Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp phải có những tiêu chí, phẩm chất nào?
Năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được coi là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề.
Những chuyển biến tích cực trong công tác đào tạo nghề trong nhiều năm qua đã khẳng định chủ trương phát triển đào tạo nghề của Đảng và Nhà nước là rất đúng đắn, tạo ra bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0, tình hình thế giới diễn biến ngày càng phức tạp, mau lẹ trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ, cho đến môi trường sinh thái, khí hậu, bệnh tật và đói nghèo…
Những xu thế thay đổi này vừa là cơ hội lớn để Việt Nam nhanh chóng bứt phá để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội đã đề ra, nhưng cũng là những thách thức không nhỏ mang tính thời đại mà Việt Nam phải vượt qua.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, quá trình quốc tế hoá sản xuất và phân công lao động cũng diễn ra ngày càng phức tạp, vừa hợp tác vừa cạnh tranh quyết liệt.
Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến nay đã có 582 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài để có thể tham gia giảng dạy các chương trình được chuyển giao từ Úc và Đức.
Do vậy chiến lược đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu về nhân lực phù hợp với xu thế của thế giới là một trong những điều kiện quan trọng để lao động Việt Nam có thể hội nhập với thế giới.
Năng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp được coi là yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nghề.
Vậy, việc đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo những năm qua được triển khai như thế nào?
Trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Lê Quân đã chỉ ra nhiều vấn đề trong việc xây dựng, đào tạo, chuẩn hóa cán bộ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Video đang HOT
Theo Thứ trưởng Lê Quân, chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 đã xác định “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề” là một trong 2 giải pháp đột phá để thực hiện Chiến lược; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 coi “Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục” là giải pháp then chốt để thực hiện Chiến lược.
Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp từng bước được nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: Hình ảnh dạy học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng.
Trong giai đoạn 2011-2015, chất lượng đội ngũ nhà giáo đã từng bước được nâng cao góp phần quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của giáo dục nghề nghiệp trong giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục nghề nghiệp.
Trong đó, nhiệm vụ chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cần phải được tiếp tục đổi mới toàn diện với mục tiêu đạt chuẩn ở các cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế để ngày càng nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Nói về các chuẩn hóa và nâng lực chuyên môn của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, Thứ trưởng Lê Quân cho biết, theo quy định tại Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hôi quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: Năng lực chuyên môn (Trình độ đào tạo, kỹ năng nghề; Trình độ ngoại ngữ, tin học); Năng lực sư phạm và Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học.
Các nhà giáo được bồi dưỡng đạt chuẩn cho nhà giáo giảng dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN để tham gia thí điểm đào tạo các chương trình được chuyển giao chương trình từ nước ngoài.
Giáo viên hướng dẫn sinh viên thực hành nghề tự động hóa tại Phòng học công nghệ 4.0. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Về các kết quả đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, Thứ trưởng Lê Quân cho biết, từ năm 2016 đến nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo được triển khai đạt một số kết quả sơ bộ.
Cụ thể, công tác bồi dưỡng chuẩn hóa ở trong nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng và ban hành 03 chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giáo dục nghề nghiệp theo năng lực thực hiện cho 03 cấp trình độ (cao đẳng, trung cấp, sơ cấp).
Trong đó, 1.700 nhà giáo đã được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao phương pháp sư phạm cho 15.000 nhà giáo.
Bộ Lao động thương binh và Xã hội cũng đã xây dựng 36 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng kỹ năng nghề và tổ chức bồi dưỡng, đánh giá kỹ năng thực hành nghề cho gần 1.000 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp ; Bồi dưỡng tiếng Anh chuyên ngành cho khoảng 1.000 nhà giáo dạy các nghề được đầu tư trọng điểm các cấp độ; Tổ chức xây dựng 10 chương trình, tài liệu bồi dưỡng công nghệ mới cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp …
“Chuẩn hóa và phát triển đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, Thứ trưởng Lê Quân khẳng định.
Lại Cường
Theo giaoduc.net.vn
Tôn vinh và hy vọng
Hôm nay (20/11) Ngày Nhà giáo Việt Nam. Từ trong lịch sử cha ông đã răn dạy: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" và "Tôn sư trọng đạo" đã trở thành một trong những giá trị văn hóa Việt.
Ảnh minh họa
Cũng nên nhắc lại: Theo Quyết định số 167, ngày 4/7/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (do Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký), mục đích của việc lấy ngày 20/11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam là để "thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên; để nêu rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; để phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, quý mến thầy giáo và cô giáo".
Dù còn rất nhiều vấn đề đáng phải bàn, tuy nhiên, những thành quả mà ngành Giáo dục và đào tạo có được trong những năm qua là nhờ sự cố gắng, nỗ lực của toàn Ngành; sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đặc biệt là sự đóng góp lớn lao của gần 1,4 triệu thầy, cô giáo - những người đang ngày đêm miệt mài chăm lo cho sự nghiệp trồng người cao quý và trực tiếp tạo ra "sản phẩm đặc biệt"của giáo dục là con người có văn hóa và tri thức.
Rất, rất nhiều tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo; hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp "trồng người" cao cả.
Đất nước hội nhập, trong môi trường cách mạng công nghệ 4.0 đang đòi hỏi mỗi thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, dù ở cương vị nào nêu cao tấm gương đạo đức trong sáng của người thầy. Từ các nhà lãnh đạo đến các bậc phụ huynh không ai không mong muốn, các thầy cô giáo tiếp tục cố gắng khắc phục khó khăn, tâm huyết, sáng tạo, phấn đấu để trở thành những nhà giáo tốt, những người "anh hùng vô danh", hoàn thành nhiệm vụ cao quý là đào tạo thế hệ trẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xã hội luôn mong mỏi các nhà giáo Việt Nam ngày càng "đổi mới và sáng tạo trong dạy và học", hết lòng thương yêu, chăm sóc học sinh, sinh viên; gương mẫu đi đầu trong nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Năm 2019 này ngành Giáo dục và đào tạo có sáng kiến lần đầu tiên tổ chức tôn vinh danh hiệu "Nhà giáo của năm". Điều đó thể hiện sự trân trọng, tri ân của ngành Giáo dục đối với đội ngũ thầy, cô giáo; đồng thời tin tưởng đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để khẳng định vị thế, vai trò, hình ảnh của nhà giáo trong xã hội. Đây cũng là hy vọng mà xã hội gửi gắm.
Tôn vinh đội ngũ nhà giáo trong ngày 20/11 luôn là một thông điệp của hy vọng; rằng, người thầy phải thật sự mẫu mực trong dạy người, dạy chữ./.
Ngô Đức Hành
Theo baophapluat
7 giải pháp đột phá trong giáo dục nghề nghiệp Năm 2019, công tác giáo dục nghề nghiệp (GDNN) tiếp tục được Bộ LĐ-TB&XH coi là khâu đột phá của ngành, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Xuân mới, phóng viên Báo Lao động và Xã hội đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trưởng...