Nhà đầu tư bất động sản công nghiệp sẽ làm gì sau năm 2020?
Các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp sẽ mở rộng sản xuất ra các khu vực mới nổi, đầu tư vào lĩnh vực kho vận và thu mua các dự án hiện hữu. Sự phát triển của bất động sản công nghiệp được cơ sở từ việc gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, cả đường bộ, đường biển lẫn đường hàng không.
Tại diễn đàn bất động sản công nghiệp diễn ra sáng nay (28/10), ông Lê Trọng Hiếu, Giám đốc Bộ phận Tư vấn kinh doanh văn phòng và bất động sản công nghiệp, Công ty CBRE Việt Nam, đã chỉ ra 3 xu hướng chính của các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp từ 2020 trở về sau.
Xu hướng đầu tiên là mở rộng sản xuất của khách thuê hiện hữu thông qua việc tìm kiếm nguồn cung đất mở rộng tại các khu vực mới nổi.
Xu hướng thứ 2 là chủ đầu tư và nhà phát triển nước ngoài trong lĩnh vực kho vận mới sẽ gia nhập thị trường Việt Nam. Nhu cầu phần lớn được dẫn dắt bởi thương mại điện tử.
Xu hướng thứ 3 là chủ đầu tư và nhà phát triển sẽ tích cực thu mua các dự án bất động sản công nghiệp hiện hữu.Với xu hướng này, ông Hiếu cho rằng các dự án được tìm mua nhiều nhất là các dự án thuộc các Khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch và các dự án bất động sản không đạt hiệu quả.
Hạ tầng là cú hích cho bất động sản công nghiệp
Theo ông Lê Trọng Hiếu, sự phát triển của bất động sản công nghiệp thời gian qua và trong tương lai được tạo động lực bởi việc Chính phủ và chính quyền địa phương gia tăng đầu tư cơ sở hạ tầng.
Video đang HOT
Nguồn: CBRE
Ông lấy dẫn chứng hiện nay có 3 đường cao tốc mới được khởi công là Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây. Ngoài ra, các tuyến đường như Hà Nội – Hải Phòng, Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, Trung Lương – Mỹ Thuận…cũng đã thông xe. Hệ thống cảng biển cũng được chú trọng đầu tư mở rộng như Lạch Huyện, cảng quốc tế Long An, Bắc Vân Phong.
Về đường hàng không, việc sắp khởi công sân bay quốc tế Long Thành, liên tục nâng cấp đường băng của sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài cũng là những yếu tố hạ tầng thúc đẩy nguồn cầu lớn.
Ngoài ra, khi đặt nhà máy tại Trung Quốc, các doanh nghiệp phải đối mặt với những áp lực như chi phí lao động tăng cao, pháp lý thắt chặt cũng như những biến cố khó lường. Trong khi đó, một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, lại trở thành điểm sáng bởi sở hữu vị trí liền kề mà cơ sở hạ tầng lại được tăng cường đầu tư, hoàn thiện đáng kể. Ngoài ra, còn có các hiệp định thương mại tự do, ưu đãi đầu tư…
Chính vì vậy, đại diện CBRE Việt Nam nhìn nhận đây chính là cơ hội, là thời điểm chuyển mình cho bất động sản công nghiệp Việt Nam.
“Hiện nay, nguồn cung đất phát triển kho vận bị hạn chế ở các vị trí đắc địa, giá thuê cao. Trong khi nhu cầu mở rộng không gian lưu trữ của các công ty thương mại điện tử tăng mạnh nên việc tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất là điều cần thiết. Theo đó, phát triển kho và xưởng cao tầng ở các khu vực đô thị sẽ là xu hướng tất yếu”, ông Hiếu phân tích.
Hai loại trái phiếu mà nhà đầu tư cần thận trọng
Theo giới chuyên gia, nhà đầu tư cần thận trọng với trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu của doanh nghiệp.
Hình ảnh trái phiếu của các doanh nghiệp. Ảnh: TL.
Nghị định 81 của Chính phủ quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp khiến các doanh nghiệp tăng tốc phát hành trong tháng 7 và tháng 8. Tuy nhiên, lượng phát hành riêng lẻ tháng 9 giảm tới 84% so với tháng 8.
