Nhà đầu tư có bao nhiêu tiền nếu chi 1.000 USD mua cổ phiếu Apple 10 năm trước?
Nhà đầu tư có bao nhiêu tiền nếu chi 1.000 USD mua cổ phiếu Apple 10 năm trước?
Apple vừa ra mắt hàng loạt sản phẩm mới trong sự kiện Far Out diễn ra vào ngày 7/9 (rạng sáng ngày 8/9 theo giờ Việt Nam). Trong đó, bao gồm series iPhone 14 với thời lượng pin được cải thiện và máy ảnh được nâng cấp với ống kính cao cấp hơn.
“Táo khuyết” cũng trình làng mẫu đồng hồ thông minh Apple Watch Ultra được thiết kế lại hoàn toàn, dành cho những người đam mê thể thao ngoài trời với màn hình lớn hơn và vỏ titan. Công ty đồng thời ra mắt Apple Watch Series 8 với các tính năng mới như “chế độ tiết kiệm pin” giúp kéo dài thời lượng pin lên tới 36 giờ mỗi lần sạc.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc ra mắt sản phẩm mới thường không ảnh hưởng nhiều đến giá cổ phiếu Apple trong quá khứ. Mã này thường tăng sau khi công ty báo cáo kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng của thị trường.
Mở cửa phiên ngày 7/9, giá cổ phiếu Apple giao dịch ở mức 154,83 USD, giảm nhẹ so với mức 157,96 USD hôm 1/9.
Theo tính toán của CNBC, nếu bạn chi 1.000 USD mua cổ phiếu Apple một năm trước, số tiền này tăng lên mức 1.007 USD tính đến ngày 6/9. Còn nếu bạn mua 5 năm trước, khoản đầu tư đó sẽ tăng lên 3.916 USD, tương đương mức lợi nhuận gần 3 lần.
Trong trường hợp đầu tư 10 năm trước, số tiền bạn có sẽ vào khoảng 6.665 USD, một phần nhờ vào các lần chia tách cổ phiếu những năm qua.
Apple là công ty Mỹ đầu tiên đạt định giá 3.000 tỷ USD. Ảnh: Getty Images
Cổ phiếu của Apple bắt đầu giao dịch vào ngày 12/12/1980 với giá 22 USD/cổ phiếu. Nếu bạn đầu tư 1.000 USD vào công ty trong những ngày đầu thành lập, khoản đầu tư của bạn sẽ trị giá hơn 1,63 triệu USD tính đến ngày 6/9.
Đầu năm nay, nhà sản xuất iPhone trở thành công ty Mỹ đầu tiên đạt định giá 3.000 tỷ USD. Đây cũng là công ty Mỹ đầu tiên sau IPO có mức định giá 1.000 tỷ USD và 2.000 tỷ USD.
Video đang HOT
Một trong những nhà đầu tư lớn nhất của “Táo khuyết” chính là tỷ phú Warren Buffett. Berkshire Hathaway của Buffett đã mua thêm 3,9 triệu cổ phiếu Apple trong quý II. Tính đến cuối tháng 6, tập đoàn Mỹ nắm giữ 895 triệu cổ phiếu của nhà sản xuất iPhone, tương đương 5,6% cổ phần. Apple tiếp tục đứng đầu danh mục đầu tư trị giá 300 tỷ USD của Berkshire, chiếm 41%.
Dù cổ phiếu Apple đã đem lại lợi nhuận lớn cho nhiều nhà đầu tư, CNBC lưu ý rằng những thành công trong quá khứ không phải là cơ sở chắc chắn để dự đoán tương lai. Thay vì lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ, nhà đầu tư có thể cân nhắc việc đầu tư vào các quỹ chỉ số như S&P 500.
Tính tới tới ngày 6/9, chỉ số S&P 500 của chứng khoán Mỹ giảm khoảng 14% so với 12 tháng trước. Tuy nhiên, chỉ số này tăng khoảng 58% so với cùng thời điểm năm 2017 và tăng gần 173% so với năm 2012. Tính từ năm 1980, chỉ số này đã tăng khoảng 2.920%.
Giấc mơ làm giàu của người Hàn Quốc: Nhà có thể không có, nhưng cổ phiếu Tesla nhất định phải mua
Các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Hàn Quốc đang hy vọng cổ phiếu của nhà sản xuất ô tô điện Mỹ sẽ là những tấm vé đưa họ đến với cuộc sống giàu sang.
