Nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào thị trường bất động sản tại Việt Nam
Trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các chuyên gia nhận định, lĩnh vực bất động sản nhà ở chịu tác động tiêu cực trong ngắn hạn bởi các lệnh cấm du khách nhập cảnh, làm gián đoạn việc khảo sát và thực hiện các giao dịch của khách nước ngoài; trong đó lượng khách Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các giao dịch bất động sản với khách nước ngoài.
Khu biệt thự, nhà liền kề trong khu đô thị Gamuda Gaderns (Gamuda City) tại Hà Nội với vốn đầu tư từ Tập đoàn bất động sản Malaysia – Gamuda Land. Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN
Tuy nhiên, các nhà phát triển bất động sản vẫn đang chuẩn bị nhiều dự án mới để đáp ứng nhu cầu của khách trong và ngoài nước khi mức cầu phục hồi. Trên thực tế, các nhà đầu tư vẫn đặt kỳ vọng Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường có mức lợi tức cho thuê cao và giá bất động sản vẫn còn thấp so với khu vực.
Nhận định về bức tranh tổng quan tình hình đầu tư bất động sản tại Việt Nam thời gian vừa qua, Tiến sỹ Sử Ngọc Khương – Giám đốc Cấp cao Savills Việt Nam nhận xét, hiện là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước nói chung.
Mặc dù vậy, đối với một bộ phận nhóm cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư bất động sản không chỉ trong và ngoài nước thì đây lại là cơ hội rất lớn đối với họ.
Đơn cử như đầu năm 2020, Tập đoàn Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate thông báo giao dịch mua 80% cổ phần của Dự án Grand Park – Giai đoạn 2, với diện tích khoảng 26 ha, được dự kiến phát triển hơn 10.000 căn hộ chung cư tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Đây là một trong những minh chứng về việc các nhà đầu tư có tiềm lực mạnh đã và đang sẵn sàng mua và nhận chuyển nhượng các dự án từ chính các nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong lĩnh vực bất động sản – ông Khương phân tích.
Với tư cách là đơn vị tư vấn các thương vụ đầu tư M&A (mua bán, sáp nhập) lớn trên thị trường, Savills Việt Nam nhận xét, vẫn nhận thấy sự quyết tâm cao độ của những nhóm đầu tư này. Theo khảo sát của Savills Việt Nam, từ năm 2019 đến nay đã có một số dự án đang trong quá trình thương thảo với tổng giá trị ước tính hơn nửa tỷ USD.
Thời gian qua, để tháo gỡ những khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, một loạt các chính sách ưu đãi của Chính phủ đã được ban hành như giảm thuế, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19…
Thêm vào đó, gói tín dụng 250.000 tỷ đồng được đưa ra nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát và cắt giảm các thủ tục hành chính và đẩy nhanh việc giải ngân vốn đầu tư… Đây là những trợ lực quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì và phục hồi sau đại dịch,. Bởi vậy, sẽ có nhiều nhà đầu tư nắm bắt cơ hội này.
Thu Hằng
Bà Rịa-Vũng Tàu chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng, bất động sản có lên cơn sốt?
Thông tin về việc chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng sẽ kéo nhiều nhà đầu tư bất động sản đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và đẩy giá nhà đất ở đây lên từng ngày.
Ngày 13/4, ông Lê Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đã ký văn bản số 3477/UBND-VP về chấp thuận vị trí, mốc ranh giới khu đất tại Gò Đăng, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu để nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng sân bay mới. Quyết định này được ký theo đề nghị của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại văn bản số 584/SXD-QHKT.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chấp thuận vị trí, phạm vi ranh giới làm cơ sở để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng với phía Đông Bắc giáp đường Vũng Tàu-Gò Găng-Long Sơn, phía Tây Nam giáp vịnh Gành Rái, phía Đông Nam giáp đường quy hoạch, phía Tây Bắc giáp sông Chà Và. Tổng diện tích của khu đất để nghiên cứu dự án sân bay Gò Găng rộng gần 250ha.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng tại xã Long Sơn, TP Vũng Tàu.
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giao Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép-Thị Vải liên hệ với các sở ngành và UBND TP Vũng Tàu tổ chức khảo sát, nghiên cứu dự án.
Dự án sân bay Gò Găng được quy hoạch xây dựng để phục vụ kế hoạch di dời sân bay Vũng Tàu hiện hữu tại phường 9, TP Vũng Tàu. Theo quy hoạch, cảng hàng không Vũng Tàu là cảng nội địa phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng. Quy mô cảng đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II. Công suất cảng 100.000 hành khách và 500 tấn hàng hóa mỗi năm. Kinh phí xây sân bay mới khoảng 1 tỷ USD.
Hai phương án đầu tư được đưa ra là bán đất sân bay cũ để lấy kinh phí. Phương án thứ hai là đầu tư theo hình thức PPP (đối tác công tư, nhà nước và tư nhân cùng làm) hoặc BOT (xây dựng kinh doanh chuyển giao). Với phương án thứ hai, nhà đầu tư thực hiện hoàn thiện sân bay tại Gò Găng sau đó được khai thác, sử dụng quỹ đất sân bay hiện hữu để hoàn vốn hoặc được quyền khai thác sân bay trong một thời gian nhất định.
Liên quan đến việc xây dựng sân bay này, đầu tháng 10/2019, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc xem xét đề nghị của liên danh Tổng công ty Đầu tư Văn Phú-Invest và Công ty Cổ phần Đầu tư VCI, xin nghiên cứu lập quy hoạch và đầu tư sân bay Gò Găng. Nghiên cứu, lập quy hoạch và đề xuất dự án đầu tư tại khu đất sân bay cũ thuộc thành phố Vũng Tàu.
Lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, UBND TP Vũng Tàu và các cơ quan, đơn vị có liên quan xem xét để liên danh này được tiếp cận thông tin, nghiên cứu, lập quy hoạch, đề xuất ý tưởng đầu tư và tham mưu trình UBND tỉnh.
Trước đó, vào tháng 9/2018, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã làm việc với Công ty TNHH dự án Hồ Tràm (xã Lộc An, huyện Xuyên Mộc) về dự án xây dựng sân bay chuyên dùng, phục vụ các chuyến bay thuê chuyến chở khách đến Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm.
Như vậy, thời gian tới, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể sẽ đầu tư 2 sân bay là Hồ Tràm và Gò Găng, khoảng cách giữa 2 sân bay chưa tới 30km. Chưa kể, tỉnh này đã có sân bay Côn Đảo, bên cạnh đó còn có sân bay quốc tế Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với khoảng khách chỉ 40km.
Theo các chuyên gia, thông tin về việc chốt địa điểm xây sân bay Gò Găng sẽ kéo nhiều nhà đầu tư bất động sản đến với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Ngoài ra, việc nhiều doanh nghiệp lớn mạnh tay rót vốn đầu tư các dự án nghỉ dưỡng khu vực ven biển cũng khiến giá nhà, đất ở đây nhích lên từng ngày.
Duy Quang
Quý 2/2020 sức cầu của thị trường BĐS có tốt lên? Với những dự án có nguồn cung mới, tình hình giao dịch có thể sẽ biến động phụ thuộc vào sức cầu và diễn biến của thị trường. Một số đơn vị nghiên cứu, và các chuyên gia đã đưa ra những dự báo cho thị trường BĐS quý 2, thậm chí quý 3/2220. Hầu hết đều mong chờ bức tranh sáng cho...