Nguyên tắc ‘vàng’ chống nắng khi nhiệt độ tăng cao
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần có kiến thức để chống nắng nóng hiệu quả, giảm ảnh hưởng của nắng nóng tới sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Chống nắng khi nhiệt độ tăng cao đột ngột
Mấy đợt nắng nóng đầu hè làm nhiều người ốm, đau đầu và lo sợ sẽ có một mùa nắng nóng bất thường. Nhưng theo các nhà khí tượng thủy văn, tháng 5 có nắng trên 36 độ C là điều không bất thường.
Mọi năm, trước khi bước vào nắng nóng sẽ có một khoảng thời gian “quá độ” giúp người dân thích nghi với thời tiết. Nhưng năm nay trời đang mát thì nhiệt độ bỗng tăng lên khá cao, cơ thể người dân không kịp thích nghi giữa mát và nắng nóng tháng 5 (những ngày đầu tháng 5 trời rất mát, có mưa ẩm, nhưng vào ngày 10 – 11/5, và ngày 14/5 nhiệt độ cao đỉnh điểm, khiến khu vực Hà Nội có lúc lên tới 39,2 độ C, trời rất oi bức.
Các chuyên gia khuyến cáo: Một mùa hè thường có 5 – 7 đợt nắng nóng (với một nửa là nắng nóng gay gắt). Người dân cần trang bị kiến thức để chống say nắng, tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống.
Trước hết cần cẩn thận khi từ nhà ra đường.
Theo ông Lê Thanh Hải (Trung tâm Khí tượng TVTƯ), thời gian nắng nóng trong ngày thường từ 10 – 17h, nắng nóng nhất vào khoảng 13 – 16h.
Nguy hiểm nhất khi trời nắng nóng là đang đi ngoài trời nắng nóng chói chang với nền nhiệt độ cao, bỗng vào phòng có máy lạnh đột ngột – sẽ làm nhiều người không kịp cần bằng cơ thể, dẫn đến chảy máu cam, đau đầu, ngất xỉu (say nắng).
Vì thế những lúc cao điểm nắng nóng, người dân nên hạn chế làm việc ngoài trời, uống nhiều nước.
Nắng nóng nên có nhiều nhà dùng máy lạnh ở nhiệt độ 26 – 28 độ C, khiến người trong nhà đi ra ngoài trời, hoặc đang đi ngoài nắng bỗng vào phòng máy lạnh đột ngột rất dễ bị say nắng, ngất xỉu (do cơ thể không kịp thích nghi với sự chênh lệch quá lớn giữa nhiệt độ trong nhà và ngoài trời).
Các bác sĩ khuyến cáo, những ngày nắng nóng khi bước từ nhà ra ngoài đường, hoặc từ ngoài trời nắng vào nhà cần phải có một thời gian “quá độ” chứ không nên vội bước từ nhà ra ngoài đường luôn.
Video đang HOT
Tốt nhất, từ trong phòng điều hòa ra (hoặc ngược lại là từ ngoài nóng bước vào phòng điều hòa) hãy dừng chân lại một chút ở cửa, hay chỗ có bóng mát để cơ thể điều hòa cân bằng dần với nóng – lạnh.
Lưu ý:
Những ngày nắng nóng, nhiệt độ được chia làm 2 loại là nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong nhà, chênh nhau khoảng 3 – 4 độ C. Nếu dự báo thời tiết nói 36 độ C, thì ngoài trời có thể lên tới 40 độ C. Do đó nhiệt độ trong nhà khoảng 35 – 36 độ C, nếu phải ra đường thì việc chống nắng cho bản thân là chớ coi thường.
Những người phải làm việc ngoài trời thì cần tận dụng thời gian sáng sớm khi trời còn mát mà làm việc. Khi nắng lên đỉnh điểm thì không nên ở ngoài trời quá lâu và cần có mũ nón, kính, áo chống nắng dày dặn để he che nắng.
Nên uống nhiều nước và đúng cách để bù lại lượng nước đã mất qua bài tiết.
Trí Thức Trẻ
Ngăn chặn các bệnh về nhiệt do nắng nóng
Các bệnh tật do nhiệt và tình trạng mất nước trong mùa hè đều có thể ngăn ngừa nếu bạn hiểu rõ tình trạng cơ thể mình để biết cách phòng chống.
Trong những ngày hè, việc tập thể dục thường được thực hiện ngoài trời. Các hoạt động ngoài trời trong những ngày nắng nóng thường đi kèm với những nguy cơ nghiêm trọng do tình trạng mất nước của cơ thể, dẫn đến các bệnh liên quan đến nhiệt như là kiệt sức vì nóng, cảm nhiệt và trong trường hợp nặng có thể gây ra tử vong.
