Nhà báo nổi tiếng “đá xoáy” vụ chùa Ba Vàng nhận cúng dường: Phản cảm đến mức lố bịch
Đức Phật đã quy định rất rõ không tiếp nhận tiền tài, hoa khi khất thực, chủ yếu gieo duyên cúng thức ăn. Những điều làm khác với hai quy định nêu trên là chưa phù hợp văn hóa được Đức Phật quy định cho người xuất gia.
Cách đây ít ngày, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video, hình ảnh được cho là hoạt động cúng dường diễn ra tại chùa Ba Vàng. Trong video có hàng nghìn người xếp hàng hai bên đường, nhiều người quỳ xuống khi đoàn chư tăng ni đi qua để dâng những vật phẩm trên tay như hoa, tiền, bánh kẹo… và các chư tăng ni lần lượt nhận tiền, hoa… từ người dân.
Ngay sau khi đăng tải, những hình ảnh này lan truyền rộng rãi với nhiều ý kiến bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Một số cho rằng việc cúng dường là hoạt động bình thường, nhưng nên đưa vào hòm công đức để tránh phản cảm.
Ý kiến khác lại nói việc cúng dường như thế nào là tự tâm phát nguyện của Phật tử. Chư tăng ni nhận cũng không có gì sai, bởi không thể bắt Phật tử phải cúng dường “đồ này, đồ kia”.
Trước câu chuyện này, nhà báo Hoàng Nguyên Vũ đã đăng đàn mỉa mai: “Cư dân ‘xứ chùa Ba Vàng’ và cái nhà anh Thái Minh chơi trội có số má: Nghề tu cũng lắm công phu. Cư dân ‘xứ Chùa Ba Vàng’ thì nhất rồi, như một thế giới riêng, như có một luật lệ riêng, có số má về độ chơi trội, chơi tâm linh hệ nặng đô, chơi thời trang sặc sỡ, chơi lễ nghi không giống cư dân xứ nào.
Dưới sự thống soái của đại ca Thái Minh, ‘cư dân Ba Vàng’ nổi ầm ầm từ đời thực đến cõi mạng, giúp thay đổi suy nghĩ về tu hành, chẳng buông chẳng bỏ gì sất, cứ ăn sung mặc sướng trang hoàng lộng lẫy. Phật bảo chẳng thấy đâu, thấy ‘tăng bảo’ là chính, còn ‘Pháp bảo’ thì…à mà thôi, chuyện này chúng sinh biết nhiều rồi.
Hết thỉnh ‘oan gia trái chủ’ để ‘gọi vong’; hết đưa một cô Phật tử chễm chệ trong chùa tác oai tác quái giảng Phật pháp lẽ đời mà giảng đâu sai đấy, giảng đâu dung tục đấy; hết tập trung đông người để cầu nguyện cho cô vít không đến, gần như ‘những cư dân xứ Ba Vàng’ vẫn không thôi việc muốn gây chú ý bằng vụ cúng dường nhận tiền nổi đình nổi đám.
Vụ cúng dường nhận tiền với tên gọi ‘lễ sớt bát cúng dường’ trong ngày lễ Vu Lan đăng lên mạng rộn rã. Đến mức, đoàn kiểm tra tỉnh Quảng Ninh yêu cầu gỡ bỏ các clip này; cũng như yêu cầu những công dân xứ chùa Ba Vàng phải…rút kinh nghiệm.
‘Lễ sớt bát cúng dường’ rộn rã lắm. Hàng nghìn con người tập trung đông đúc, già cả lớn bé gái trai hơn 2 giới tính thập loại chúng sinh quần tụ đủ. Họ xếp hàng bên đường, người đứng kẻ quỳ khi đoàn ‘cư dân chùa Ba Vàng’ đi qua, ‘tặng’ hoa trong đó có những đồng tiền dắt vào như tặng cho ca sĩ phòng trà.
