng, hắn thấy vậy đành xuống nước đi in tờ khác dán lại:
- Đấy em thấy chưa tờ này to hơn tờ trước phông chữ anh căn chỉnh rất chuẩn, thôi anh biết lỗi rồi em tha cho anh. Vợ ơi anh sai rồi.
Xong hắn phải hối lộ con vợ 2 cốc trà sữa mới được tha. Rồi cái vụ hôn vợ trước khi đi làm nữa, nhiều lúc vội chạy cong mông cho kịp giờ làm, nhưng chợt nhớ ra chưa hôn sư tử nên dù có xuống tầng 1 rồi vẫn phải cố chạy lên hôn lại mới được đi nếu không tối lại mất toi tháng lương thì đến cám cũng chẳng có mà húp.
Sau này về chung cư ở riêng, tiết mục hành chồng và bắt chồng hôn buổi sáng, hay giặt đồ chùi đít cho con lại càng diễn ra đều đặn, riết thành thói quen. Vợ hắn được cái ngoan, nấu ăn ngon, đảm đang và sống rất tình cảm. Bố mẹ chồng cô ấy cũng chăm sóc quan tâm như bố mẹ ruột, anh em chồng có khó khăn gì cô ấy cũng giúp nhiệt tình không tính toán nên hắn phục vì thế về nhà vợ nói gì hắn cũng nghe hết.
Có lần đi làm hắn quên hôn tạm biệt vợ, kết quả tối đó về không những ví hắn bị vét cạn tiền mà còn bị cho ngủ chay nguyên 1 tuần đã thế còn bị đay nghiến:
- Hay ở ngoài hôn con mồm thối nào chán chê rồi nên về bỏ bê vợ chứ gì.
- Khổ quá, làm gì có con nào mồm thối hơn mồm vợ được nữa chứ.
- Á à cái đồ láo toét.
- Thối vì hay mắng chồng, còn hôn thì thơm chán. Lại đây hôn miếng coi, anh sẽ hôn bao giờ em tắc thở thì thôi.
Thế là vợ chồng làm hòa, vợ hắn xinh, vui tính, lắm chiêu nên mỗi lần gặp nhau hắn và vợ lúc nào cũng vui, vợ chồng mà như bạn thân tâm đầu ý hợp vô cùng. Nhớ hồi có con rồi mà vợ hắn vẫn rủ hắn ra công viên trộm xoài, hắn ngăn cản kiểu gì cũng không được, sau cùng đành chấp nhận trở thành đồng phạm. Tối đó sau khi thở phì phò hắn nhìn con vợ rồi bảo:
- Hoa quả mua đầy tủ không ăn lại rủ chồng đi ăn trộm, em dở người thật.
- Đồ ăn trộm mới ngon, cuộc sống này quá stress rồi, nên em muốn bày trò để cho cuộc đời nó tươi đẹp hơn chút.
Vợ hắn lúc nào cũng tưng tửng, phơi phới lạc quan yêu đời. Có lần có người nhắn tin tố hắn cặp kè với con nào đó, hắn cứ tưởng vợ sẽ chửi um lên nhưng vợ hắn chỉ nhắn lại cho cô kia:
- Gửi ảnh tôi xem con bồ chồng tôi là hoa hậu phương nào nào để còn tiện bề nhường chồng cho dễ.
Cô kia thấy thế lặn mất tăm chả dám ho he gì nữa, tối đó về vợ hắn ném điện thoại cho chồng xem rồi bảo:
- Trước khi làm gì anh nhìn qua mặt con vợ này và thằng con ngồi kia rồi hãy làm. Nếu có bồ thì bỏ gấp còn không có thì cũng sống cho đúng mực để con vợ này đừng phải đọc tin nhắn kiểu như vậy nữa. Con này yêu rất yêu chiều rất chiều nhưng 1 khi đã dứt khoát thì chỉ 1 nốt nhạc thôi đừng ai nấy biến đấy.
Hắn vừa sợ vừa nể, thú thực hắn làm gì có cô nào, chỉ có người ta tán hắn không đổ mới làm trò chứ hắn nào có đi tán ai. 20 năm rồi tình cảm vợ chồng hắn vẫn khiến người ta ghen tỵ, đến 2 đứa con hắn còn ngưỡng mộ và nói sau này nhất định sẽ sống vui vẻ hạnh phúc như bố mẹ. Thỉnh thoảng nằm ngắm nhìn vợ với tờ sớ nội quy trên đầu giường hắn lại phì cười: "Chẳng biết tôi nên vui hay buồn khi cưới được mụ sư tử này nữa". Thật sự cũng nhờ cái quy tắc vợ hắn viết ra mà vợ chồng hắn lúc nào cũng chia sẻ cùng nhau và thấy yêu nhau nhiều hơn.
An Nhiên
Theo kenhsao.net
Mẩu chuyện cảm động "Rời xa cũng là một cách để yêu thương nhiều hơn" Người chồng sau khi kiếm được tiền trở về nhà muốn ly hôn với vợ, đứa con trai duy nhất mà người mẹ yêu thương hết mực lại quyết định ở với bố. Sự rời xa ấy có phải là ngừng yêu thương, hay đó là lựa chọn để quan tâm nhiều hơn... Người chồng lên thành phố lớn kiếm tiền với lý...