Hàng triệu người trên thế giới có nguy cơ bị các bệnh liên quan đến nhiệt. Tuy nhiên, nguy cơ tăng lên đáng kể trong 4 nhóm người dưới đây:
1. Trẻ em
Kỳ nghỉ hè đến, hầu hết trẻ em đều dành rất nhiều thời gian vui chơi, giải trí ở ngoài trời cùng với người thân và bạn bè cùng trang lứa, sau chuỗi tháng ngày học tập tại trường. Khi nhiệt độ không khí bên ngoài cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể trẻ thường dễ tăng nhiệt nhanh hơn so với người lớn.
2. Vận động viên và những người tập thể dục
Họ bỏ ra hàng giờ để tập luyện hoặc thi đấu trong ánh nắng mặt trời mùa hè gay gắt, cảm giác nóng nực và rất khó chịu. Cơ thể họ thường không được cung cấp đủ lượng chất lỏng để bù đắp cho sự mất nước bởi các hoạt động trên gây ra.
3. Người lao động ngoài trời
Những người lao động như trồng hoa, xây dựng, nhân viên cảnh sát, nhân viên bưu điện phụ trách việc giao nhận và những người dành phần lớn thời gian trong ngày của họ dưới cái nóng thường có ít thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn trong phòng tắm hoặc uống nước và các thức giải nhiệt khác. Kết quả là nhóm người này cũng không tiêu thụ đủ chất lỏng trong ngày làm việc của họ.
4. Người cao tuổi
Nhiệt độ tăng cao trong mùa hè ảnh hưởng đến tất cả mọi người và ảnh hưởng sâu sắc hơn đến những người cao tuổi. Nhận biết điều này sẽ giúp người cao tuổi thực hành những kỹ năng, dần dần quen với khí hậu nóng nực, ngột ngạt của ngày hè.
Các dấu hiệu và triệu chứng của cơ thể khi bị mất nước:
Lưỡi và môi khô
Nhức đầu
Cảm giác yếu, chóng mặt hoặc mệt mỏi cùng cực
Nước tiểu có màu đậm hơn so với bình thường
Buồn nôn
Chuột rút cơ bắp
Ảnh minh họa
Để cơ thể thích nghi với cái nóng
Mất khoảng 10 đến 14 ngày làm việc, tập thể dục dưới mức nhiệt của mùa hè để cơ thể dần điều chỉnh và thích nghi với nó. Bạn nên cắt giảm cường độ tập thể dục và các hoạt động khác trong những ngày đầu tiên. Khi cơ thể dần thích nghi với nhiệt độ của môi trường, sẽ tạo ra cơ chế điều hòa để cân bằng, hạn chế sự mất nước, dẫn đến các bệnh liên quan đến nhiệt như đột quỵ bởi nhiệt và kiệt sức vì nóng.
Việc bổ sung các chất lỏng là điều rất cần thiết. Thời gian tốt nhất để tiêu thụ chất lỏng là trước khi bạn đang khát. Nếu đợi khát mới uống thì lúc đó cơ thể đã bị mất nước.
Tốt nhất là uống theo một lịch trình. Tránh các đồ uống chứa caffein hoặc rượu trong ánh mặt trời, nhiệt độ cao. Các loại đồ uống kích thích sản xuất nước tiểu, qua đó thúc đẩy tình trạng mất nước nhanh hơn.
Thức uống tốt nhất là nước lọc, nước đun sôi để nguội hay một trong các loại nước uống dành cho người tập luyện thể thao có hương vị trên thị trường. Chúng giúp thay thế các chất điện giải thông qua mồ hôi và cung cấp năng lượng carbohydrate cho cơ bắp làm việc.
Nhiều người khi ra ngoài trời nóng bức, về nhà là lao ngay vào phòng tắm hay bồn rửa mặt để dội nước lên đầu. Điều này có thể làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhưng nó không tạo ra sự thay đổi nhiệt độ bên trong cơ thể. Hãy đảm bảo rằng cơ thể được cung cấp đủ nước và các chất lỏng khác.
Luôn luôn mặc quần áo màu sáng và rộng rãi.
Bất cứ khi nào có cơ hội, hãy nghỉ ngơi trong bóng râm.
Nếu một người tiếp xúc với nắng nóng trở nên mất phương hướng hoặc bất tỉnh, can thiệp bằng các biện pháp y tế kịp thời.
Theo Lan Dương
An ninh thủ đô
Tôi không thích những cô gái c-òn t-rinh Tôi không thích những cô gái c-òn t-rinh. Không phải bởi vì họ không biết những kĩ thuật làm đàn ông điên đảo. Càng không phải vì sợ phải gánh trách nhiệm với lần đầu tiên của một người con gái. Tôi chỉ không thích làm tình với một người không thể đạt tới sự giải phóng về cả tinh thần lẫn thể...