Tổng kết quý III/2020, các doanh nghiệp đã phát hành 164.400 tỉ đồng trái phiếu, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp đã phát hành 341.000 tỉ đồng trái phiếu, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp bất động sản vẫn là đơn vị dẫn đầu về giá trị trái phiếu phát hành. Trong tổng giá trị trái phiếu phát hành trong 9 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp bất động sản phát hành 137.500 tỉ đồng, chiếm 40,3% tổng giá trị, nhóm ngân hàng phát hành 95.600 tỉ đồng, chiếm 28% tổng giá trị phát hành; doanh nghiệp năng lượng và khoáng sản phát hành 27.800 tỉ đồng, chiếm 8,2%.
Theo đánh giá của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI Research, việc phát hành trái phiếu ra công chúng trong thời gian tới khó có thể tăng mạnh do điều kiện phát hành chặt chẽ và quy trình thủ tục mất khá nhiều thời gian.
Cụ thể, việc phát hành trái phiếu ra công chúng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/2004/TT-BTC trong đó có điều kiện phát hành là doanh nghiệp phải kinh doanh có lãi (có lợi nhuận sau thuế năm liền trước là số dương, không có lỗ lũy kế đến thời điểm phát hành).
Đây chính là nút thắt lớn nhất tại Nghị định 90/2011/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Sau khi điều kiện này bị xóa bỏ tại Nghị định 163 thay thế Nghị định 90, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã tăng trưởng bùng nổ từ 2019 đến nay.
Qua đó có thể thấy có khá nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, không đáp ứng được điều kiện này.
Ngoài ra, các quy định về hồ sơ phát hành và công bố thông tin khắt khe hơn phát hành riêng lẻ, các bước thực hiện cũng tốn thời gian hơn (Ủy ban Chứng khoán cấp Giấy chứng nhận đăng ký phát hành trái phiếu ra công chúng trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phải hoàn thành phân phối trong vòng 90 ngày nếu không sẽ bị thu hồi Giấy phép).
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp, SSI Research cho rằng thị trường này vẫn hết sức sôi động trong bối cảnh lãi suất tiền gửi giảm mạnh.
Cụ thể, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm mạnh (70-110bps) trong quý III/2020 đưa lãi suất tiền gửi về vùng thấp lịch sử, hiện chỉ giữ ở mức 3-3,8%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng. Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu doanh nghiệp trên thứ cấp và lãi suất tiền gửi tiếp tục giãn rộng. Và theo số liệu khảo sát của SSI Research thì mức chênh lệch này đang khoảng từ 2%-4%/năm.
Tuy nhiên, SSI Research cho rằng nhà đầu tư cần thận trọng với các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc được đảm bảo bằng cổ phiếu.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, nếu loại trừ 98.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp không có thông tin về tài sản đảm bảo và toàn bộ 101.500 tỉ đồng trái phiếu ngân hàng và công ty chứng khoán không có tài sản đảm bảo, số trái phiếu trái phiếu không có tài sản đảm bảo là 43.500 tỉ đồng. Và có 29.100 tỉ đồng trái phiếu được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức phát hành hoặc của bên thứ 3.
SSI Research cho biết, họ không đánh giá cao chất lượng tài sản đảm bảo là cổ phiếu vì khi sự kiện vi phạm xảy ra, giá trị cổ phiếu sẽ sụt giảm rất nhanh thậm chí giá trị cổ phiếu của tổ chức phát hành có thể về 0 nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán/phá sản. Bởi vậy, các nhà đầu tư cần cẩn trọng khi xem xét đầu tư vào các trái phiếu không có tài sản đảm bảo hoặc đảm bảo bằng cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội "gom hàng" Những nhịp điều chỉnh của thị trường trong tháng 10 và tháng 11 được đánh giá là cơ hội để tích lũy cổ phiếu. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Ảnh: QH. Dòng vốn rẻ chảy vào chứng khoán Việc ngân hàng nhà nước giảm lãi suất điều hành đã khiến cho lãi suất tiền gửi 12 tháng trung bình liên...