Nhà có 6 chị em là giáo viên, bữa cơm nào cũng nói chuyện trường lớp
Một đại gia đình ở tỉnh Lâm Đồng có 6 anh chị em cùng là giáo viên, tất cả đều tốt nghiệp Trường ĐH Đà Lạt.
Cô Nguyễn Thị Bảo Thúy (sinh năm 1969), chị cả trong gia đình, hiện là giáo viên Ngữ văn tại Trường THPT Bảo Lộc. 3 người em ngay sau cô (gồm 2 em gái sinh năm 1971 và 1974; 1 em trai sinh năm 1976) cùng công tác tại Trường THPT chuyên Bảo Lộc. Người em trai áp út (sinh năm 1978) dạy Trường THPT Lộc Thanh và em gái út (sinh năm 1981) dạy cùng trường cô.
Trong 6 chị em, hiện 5 người là thạc sĩ, 4 người từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Năm 2017, cô Thúy được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Bốn năm sau, em gái Nguyễn Thị Bảo Trâm (giáo viên Trường THPT chuyên Bảo Lộc) cũng vinh dự được nhận danh hiệu này.
Bức ảnh gia đình cô Thuý được chụp vào năm 2010.
Cô Thúy cho hay, điểm khá thú vị là cả 6 chị em cùng tốt nghiệp Trường ĐH Đà Lạt rồi sau đó 5/6 người tiếp tục cùng học thạc sĩ tại trường này.
3 chị em gái đầu cùng dạy Văn, 2 em trai tiếp theo cùng dạy Vật lý, em gái út dạy Toán.
“Lý do là hồi trước, gia đình nghèo quá, bố mẹ muốn đứa trước học Văn thì đứa sau cũng vậy để khỏi tốn tiền mua sách vở, giáo trình. Chỉ thay đổi theo giới tính. Đó cũng là lý do là cậu em trai áp út giỏi đều cả Toán, Hóa, Lý nhưng rồi vẫn quyết định học Sư phạm Vật lý theo anh. Đến cô em gái út, khi đó anh chị lớn đã đi làm có tiền nên đã xin cho được học Sư phạm Toán”, cô Thúy kể.
Trong những đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh mỗi năm, không ít lần, các thành viên trong gia đình cùng góp mặt dự thi.
Chị em cô Thúy trong ngày cưới em gái thứ 3 năm 2002
Nhà toàn giáo viên, cô Thúy cho hay, điều thú vị là “chuyện ở trường cũng như chuyện ở nhà”, lúc nào cũng có thể chia sẻ, trao đổi về công việc dạy học.
“Cứ gặp nhau là ngoài nói chuyện mỗi thành viên, cũng đều đan xen chuyện công việc ở trường. Có thể nói bữa cơm nào của đại gia đình cũng nói chuyện trường lớp. Khi một ai đó có bất cứ chuyện gì khó khăn, vui buồn trong công việc cũng đều chia sẻ để mọi người cùng tìm cách giải quyết”, cô Thúy kể và cho rằng đó cũng là một ưu thế.
Chưa bao giờ là một nghề dễ dàng
Cô Thúy chia sẻ, việc cả 6 anh chị em đều trở thành giáo viên hôm nay phần lớn từ sự định hướng của bố mẹ.
Bố mẹ cô đều là nông dân nghèo, sống bằng nghề làm nương rẫy, trồng cà phê tại Lâm Đồng. Dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng ông bà luôn nỗ lực hết sức để nuôi 6 chị em ăn học, với khát vọng cháy bỏng các con sẽ thi sư phạm để sau này trở thành người dạy chữ cho học sinh.
Năm 1991, sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Đà Lạt, cô Thúy được phân công về dạy Ngữ văn tại Trường THCS Lộc Phát, huyện Bảo Lộc (nay là TP Bảo Lộc). Sau 6 năm, cô được chuyển công tác về Trường THPT Bảo Lộc và gắn bó từ đó đến nay.
32 năm công tác trong ngành giáo dục, cô Thúy cho hay bản thân đã may mắn được trải nghiệm và chứng kiến nhiều giai đoạn phát triển lịch sử của ngành giáo dục. Cô được tham gia trực tiếp vào công cuộc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2000 và lần thứ hai là đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông năm 2018.
Video đang HOT
Cô Thúy và người em gái út Nguyễn Thị Bảo Khanh (cùng dạy Trường THPT Bảo Lộc).
Nhìn lại chặng đường 32 năm, cô Thúy cho rằng nghề dạy học chưa bao giờ là một nghề dễ dàng, thậm chí ngày càng trở lên khó khăn hơn trong thời đại của Internet, toàn cầu hóa và chuyển đổi số.
“Nếu chỉ là truyền thụ kiến thức, thì một nhà giáo với hơn 30 năm tuổi nghề, 50-60 năm tuổi đời không thể theo kịp tốc độ của máy tính, trí tuệ nhân tạo và các phần mềm công nghệ thông dụng như hiện nay. Song, theo tôi, có 2 quy tắc bất biến để mỗi thầy cô giáo có thể dạy học trò thành tài mà không một thứ máy móc, trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được. Đó là sự yêu thương, tin tưởng học trò và lòng đam mê đối với hành trình giúp học trò chinh phục tri thức”.