Video đang HOT
Các ‘cư dân chùa Ba Vàng’ cười hoan hỉ với một mùa Vu Lan bội thu tiền tip, hể hả đăng lên mạng khoe rầm rầm. Đấy, cứ ngỡ tháng Bảy là tháng tri ân khách hàng, nào ngờ tháng Bảy lại vẫn cứ là tháng mừng tuổi. Cái nhà anh Thái Minh này được cái giỏi. Tại hạ bái phục.
Năm nay không thấy cô Yến. Nhưng một nhân vật không thể không đăng lên cho bà con chiêm bái trên các trang mạng của ‘cư dân xứ chùa Ba Vàng’, còn ai trồng khoai đất này, cái nhà anh Thái Minh.
Cái nhà anh Minh xuất hiện, kẻ chen người chúc, kẻ đứng người quỳ, họ đưa tay về phía cái nhà anh Minh y như các fan cuồng đưa tay gặp thần tượng showbiz. Tay cái nhà anh Minh trắng nõn ôm cái bát rõ to, hí hửng nhận những đoá hoa tươi thắm từ chúng sanh đang ùn ùn trước mặt. Nghề tu cũng lắm công phu thật!
Có lẽ cái nhà anh Minh đã chọn nhầm nghề. Chứ tướng mạo ấy, phong thái ấy, lối hoạt động ấy, sự hào nhoáng ấy, nơi cái nhà anh Minh thuộc về nên là giới showbiz, mới hợp với tướng mạo, thần thái của cái nhà anh Minh hơn. Xanh đỏ tím vàng, lục lam chàm tím, ba hồn tám vía cái nhà anh, nhá!
Tôi cũng không hiểu, sớt bát là một việc hết sức bình thường, nhưng rơi vào cư dân xứ chùa Ba Vàng, sao nó trở nên xôi thịt, màu mè, mùi mẫn, hào nhoáng, thậm chí phản cảm đến mức lố bịch. Cơ mà cái nhà anh Thái Minh cũng đáo để, làm đến đâu dẫn luật ra đến đấy nhé, ý là chúng mài nói gì kệ chúng mài, kao đúng luật nhé. Hơn thua đủ với chúng sanh và cơ quan quản lý, không trượt phát nào.
Dù khiến công chúng nghĩ khác, hiểu sai về Phật giáo và những bậc chân tu ngày đêm giữ đạo; nhưng lại hiểu rõ thêm những biến tướng mạt pháp của bây giờ, cái nhà anh Thái Minh và cư dân xứ Ba Vàng cũng kệ.
Mà không chỉ một lần. Mà không chỉ một việc. Biết bao thứ sai sót, phản cảm, làm xấu hình ảnh tăng ni đến thế, mà mọi việc vẫn cứ diễn ra như không có gì, cùng lắm diễn ra xong thì… ‘rút kinh nghiệm’.
Rút kinh nghiệm, rồi gỡ bỏ cờ nhíp, chả sao, cư dân Ba Vàng và cái nhà anh Thái Minh chẳng có sứt tí móng chân nào!”
Ngày 16/8, thông tin từ UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) cho biết, địa phương này vừa chỉ đạo cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra các hoạt động tôn giáo tại chùa Ba Vàng, trong đó có hoạt động sớt bát cúng dường tổ chức lúc 11 giờ ngày 7/8 (tức 10/7 âm lịch) trong khuôn viên chùa.
Qua kiểm tra, cơ quan chức năng của TP.Uông Bí xác định, vào thời điểm trên, tại chùa Ba Vàng có hàng nghìn người dân, Phật tử tham dự lễ Vu lan. Sự kiện nói trên được nhà chùa quay video clip rồi đăng tải trên một kênh truyền thông.
Đáng chú ý, qua các video clip cho thấy, thời điểm diễn ra hoạt động sớt bát cúng dường xuất hiện việc nhà sư mang bình bát đi khất thực dọc đường trong chùa và nhận tiền, bánh, kẹo từ người dân. Ngay sau khi clip nói trên được lan truyền, nhiều người cho rằng việc cúng dường nên cho vào hòm công đức thay vì việc nhà sư đi đến từng người để lấy tiền.
