Nhà đầu tư NFT đã mất tổng cộng 22 triệu USD vì hacker
Tin tặc nhắm mục tiêu vào các hội nhóm NFT hoạt động trên nền tảng Discord.
Tính từ tháng 5, có hơn 100 báo cáo hack được gửi đến Chainabuse, nền tảng bảo vệ cộng đồng khỏi các dự án lừa đảo của TRM Labs. Vào tháng 6, các cuộc tấn công, đánh cắp tiền của nhà đầu tư thông qua Discord tăng 55%. Qua phân tích, TRM Labs cho biết 22 triệu USD ở mảng NFT đã rơi vào tay của tin tặc.
Các hacker nhắm vào mục tiêu vào các dự án NFT sử dụng nền tảng Discord để xây dựng cộng đồng. Tuy vậy, động thái của tin tặc vẫn có nét giống các vụ lừa đảo trong quá khứ. Theo TRM Labs, hacker thường sử dụng tài khoản giả mạo quản trị viên để lừa người nhẹ dạ.
Bài đăng cảnh báo của Yuga Labs.
Sau đó, tin tặc gửi tin nhắn đến người dùng. Nội dung của văn bản thường liên quan đến các sự kiện đúc NFT, yêu cầu người dùng nhanh chóng bấm vào đường dẫn độc hại. Đồng thời, kẻ lừa đảo khai thác các lỗ hổng của bot (phần mềm tự động hoá) Mee6 nhằm trao, cấp quyền trong kênh và gửi tin nhắn cho cộng đồng.
“Trong năm 2022, chúng tôi đã thấy mô hình lừa đảo này xảy ra trên quy mô lớn, đặc biệt là trên nền tảng Discord”, Monika Laird, điều tra viên của TRM Labs cho biết trong cuộc phỏng vấn với Decrypt.
Video đang HOT
Trong một số trường hợp, kẻ lừa đảo thậm chí còn cấp quyền quản trị viên để cấm người kiểm duyệt của Discord can thiệp vào. Theo Laird, các cuộc tấn công diễn ra hàng tuần và thường nhắm mục tiêu vào các NFT có chuẩn ERC-721.
“Không hẳn Discord có điểm yếu, mà đây là nơi giàu mục tiêu. Nếu bạn đang tìm kiếm những người sở hữu NFT, Discord là nơi mà nhiều ‘dân chơi’ NFT sử dụng. Bạn có thể liên hệ với họ qua nền tảng này”, Chris Janczewski, Trưởng bộ phận điều tra toàn cầu tại TRM Labs nhận xét.
Về dữ liệu trên chuỗi, Laird cho biết động thái của hacker có phần giống nhau, có thể đây là một nhóm tin tặc thực hiện nhiều vụ hack liên tiếp. Yuga Labs, công ty đứng sau bộ sưu tập NFT Bored Ape Yatch Club (BAYC) đã cảnh báo người dùng vào tuần trước.
“Nhóm bảo mật của chúng tôi đã theo dõi một số hành động lừa đảo, nhắm vào cộng đồng NFT. Chúng tôi nghĩ tin tặc sẽ tấn công nhiều cộng đồng thông qua các tài khoản mạng xã hội. Hãy cảnh giác và giữ an toàn”, Yuga Labs cho biết.
Theo TRM Labs, dữ liệu trên chuỗi khối cho thấy hacker nhắm vào các dự án NFT như BAYC, Bubbleworld, Parallel, Lacoste, Tasties, Anata… Ngoài Discord, gần đây, tin tặc cũng đã chuyển sang lừa đảo trên Twitter và Instagram.
Thông tin về loại tiền số trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Zing News. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
Vì "tình thế khó khăn", đội ngũ sáng lập của một dự án crypto trên Solana đã bán 10% tổng lượng token khiến cho giá giảm 77%
Đội ngũ sáng lập còn lên Discord để xin lỗi các nhà đầu tư, giải thích rằng cần tiền để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại.