Từ trái sang, 3 người em cô Thúy gồm cô Bảo Trâm (thứ 3), cô Bảo Thu (thứ 4), thầy Trung Hưng (thứ 5) chụp ảnh với Ban giám hiệu Trường THPT chuyên Bảo Lộc
Cô Thúy cho rằng, trong cuộc đời làm nghề của không chỉ cá nhân mà nhiều thầy cô giáo khác, còn rất nhiều khó khăn, vất vả và bộn bề lo toan. Song, tất cả dường như qua đi mỗi khi cô nhìn vào ánh mắt của học sinh, thấy sự trưởng thành, giỏi giang, sự tiến bộ vượt bậc của các em.
Cô Thúy tâm sự, nghề giáo đã chọn chị em cô và cũng cho chị em cô thật nhiều cơ hội, trong đó điều hạnh phúc nhất là được gặp học sinh mỗi ngày.
“Niềm hạnh phúc ấy có lẽ không thể đánh đổi bằng bất cứ giá trị nào”, cô Thúy nói.
Trẻ có 5 thay đổi này có thể do bị bạo hành hoặc gặp vấn đề tâm lý
Phát hiện sớm con em mình có đang bị bạo hành ở trường lớp, gia đình hay không chỉ cần nhìn 5 dấu hiệu này.
Bạo hành trẻ em không còn là vấn đề mới trong gia đình và xã hội ngày nay. Tình trạng này giờ đang xuất hiện khắp nơi, từ miền quê cho tới thành phố đều có thể bắt gặp. Nếu không phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị bạo hành, việc này sẽ ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ về sau.
Đáng tiếc rằng, nhiều khảo sát cho thấy có rất nhiều trường hợp trẻ bị bạo hành nhưng không được phát hiện sớm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên toàn cầu ghi nhận hơn 1 tỷ trẻ em từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần và cả tình dục trong những năm gần đây.
Trẻ em ngày nay đang bị bạo hành theo nhiều hình thức khác nhau. Ảnh minh họa.
Những con số thống kê này đã dấy lên hồi chuông cảnh báo cho các bậc phụ huynh. Là người lớn, chúng ta cần trang bị kiến thức về vấn đề bạo hành thật vững vàng, nhằm phát hiện sớm con em mình hoặc những đứa trẻ xung quanh liệu có đang gặp phải tình trạng này hay không.
Theo Mayo Clinic - Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ những hình thức bạo hành phổ biến như sau:
- Bạo hành về thể chất
Những hành vi bạo hành thể chất thường được gói gọn trong những việc: Đánh đập trẻ em trong thời gian dài, trói hoặc bóp cổ trẻ em, cố tình gây bệnh tật, không cho ăn uống hoặc bỏ đói có chủ đích.
- Bạo hành về tình dục
Bạo hành, hay lạm dụng tình dục trẻ em là bất kỳ hành vi nào ép buộc hay lôi kéo trẻ tham gia vào các hoạt động tình dục. Thông thường, trẻ sẽ bị buộc giữ bí mật và bị đe dọa, khủng bố tinh thần khiến chúng không thể nói với người khác.
Một vài hành vi về bạo hành tình dục trẻ em cụ thể là: Hiếp dâm, thủ dâm trước mặt trẻ, cho trẻ xem những nội dung khiêu dâm, dùng vũ lực để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục...
Trẻ bị bạo hành sẽ có những hành vi và thái độ khác hẳn ngày thường. Ảnh minh họa.
- Bạo hành về tình cảm, tinh thần
Đây là vấn đề rất nhiều gia đình mắc phải nhưng không hề biết. Kiểu bạo hành này sẽ khiến trẻ cảm thấy tủi thân và trầm cảm, về lâu dài sẽ làm chúng mất tự tin và căng thẳng cực độ.
Những dấu hiệu bạo hành về tinh thần thường gặp nhất là: Đặt ra những kỳ vọng quá sức với con trẻ, đe dọa trẻ phải thực hiện mong muốn của mình, so sánh trẻ với người khác, không quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của trẻ, áp đặt trẻ phải làm những gì mình thích...
- Bỏ mặc trẻ
Bỏ mặc trẻ trong thời gian dài cũng là kiểu bạo hành phổ biến bậc nhất. Cụ thể, người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ không cung cấp đầy đủ thức ăn nước uống, nơi ở cho trẻ, không cho trẻ đi học hoặc không đưa đi viện khi ốm đau... đều được coi là bạo hành.
Trẻ em là đối tượng dễ bị bạo hành nhất vì chúng không dám nói ra sự thật. Ảnh minh họa.
5 thay đổi khác lạ cho thấy trẻ gặp vấn đề tâm lý hoặc bị bạo hành
Theo dữ liệu của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol, chỉ riêng Ấn Độ đã có 24 nghìn vụ lạm dụng tình dục trẻ em từ năm 2017 đến năm 2020, với khoảng 80% tổng số vụ là trẻ em gái dưới 14 tuổi. Nếu tính cả tổng thế giới thì con số này còn cao hơn rất nhiều.