Trao đổi với Thanh Niên, một lãnh đạo TP.Uông Bí cho biết, sau khi nhận được thông tin trên mạng xã hội, chính quyền địa phương đã cử đoàn kiểm tra làm việc với chùa Ba Vàng và cho thấy hoạt động nói trên chỉ diễn ra trong khuôn viên.
“Trước hình ảnh nhà sư nhận tiền trong đoạn clip ghi lại đã gây ra những ý kiến trái chiều trên mạng xã hội nên chính quyền địa phương đã đề nghị nhà chùa gỡ”, vị lãnh đạo TP.Uông Bí thông tin. Đến tối 15/8, chùa Ba Vàng đã cho gỡ bỏ video clip liên quan đến hoạt động sớt bát cúng dường.
Thượng tọa TS Thích Nhật Từ – Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM, Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – cho biết:”Đức Phật đã quy định rất rõ không tiếp nhận tiền tài, hoa khi khất thực, chủ yếu gieo duyên cúng thức ăn. Những điều làm khác với hai quy định nêu trên là chưa phù hợp văn hóa được Đức Phật quy định cho người xuất gia”.
Bình luận về video cúng dường được cho là gây phản cảm tại chùa Ba Vàng, Thượng tọa Thích Nhật Từ nêu quan điểm: “Cũng không thể trách được Phật tử vì họ không biết các quy định của Đức Phật như thế nào. Còn với những người có nghiên cứu về giới luật Phật giáo sẽ thấy rằng, việc cúng dường như vậy là không phù hợp”.
Hoàng Nguyên Vũ gay gắt phản đối món tiết canh chay: "Nhân danh làm gì cho mệt"
Không đồng tình với quan điểm làm thực phẩm chay nhưng đặt tên, nhào nặn giống với hình thù đồ ăn mặn. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ khẳng định sẽ kiên quyết tẩy chay đến cùng.
Những năm trở lại đây, ăn chay trở nên phổ biến và đa dạng các hình thức. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, nhiều người chọn ăn chay vì tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường hay chỉ đơn giản là vì sở thích cá nhân. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số người, việc thương mại hóa thực phẩm chay rồi chế biến gần giống đồ ăn mặn là điều không nên. Thậm chí, nhiều diễn đàn còn lên án điều này một cách khá gay gắt.
Mới đây, Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ thẳng thắn đưa ra quan điểm về chủ đề này. Anh cho rằng, những người hàng ngày tụng kinh nhưng thâm tâm lại nghĩ về đồ mặn thì tu hành không có ý nghĩa gì. Đặc biệt, khi chứng kiến món tiết canh chay xuất hiện tại một ngôi chùa. Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ cảm thấy ghê sợ vì những thứ phàm trần lại được chính người tu hành sử dụng. Cuối chia sẻ, anh tuyên bố chắc nịch: "Những đồ chay mà nặn cho giống đồ mặn, làm y như đồ mặn, tôi xin tẩy chay đến cùng"
Nguyên chia sẻ của Hoàng Nguyên Vũ:
Tôi từng đến một chùa nọ và nhìn thấy trên bàn món "tiết canh chay". Bình thường, đây là món gây sợ với tôi vì tôi vốn sợ màu máu sống; chưa kể đến chuyện bao nhiêu ca ngộ độc giun sán từ món này.
Nay, chốn cửa Phật, ở cái nơi lòng tâm dạ tĩnh, lại choé lên cái màu của sát sinh, tôi thực sự thấy sợ. Chẳng hiểu sao các thầy đã đi tu, các Phật tử đã quy y hướng Phật mà lòng vẫn nghĩ đến những thứ phàm trần gây sợ đến như vậy?