Park Sunghyun và chồng đã bán căn nhà của họ ở Seoul, chuyển đến một căn hộ cho thuê với cậu con trai 7 tuổi đồng thời dốc túi thêm 230.000 USD tiền tiết kiệm của gia đình để mua cổ phiếu của Tesla.
Họ không phải là những người Hàn Quốc duy nhất đặt cược mọi thứ mình có vào nhà sản xuất ô tô điện của Elon Musk. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở quốc gia này đã đổ xô vào cổ phiếu Tesla trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát, nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ của họ lên hơn 100 lần so với trước đó, hiện vào khoảng hơn 15 tỷ USD. Điều này khiến họ đã trở thành một trong những cổ đông quan trọng của Tesla.
Theo tính toán, Elon Musk hiện là cổ đông lớn nhất của Tesla với 14,8% cổ phần. Và hiện tại, các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm giữ tổng cộng 1,6% cổ phần của Tesla, cho phép họ trở thành cổ đông lớn thứ 7 của Tesla, thậm chí nắm giữ nhiều hơn cả nhà sáng lập Oracle Larry Ellison hay công ty quản lý tài sản General Motors của Mỹ. Và họ có xu hướng trở thành những kẻ săn lùng món hời, thường mua khi thị trường chứng khoán giảm, từ đó giúp kiềm chế đà giảm của cổ phiếu này.
Đánh cược vào Tesla
Một người lái xe đang sạc chiếc Tesla Model 3 của mình tại một trạm sạc ở Suwon.
Tuy nhiên, có những vấn đề tiềm ẩn đằng sau sự nhiệt tình của phong trào đầu tư này. Khi khoảng cách giàu nghèo ở Hàn Quốc ngày càng mở rộng, nhiều nhà đầu tư coi việc đặt cược đầy may rủi vào cổ phiếu và tiền điện tử là con đường thực tế duy nhất để có được sự tự do tài chính.
Tesla được các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên khắp thế giới yêu thích, nhưng ở Hàn Quốc, Elon Musk thậm chí đã tạo dựng được sự ngưỡng mộ gần như tuyệt đối với những người thuộc tầng lớp lao động đang gặp khó khăn. Họ tự gọi mình là "Teslams", sự pha trộn giữa "Tesla" và "Hồi giáo", để thể hiện niềm tin của họ vào công ty. Một số người thường kết thúc các dòng tweet của họ trên nền tảng Twitter bằng "Temen", một sự kết hợp giữa "Tesla" và "amen."
Nhà đầu tư Park Sung-hyun.
Park Sung-hyun và chồng cô là những người đã làm việc trong lĩnh vực tài chính sau khi tốt nghiệp đại học, sau đó họ kết hôn và lập gia đình. Ban đầu cả hai không có ý định đánh cược mọi thứ vào Tesla. Nhưng sau đó đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, khiến Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, làm thị trường bất động sản vốn đã nóng bỏng trở nên sôi sục.
Họ đã bán nhà vào cuối năm 2019 với hy vọng mua được một ngôi nhà lớn hơn, nhưng vẫn trong tình trạng lấp lửng khi giá nhà tăng vượt quá khả năng vay của họ. Câu chuyện tương tự đã xảy ra ở nhiều quốc gia gần đây, nhưng nổi bật hơn cả tại Hàn Quốc, khi chi phí căn hộ ở khu vực thủ đô Seoul đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Kookmin, một căn hộ 3 phòng ngủ điển hình có giá trung bình 1,24 tỷ won (khoảng 924,235 USD) ở Seoul.
"Tôi nghĩ rằng mình sẽ ổn khi làm việc trong một công ty tốt sau khi học đại học, nhưng thực tế là, chúng tôi là những người nghèo nhất trong cộng đồng của mình", Park Sung-hyun, 40 tuổi, chia sẻ. "Là một nhân viên văn phòng, có quá nhiều hạn chế trong cuộc sống."
Sức hút của Elon Musk
Một cửa hàng Tesla ở Seoul.
Tuy nhiên, khoản đầu tư này cũng đầy rủi ro. Các tranh chấp công khai của Elon Musk với các cơ quan quản lý cũng như việc mua lại Twitter không thành gần đây đã khiến giá cổ phiếu của Tesla biến động.
Nhưng các nhà đầu tư như Park lại tìm thấy sự phấn khích trong tình hình này. Mặc dù cổ phiếu của Tesla đã giảm hơn 25% so với mức cao nhất của năm 2021, nhưng nó vẫn tăng 1.900% trong ba năm qua. Để so sánh, cổ phiếu của Samsung Electronics, cổ phiếu được các nhà đầu tư Hàn Quốc nắm giữ nhiều nhất, chỉ tăng khoảng 40%, trong khi chỉ số Kospi (Korea Composite Stock Price Index) thậm chí còn tăng ít hơn.