Các chuyên gia tại WHO chia sẻ, thông thường trẻ em sẽ không tự nói về việc mình bị bạo hành hay lạm dụng. Nguyên do là vì chúng thấy xấu hổ, hoặc lo lắng cha mẹ sẽ phạt lỗi vì không tự đứng dậy bảo vệ bản thân. Vậy nên, chúng ta cần phải chú ý đến 5 dấu hiệu trẻ bị bạo hành như sau để can thiệp kịp thời:
1. Cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vết sưng, vết bầm tím
Đây chính là dấu hiệu dễ thấy nhất mà không một bậc phụ huynh nào được phép bỏ qua. Tuy cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện, xương khớp hay da dẻ còn non nớt... nhưng không thể tự dưng xuất hiện những vết bầm tím được.
Bỗng một hôm đi học về, cơ thể trẻ xuất hiện những vết sưng và bầm tím thì phải hỏi rõ ngay lý do. Các bậc phụ huynh có thể hỏi thêm giáo viên về tình trạng của con mình. Nếu là do trẻ ham chơi nên té ngã, va đập thì bạn cần bình tĩnh suy xét thêm các dấu hiệu khác.
Trẻ bị bầm tím, chân tay sưng bất thường là dấu hiệu bạo hành dễ thấy nhất. Ảnh minh họa.
2. Trẻ không chịu đi học, tự ý bỏ học
Trẻ không chịu đến trường, lười đi học là vấn đề hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu phản ứng của trẻ bỗng trở nên dữ dội, chẳng hạn như ôm chặt bố mẹ khi được đưa tới trường, giãy giụa gào khóc khi vào lớp hoặc chạy tới đòi về ngay khi vừa tan trường... thì phải cẩn thận bởi đây là dấu hiệu bất thường.
Nếu trẻ có những phản ứng trên, chắc chắn ở trường lớp đã phát sinh vấn đề gì đó khiến chúng sợ phải đi học. Lúc này hãy hỏi thăm cô giáo hoặc bảo mẫu để tìm ra nguyên nhân. Hoặc tâm sự mềm mỏng, nhẹ nhàng để trẻ chia sẻ vấn đề mà mình gặp phải.
3. Trẻ sợ sệt, không muốn tiếp xúc với ai
Theo nghiên cứu, những trẻ bị bạo hành thường có cảm giác sợ sệt và ngại giao tiếp với bất kỳ ai. Những đứa trẻ này giờ không còn vô tư, chạy nhảy nô đùa như trước mà giờ chỉ thu mình một chỗ, không muốn giao lưu với ai... Nếu con bạn có sự thay đổi như vậy thì hãy hỏi con hoặc tìm hiểu nguyên nhân xung quanh.
4. Tâm lý của trẻ thay đổi bất thường, có hành động quá khích
Những hành động như cắn móng tay, toát mồ hôi, nghiến răng... hay chống đối lại cha mẹ thường là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về tâm lý. Việc trẻ bị bạo hành sẽ khiến chúng lo sợ và không thể làm chủ hành vi, gây nên những hành động bất thường mà trước đây trẻ chưa từng làm.
5. Trẻ bỗng trở nên bạo lực
Những đứa trẻ hay đập phá đồ vật, hành hạ động vật hoặc tự làm hại bản thân... thường đang mắc những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Các chuyên gia chia sẻ, trẻ làm như vậy là vì gặp áp lực về tinh thần, khiến chúng không thể làm chủ hành vi. Cha mẹ nếu phát hiện thì phải can thiệp ngay kẻo ảnh hưởng xấu tới tuổi trưởng thành.
Trẻ rất dễ bị tổn thương về thể xác cũng như tinh thần, bố mẹ cần kiên nhẫn khuyên răn. Ảnh minh họa.
Người lớn nên làm gì khi phát hiện?
Cho dù chỉ mới ở bước đầu nghi ngờ trẻ bị ngược đãi, người lớn nên có hành động tìm hiểu và can thiệp ngay chứ đừng đợi tới khi có dấu hiệu rõ ràng. Các chuyên gia tại Mayo Clinic cho biết, người thân của trẻ nên mềm mỏng, quan tâm, động viên trẻ nhiều hơn để trẻ sẵn sàng nói ra những vấn đề mà mình gặp phải.
Người lớn nên hạn chế để trẻ ở nhà hoặc ra ngoài một mình, nên hiểu rõ tính cách và thông tin của những ai thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Khi nhận thấy trẻ bắt đầu thay đổi nặng nề về thể chất và tinh thần, bố mẹ cần đưa trẻ đến viện để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Giáo viên phản ánh module 9 trên ETEP nhiều môn lấy 'râu ông nọ cắm cằm bà kia' Một nhóm giáo viên bậc phổ thông phản ánh, nội dung bồi dưỡng module 9 nhiều môn có sự lẫn lộn thuật ngữ khiến thầy cô gặp trở ngại trong quá trình học. Vừa qua, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được phản ánh của một nhóm giáo viên bậc trung học cơ sở, trung học phổ...