Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ Mỹ cao kỷ lục
Số liệu của Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố cho thấy, lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do người nước ngoài nắm giữ đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 2/2024 và là tháng thứ năm liên tiếp tăng.
Hoạt động giao dịch tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đó, tổng lượng trái phiếu chính phủ Mỹ do người nước ngoài nắm giữ đạt 7.965 tỷ USD, tăng so với mức 7.945 tỷ USD đã được điều chỉnh vào tháng 1/2024. Trái phiếu kho bạc Mỹ thuộc sở hữu của người nước ngoài đã tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bỉ là quốc gia nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh nhất với 27 tỷ USD lên 320 tỷ USD. Nhật Bản cũng đã nâng lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ lên 1.167 tỷ USD, và là mức lớn nhất kể từ tháng 8/2022 khi mức nắm giữ là 1.196 tỷ USD.
Video đang HOT
Lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vào đầu tháng 2/2024 ở mức 3,863% và kết thúc tháng ở mức 4,252%, tăng gần 39 điểm cơ bản.
Lãi suất tăng khi một loạt số liệu kinh tế vững chắc được công bố trong tháng đó, phản ánh kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) sẽ trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.
Trên cơ sở giao dịch, Kho bạc Mỹ công bố dòng vốn vào là 88,8 tỷ USD, tăng từ mức 46,3 tỷ USD trong tháng 1/2024.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết, nhìn chung các hoạt động mua ròng chứng khoán dài hạn và ngắn hạn của nước ngoài, cũng như các dòng vốn ngân hàng cho thấy số vốn vào ròng là 51,6 tỷ USD trong tháng 2/2024, cao hơn so với dòng vốn ra 30,8 tỷ USD của tháng trước đó.
Nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ngày 19/9 cho biết nợ toàn cầu đạt mức kỷ lục 307.000 tỷ USD trong quý II/2023 bất chấp lãi suất tăng đã hạn chế hoạt động tín dụng ngân hàng.
Nợ toàn cầu tính đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023. Ảnh minh họa: Đồng nhân dân tệ Trung Quốc và đồng USD của Mỹ. Nguồn: Reuters
Dẫn báo cáo mới nhất của IIF, hãng tin Reuters cho biết nợ toàn cầu đã tăng 10.000 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023 và 100.000 tỷ USD trong cả một thập kỷ. Mức tăng mới nhất đã nâng tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong quý II lên 336%. Trước năm 2023, tỷ lệ nợ đã giảm trong 7 quý liên tiếp.
Hơn 80% số nợ tăng mới nhất đến từ các nước phát triển, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Anh và Pháp có mức tăng lớn nhất. Trong số các thị trường mới nổi, mức tăng lớn nhất đến từ các nền kinh tế như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Báo cáo chỉ ra tốc độ tăng trưởng chậm cùng với lạm phát đang đà chậm lại là nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ trên GDP tăng lên. Trước đó, theo lý giải của IIF, lạm phát tăng đột ngột là yếu tố chính khiến tỷ lệ nợ giảm mạnh trong hai năm qua.
IIF đánh giá với áp lực về tiền lương và giá cả đang dịu dần, ngay cả khi không nhanh như kỳ vọng, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu dự kiến vượt 337% vào cuối năm.
Cũng trong báo cáo của IIF, nợ hộ gia đình so với GDP ở các thị trường mới nổi vẫn cao hơn mức trước COVID-19. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở các thị trường phát triển trong 6 tháng đầu năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai thập kỷ.
Tại Mỹ, lãi suất dự kiến sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài. Điều này có thể gây sức ép lên các thị trường mới nổi khi nguồn đầu tư cần thiết được chuyển sang các nước phát triển ít mang rủi ro hơn.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến giữ nguyên lãi suất vào cuối cuộc họp ngày 19/9, nhưng báo hiệu họ sẵn sàng tăng lãi suất thêm. Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, đã nâng lãi suất 11 lần kể từ tháng 3/2022 để kiềm chế lạm phát, vốn vẫn đang "mắc kẹt" ở trên mức mục tiêu dài hạn 2% của Fed dù đã giảm mạnh.
IMF cảnh báo thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể làm tăng lạm phát và gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu Ngày 17/4, tại Hội nghị Mùa Xuân của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang diễn ra tại Washington D.C, IMF đưa ra cảnh báo thâm hụt tài khóa của Mỹ sẽ làm tăng lạm phát và có thể tạo rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu. Người dân mua sắm tại siêu thị ở San...