"Với Musk, tôi nghĩ chúng ta có thể đặt cược mọi thứ", Park Sung-hyun nói. Cô đã mua cổ phiếu Tesla với giá trung bình 668 USD, thấp hơn nhiều so với giá đóng cửa ngày 22/8 của Tesla là 870 USD. Cô và chồng coi Musk là một người có tầm nhìn xa, người có thể tiếp tục thay đổi ngành công nghiệp ô tô theo hướng thành công. "Ông ấy đang làm những điều mà chưa ai nghĩ đến trước đây," cô nói.
Tính đến ngày 17/8, các nhà đầu tư nhỏ lẻ ở Hàn Quốc nắm giữ tổng cộng khoảng 1,6% cổ phần của Tesla, nhiều hơn các khoản đầu tư của họ vào Alphabet (công ty mẹ của Google), Apple, Microsoft và Nvidia cộng lại.
Nhà có thể chưa có, nhưng cổ phiếu Tesla phải nắm trong tay
Sức hấp dẫn của Tesla thậm chí còn mạnh mẽ hơn đối với những người ở độ tuổi 20 và 30, nhóm đối tượng có ít tài sản hơn so với các cặp vợ chồng như gia đình cô Park. Những người trẻ tuổi ở Hàn Quốc không có cơ hội tham gia thị trường bất động sản như cha mẹ họ và ngày càng lo lắng về những khó khăn tài chính như thời của ông bà họ. Trong khi những người Hàn Quốc lớn tuổi đã làm việc cả đời để giúp quốc gia này trở thành nước xuất khẩu lớn, thì Hàn Quốc hiện có tỷ lệ nghèo của người cao tuổi cao nhất trong số 38 quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD.
"Tôi rất hoảng loạn, cảm thấy như mình có thể sẽ không bao giờ mua được nhà", Son Gilhun, 27 tuổi, một người lái xe nâng sống ở Hanam, một thành phố thuộc tỉnh Gyeonggi cho biết. ""Thay vì bỏ cuộc, tôi quyết định làm theo các đồng nghiệp lớn tuổi của mình, đó là mua cổ phiếu."
Anh đã đánh cược rất nhiều vào Tesla và tích lũy danh mục đầu tư chứng khoán trị giá khoảng 100.000 USD trong thời kỳ đại dịch bằng cách áp dụng lối sống tiết kiệm và chuyển một nửa số tiền lương 2.000 USD hàng tháng của mình vào cổ phiếu. Vào tháng 6 vừa qua, khi giá cổ phiếu của Tesla giảm xuống dưới 700 USD, Son đã giảm đầu tư vào cổ phiếu Hàn Quốc và tăng lượng cổ phần của Tesla. Mục tiêu trước mắt của anh là mua một chiếc xe điện Tesla. Nếu có thể kiếm đủ tiền, mục tiêu cuối cùng của anh sẽ là mua một căn nhà.
Trong khi đó, việc Elon Musk đã bán khoảng 7,92 triệu cổ phiếu Tesla gần đây - nhằm tích lũy tiền mặt trước một phiên tòa có thể buộc ông phải tuân theo thỏa thuận mua lại Twitter - đã thu hút nhiều phản ứng trái chiều từ các "Teslams". Một số người đã bày tỏ sự thất vọng trên mạng xã hội. Những người khác thì hy vọng họ có một cơ hội "bắt đáy".
Son Gilhun thì tỏ ra lạc quan, cho rằng động thái của Musk là "không đáng mong đợi, nhưng có thể hiểu được khi xem xét hoàn cảnh của việc mua lại Twitter."
Còn Park Sung Hyun ban đầu rất tức giận, nhưng cô rất kiên quyết với sự lựa chọn của mình. Cô nói: "Những Teslams như tôi sẽ không thay đổi khoản đầu tư của mình. Chúng tôi luôn giữ vững lập trường."
Tỷ phú bán tháo cổ phiếu Netflix, chấp nhận lỗ 400 triệu USD Nhà đầu tư William Ackman đã bán 3,1 triệu cổ phiếu Netflix, chấp nhận khoản lỗ 400 triệu USD dù mới mua 3 tháng trước. William Ackman, CEO quỹ đầu tư Pershing Square. Quỹ đầu tư Pershing Square Capital Management của tỷ phú Ackman "quay xe" gấp sau khi nền tảng streaming thông báo lần đầu tiên sụt giảm người dùng trong hơn...