Thi thoảng, bạn bè rủ tôi đi ăn chay một bữa. Những cỗ chay người ta bày biện trên bàn ăn, nào là "cá lóc kho tộ", "sườn ram mặn", "Lẩu cá kèo", rồi "thịt kho hột vịt"., "hủ tiếu bò kho", "bò xào lúc lắc", "gỏi ngó sen tôm thịt".., ở nhà hàng chay H.Đ (đường Phan Liêm, Quận 1), tôi tá hoả. Nhà hàng rộng rãi, sang trọng, các anh chị quần là áo lượt đi ăn chay, nói cười ồn ã như ngoài chợ. Các cô các anh phục vụ nơi đây thì mặt tênh nghếch, thi thoảng cáu giận sân si, vậy là có đủ "duyên không lành" để chẳng bao giờ tôi hứa hẹn đến đây lần nữa.
Có lần tôi hỏi thầy, ăn chay rồi mà cứ nặn thành hình cá, hình thịt, hình những thứ được làm bởi những sinh linh thì có nên không, thầy bảo, "không nên". Thầy bảo thế thôi, chứ nhiều thầy khác thì vẫn nấu vẫn nặn thế mỗi ngày;
Mà các thầy không nấu, không nặn thì có các nhà cung cấp thực phẩm chay nấu hộ, nặn hộ. Đó, Â. Lạc với đủ thứ thập loại chúng sinh hồn vía trên đời, cá thịt ê hề, cái gì là cái không được nặn ra từ món chay đâu. Mà cá thì giống cá như đúc, ăn còn thấy tanh tanh vị cá; thịt thì thơm cứ như được nấu thịt thật từ một đầu bếp khéo tay. Thật thật giả giả lẫn lộn, không biết đâu mà lần cả.
Nhưng có cái này thì không lẫn lộn: Hoặc là ăn mặn luôn đi; hoặc chay thì chay hẳn, chứ miệng chay mà lòng thì mặn, cũng có bằng không. Ăn đậu mà cứ nghĩ là ăn cá, ăn bột mà cứ nghĩ ăn thịt, thế thì thà bỏ cá bỏ thịt luôn vào miệng mà nhai mà nuốt cho rồi đi chứ nhân danh làm gì cho mệt?
Một khi lòng còn vương vấn những dư vị hồng trần thì dù có ăn gì cũng hồng trần bay lượn. Nó đến từ trong tâm. Đi tu suy cho cùng là tu tâm, mà tâm không tu nổi thì đi tu làm cái gì? Miệng cứ lẩm bẩm câu kinh lời tụng làm cái gì chứ?
Phía dưới bài viết, nhiều cư dân mạng tranh luận với quan điểm của Nhà báo Hoàng Nguyên Vũ. Chị Lê Hường viết: "Thôi thì cứ chay, cứ thanh tịnh từ trong tâm. Gặp chuyện giúp ai được thì giúp. Hướng thiện mỗi ngày, không cần đi chùa cũng k cần ăn chay". Góc nhìn có phần thoáng và nhẹ nhàng hơn, chị Tí Nị nói bản không quan trọng về hình thức của đồ ăn chay: "Thực sự thấy rất bình thường thôi, vì ta giả những đồ mặn để những món chay thêm phong phú và bắt mắt, chỉ là tên gọi, miễn sao ta ko sát sanh tạo nghiệp là được". Tài khoản V.V được nhiều Netizen ủng hộ khi bày tỏ suy nghĩ của mình: "Quan điểm về việc ăn chay của từng người rất khác nhau. Mình ăn chay chỉ đơn giản là bớt sát sinh, hồi hướng công Đức, vậy thôi!"
Bên cạnh đó, không ít CĐM "chê" món tiết canh chay xuất hiện nơi cửa chùa là khá phản cảm. Có thể đặt tên món ăn khác nhẹ nhàng, phù hợp hơn.
Một nhà báo nói thẳng về ồn ào Phương Thanh và tình trẻ, chốt 1 câu 'xanh rờn' khiến CĐM hả hê Sau khi bị Phương Thanh gọi đích danh, nhà báo này đã lên tiếng nói thẳng một câu khiến nữ ca sĩ "muối mặt". Thời gian gần đây, câu chuyện Phương Thanh và tình trẻ Doãn Chí Kiên trở thành chủ đề bàn tán trên khắp các trang mạng xã hội, Nhất là khi nữ ca sĩ lên tiếng phủ nhận hoàn toàn...