Nhà cũ 17m2 trong hẻm ‘lột xác’ với phong cách Santorini
Ngôi nhà trong hẻm ở TP Hồ Chí Minh đã được sửa sang lại theo phong cách biệt thự nghỉ dưỡng ở Santorini cực ấn tượng.
Nhắc đến Santorini là nhắc đến hòn đảo đẹp như thiên đường với những ngôi nhà có tông màu chủ đạo là trắng và xanh.
Nhìn những ngôi nhà ở Santorini, một gia chủ ở TP Hồ Chí Minh đã quyết định “cải tạo” lại nhà cũ của mình. Không chỉ sơn lại nhà, gia chủ còn sửa sang lại nội thất, dù đơn giản nhưng vẫn ấm cúng và đẹp.
Nhà cũ 17 m2 ở TP Hồ Chí Minh.
Hình ảnh trước và sau khi sửa lại.
Video đang HOT
Ngôi nhà có 2 màu chủ đạo là trắng và xanh.
Do diện tích nhỏ nên nội thất trong nhà khá đơn giản.
Phong cách nội thất Japandi chưa hết trend
So với Scandinavian, phong cách Japandi sử dụng nội thất bằng gỗ với tông màu đậm và ấm hơn.
Phong cách Japandi sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên, đồ đạc tối giản và tập trung vào công năng. Ảnh: The Nord Room.
Wabi Sabi là triết lý sống đề cao những điều không hoàn hảo của người Nhật Bản.
Còn "hygge" là từ ngữ để mô tả lối sống chậm, đơn giản nhưng hạnh phúc của người Bắc Âu.
Với mỗi phong cách sống, người Nhật Bản và Bắc Âu sáng tạo ra kiểu kiến trúc phù hợp với cá tính cùng thói quen sinh hoạt của mình. Người yêu nhà đẹp đã không còn xa lạ với xu hướng nội thất Japan tinh giản và Scandinavian ấm áp.
Những năm qua, Japandi (kết hợp giữa Japan và Scandinavian) trở thành sự lựa chọn của rất nhiều gia chủ bởi mang cả dấu ấn của chủ nghĩa tối giản và thường sử dụng các vật liệu tự nhiên của cả hai nền văn hóa.
Dưới đây, Living etc làm việc với một số chuyên gia để hiểu rõ hơn về những đặc trưng của phong cách này.
Nguồn gốc
Mặc dù thuật ngữ "Japandi" mới xuất hiện những năm gần đây, sự giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Đan Mạch (Bắc Âu) đã có từ thế kỷ 19. Thời điểm này, nhiều kiến trúc sư của xứ lạnh đến với đất nước mặt trời mọc để du lịch sau khi đất nước này bãi bỏ chính sách bế quan tỏa cảng.
Tại đây, họ tìm thấy nhiều điểm tương đồng về gu thẩm mỹ trong văn hóa Nhật Bản. Cả hai đất nước đều yêu thiên nhiên và có truyền thống làm đồ thủ công.
Chỉ khác ở chỗ triết lý Wabi Sabi của Nhật Bản tôn trọng sự không hoàn hảo của tự nhiên. Còn khái niệm "hygge" của Đan Mạch lại tìm kiếm cảm giác ấm cúng, thể hiện qua chất liệu gỗ ấm áp và đồ dệt may từ sợi tự nhiên.
Phong cách Japandi có những nét đặc trưng của phong cách Japan và Scandinavian.
Đặc trưng
Frederik Werner và Jonas Bjerre-Poulsen, hai nhà thiết kế của Công ty thiết kế Norm Architects (Đan Mạch), cho rằng Japan và Scandinavian có nhiều điểm chung: đều sử dụng các vật liệu tự nhiên, bảng màu lặng và ưa chuộng đồ thủ công.
Phong cách Japandi sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, đá...
Còn theo kiến trúc sư Amanda Gunawan của văn phòng thiết kế L.A.'s OWIU Design (Los Angeles, Mỹ), một không gian Japandi cần toát lên cảm giác ấm áp, tối giản và có đường nét gọn gàng.
Đồ nội thất Japandi đơn giản nhưng tinh tế. Bên cạnh chất liệu chính là gỗ, phong cách này còn kết hợp cả tre và đá.
Laila Rietbergen, tác giả của cuốn sách Japandi Living (Tạm dịch: Lối sống cách Japandi), cho biết bảng màu của phong cách này có sự cân bằng giữa màu sáng của thiết kế Bắc Âu và tông màu đất trong thiết kế Nhật Bản.
"Đồ nội thất Nhật Bản có màu gỗ tối hơn, còn đồ đạc ở những ngôi nhà Bắc Âu là gỗ sáng màu", bà nhận định.
Ngoài ra, đồ trang trí phổ biến đối với xu hướng nội thất này thường là thảm họa tiết, đồ gốm và cây xanh.
Màu sắc chủ đạo trong căn nhà Japandi có sự cân bằng giữa màu sáng của Bắc Âu và tông màu đất trong thiết kế Nhật Bản.
Ứng dụng
Khi thiết kế theo phong cách Japandi, kiến trúc sư Amanda Gunawan khuyên rằng bạn nên chọn đồ nội thất theo tông màu trung tính, như xám, trắng, be và nâu.
Tiếp theo, bạn hãy chọn các vật liệu tự nhiên cho đồ nội thất và cả đồ trang trí như gốm sứ, cành cây, thảm dệt từ sợi tự nhiên. Như vậy, không gian sẽ gần gũi với thiên nhiên hơn và làm tăng chiều sâu cho kết cấu. Các chất liệu thô như vải lanh, bê tông, gỗ sáng màu, đồng thau cũng nên là lựa chọn ưu tiên của bạn.
Phong cách này cũng hướng đến sự bền vững, nên bạn hãy đầu tư những món đồ có chất lượng tốt, có thể sử dụng lâu dài.
Những ý tưởng cho phòng tắm hiện đại theo phong cách trung cổ Thay đổi không gian, nâng tầm phòng tắm với kiểu dáng đẹp, thẩm mỹ tiện dụng của thiết kế hiện đại trung cổ là một lựa chọn mới lạ mà bạn nhất định phải thử. Phong cách này đem tới sự ấm áp, sang trọng, dễ dàng giúp bạn thoải mái thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nếu bạn đang...