Nhà ga sân bay tỷ đô của Trung Quốc bị ngập nước
Nhà ga sân bay mới nhất của Trung Quốc có thiết kế rất ấn tượng nhưng lại gặp phải của hàng loạt các vụ rò rỉ nước nghiêm trọng chỉ 5 tháng sau khi khai trương.
Nhà ga số 3 mới khai trương 5 tháng trước tại Sân bay quốc tế Bảo An ở Thẩm Quyến.
Sân bay quốc tế Bảo An tại thành phố Thẩm Quyến, Trung Quốc có thể là sân bay giàu sức sáng tạo nhất trên thế giới. Theo các kiến trúc sư, nhà ga mới của sân bay này, với chi phí xây dựng lên tới 1,16 tỷ USD, mang hình dáng của một con cá đuối.
Các chủ nhân của nhà ga mới hài lòng với thiết kế của nó tới nỗi họ đã nộp đơn đăng ký quyền sáng chế đối với “vỏ bọc” hình tổ ong nhấp nhô màu trắng, vốn bao trùm toàn công trình dài 1,6 km.
Nhưng chỉ 5 tháng sau khi khai trương, nhà ga số 3 tại sân bay quốc tế Bảo An đã gặp phải hàng loạt vụ rò rỉ nước nghiêm trọng từ trên mái.
Các hành khách đã phàn nàn rằng nhà ga mới giống một “hang úng ước” sau các trận mưa lớn hồi cuối tuần qua.
Nhà ga mới có hình con cá đuối.
Video đang HOT
Những hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc cho thấy các dòng nước đã tràn vào bãi đỗ xe của sân bay, khiến khu vực bị ngập tới 15 cm.
Nhưng Tập đoàn sân bay Thẩm Quyến, vốn vận hành nhà ga mới, đã bác bỏ thông tin nói rằng các vụ rò rỉ là một vấn đề nghiêm trọng.
“Chúng tôi đã phát hiện hơn 20 chỗ rò rỉ nước nhưng chúng không nằm ở các sảnh chính đến và đi. Chúng không ảnh hưởng các hoạt động thông thường của nhà ga”, ông Yang Haibin, tổng giám đốc của tập đoàn cho biết.
Ông Yang cũng thừa nhận đã xảy ra các vụ rò rỉ nước nghiêm trọng vào tháng 12 năm ngoái, khi hơn 100 chỗ rò rỉ đã xuất hiện tại nhà ga chính và các nhóm xây dựng đã khắc phục sự cố này.
Nước lênh láng tại khu vực đỗ xe của sân bay.
Các bức ảnh được đăng tải trên báo chí Trung Quốc từ tháng 12/2013 cũng cho thấy các thùng xô được đặt dọc các phòng chờ để hứng nước từ trên mái rơi xuống.
Một phát ngôn viên của Studio Fuksas, công ty kiến trúc có trụ sở tại Rome (Ý) vốn thiết kế nhà ga số 3, cho biết các điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã khiến các ga tàu điện ngầm và các trung tâm mua sắm bị ngập nước.
Trên báo chí nhà nước Trung Quốc, các kiến trúc sư nước này nói rằng thiết kế ấn tượng của nhà ga, với hơn 38.000 cửa sổ, đã bị sai sót.
“Mỗi cửa sổ có 6 cánh, vốn đều có thể dẫn tới các vụ rò rỉ nước. Vì vậy, sự rò rỉ có thể xảy ra tại hơn 200.000 điểm của nhà ga”, ông Huang He, kiến trúc sư chính của Viện thiết kế kế trúc Bắc Kinh, nói với tờ China Daily.
“Lúc đầu, có hơn 1.000 điểm rò rỉ và con số đó đã được giảm xuống còn 100. Giờ đây 22 điểm rò rỉ là hoàn toàn bình thường”, ông Huang nói thêm.
Trong khi đó, ông Zhu Jiuchun, một kiến trúc sư tại Thượng Hải, cho hay việc thi công vội vàng có thể là thủ phạm. “Thiết kế có thể có một số vấn đề, nhưng tôi đoán rằng các công ty thi công bị thúc ép để kịp tiến độ, vốn có thể dẫn tới chất lượng kém”, ông nói.
Theo dantri
Trung Quốc không thăng chức người có vợ chồng ở nước ngoài
Các quan chức có thành viên gia đình di cư ra nước ngoài sẽ không được thăng tiến, trong nỗ lực đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ảnh minh họa
Quy định mới này được Cục Tổ chức của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc công bố hôm 15/1, China Daily cho biết. Theo đó, thành viên gia đình được hiểu là vợ hoặc chồng của quan chức. Nếu một quan chức không có vợ hoặc chồng, nhưng lại có con cái di cư ra nước ngoài, người này cũng không được đề bạt lên cấp cao hơn.
Cũng theo quy định mới, người từng bị cách chức do lơ là nhiệm vụ sẽ không được đề bạt vào vị trí mới trong vòng một năm, cũng như không đủ tư cách cho bất cứ vị trí nào cao hơn trong vòng hai năm.
Quy định còn kêu gọi quan chức chính phủ sống tiết kiệm để gần công chúng, xóa bỏ tác phong làm việc hình thức, quan liêu và hưởng thụ. Biểu hiện đạo đức của họ sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc xem xét đề bạt chức vụ mới.
Theo ông Cheng Wenhao, giáo sư về hành chính công tại Đại học Thanh Hoa, quy định mới này đã rõ ràng hơn và thiết lập tiêu chuẩn cao hơn đối với cách ứng xử của quan chức, so với các quy định trước đây về thăng tiến. Hạn chế thăng chức đối với các quan chức có người thân ra nước ngoài sẽ giúp ngăn tình trạng tham quan bỏ trốn cùng công quỹ.
Ren Jianming, giáo sư đại học ở Bắc Kinh, cho biết phần lớn các quan tham nhũng đều đưa gia đình ra nước ngoài trước khi bỏ trốn. Theo ông Ren, Trung Quốc chưa từng công bố con số cụ thể về quan chức tham nhũng bỏ trốn ra nước ngoài nhưng những vụ việc như vậy xảy ra luôn khiến công chúng giận dữ.
Tháng 9/2008, Yang Xianghong, cựu bí thư đảng quận Lộc Thành, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang từ chối về nước sau chuyến công du châu Âu cùng một phái đoàn chính phủ. Con gái Yang trước đó đã di cư sang Pháp. Theo Xinhua, các công tố viên đã phát hiện Yang cùng vợ từng nhận hối lộ hàng trăm nghìn nhân dân tệ vào năm 2007.
Tháng 11/2012, thống kê từ Bộ Giám sát của Trung Quốc cho thấy 76 quan chức tham nhũng đã bị bắt sau khi chạy ra nước ngoài kể từ năm 2007.
Theo VNE
Trung Quốc: Cấm thăng chức cho quan chức có vợ/chồng đã xuất cảnh Ban tổ chức trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc vừa đưa ra quy định không cất nhắc cho các quan chức có vợ/chồng, con cái đã xuất cảnh và sinh sống ở nước ngoài, trong một động thái nhằm chống tham nhũng, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin. Chính phủ Trung Quốc đang đẩy mạnh chống tham nhũng Theo tờ...