Thị trường tiền mã hóa đang trải qua một giai đoạn khó khăn, khi mà giá BTC sụt giảm từ mức cao nhất lịch sử 67.000 USD xuống còn 30.000 USD. Thị trường tiền mã hóa tiếp tục bất ổn, khi mà giá một đồng tiền mã hóa thuộc hàng top là Luna bị chia tới một triệu lần, trong khi stable coin UST bị mất mốc 1 USD, khiến cho rất nhiều nhà đầu tư lao đao, trong khi tương lai của thị trường bị đặt một dấu hỏi lớn.
Trong bối cảnh khó khăn đó, đã xảy ra một sự việc cực kỳ bất ngờ, không kém so với sự sụp đổ của Terra Luna. Đó là vào tối ngày 24 tháng 5, đội ngũ sáng lập và phát triển dự án Cope trên nền tảng Solana đã bất ngờ bán 10% tổng lượng token, khiến cho giá của đồng COPE sụt giảm tới 77%, từ mức 0,3 USD xuống chỉ còn 0,069 USD.
Không ít các nhà đầu tư vào dự án crypto này đã bị mất một khoản tiền lớn sau khi sự việc xảy ra, mà không có bất kỳ thông báo nào trước từ phía đội ngũ phát triển dự án. Tuy nhiên, đây không phải một vụ rug pull (đội ngũ phát triển tháo chạy), hay bị hacker tấn công, hay vì một lý do bất ngờ nào đó giống như sự sụp đổ của Terra Luna.
Nguyên nhân lại chính là do đội ngũ sáng lập của dự án Cope bắt buộc phải bán đi một lượng lớn token, để có tiền tiếp tục phát triển vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại. Ngay sau khi sự việc xảy ra, đội ngũ phát triển đã đăng trên Discord để giải thích và xin lỗi các nhà đầu tư.
"Chúng tôi đã buộc phải đổi một ít COPE sang USDC. Xin lỗi mọi người vì hành động này đã khiến cho giá giảm, nhưng chúng tôi cần tiền để giúp duy trì đội ngũ dev qua giai đoạn khó khăn này. Chúng tôi đã cố để gọi vốn qua một loạt VC, nhưng đã không thành công trong tình hình thị trường hiện nay", đội ngũ sáng lập dự án Cope cho biết.
Một nguồn tin trên Twitter cho biết đội ngũ sáng lập đã bán ra tới 10% tổng lượng token COPE, khiến cho giá giảm 77% và tổng vốn hóa thị trường của đồng COPE chỉ còn có 1,3 triệu USD. Mặc dù vậy, số tiền mà đội ngũ sáng lập thu về được chỉ là 300.000 USD.
Tại thời điểm đỉnh điểm vào tháng 05/2021, giá COPE đã lập ATH ở mức 8,3 USD, đưa đồng tiền này lên mức vốn hóa 133 triệu USD.
Cope là một dự án cung cấp tín hiệu giao dịch (trading signal) dựa trên các tài khoản nổi tiếng, xây dựng trên nền tảng Solana. Người dùng còn có thể staking COPE để nhận lãi và "chơi game" Shodown của nền tảng này để nhận thưởng.
Không rõ hành động bán tháo này của đội ngũ sáng lập dự án có thể giúp tiếp tục phát triển hay là một hành động tự sát, khiến tất cả các nhà đầu tư khác phải chịu thua lỗ và mất niềm tin.
Apple, Google bị lừa cung cấp thông tin nhạy cảm của khách hàng Trong số những công ty bị lừa cung cấp thông tin nhạy cảm về khách hàng có những gã khổng lồ công nghệ nổi bật như Meta Platforms, Apple, Google, Snap, Twitter và Discord. Bloomberg dẫn tin từ bốn quan chức thực thi pháp luật liên bang và hai nhà điều tra trong ngành cho biết, các công ty công nghệ lớn của...