Nguyên Phó chủ tịch nước trải lòng về trọng dụng nhân tài
Việc tuyển dụng và đề bạt trong các cơ quan Nhà nước có nhiều điểm chưa hợp lý, không ít tiêu cực nên không thu hút được nhân tài vào làm việc.
Câu chuyện “Vì sao người giỏi không về nước làm việc?” đã được đưa ra bàn luận tại Quốc hội hồi đầu tháng 11/2015 và dư luận đặc biệt quan tâm. Tại sao lại có chuyện nhiều nhân tài không muốn quay trở về quê hưởng bản quán làm việc và chúng ta phải có giải pháp quyết liệt như thế nào để khắc phục tình trạng “ chảy máu chất xám”?
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trải lòng về những trăn trở xung quanh vấn đề trên.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh: VOV
- Trong thời gian qua, du học sinh không trở về nước hay trở về thành “bất đắc chí” đã từng diễn ra. Hầu hết các Quán quân, Á quân của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia cũng ở lại nước ngoài làm việc. Thưa nguyên Phó chủ tịch nước, phải chăng là ở Việt Nam, cơ chế để họ phát huy tài năng còn quá ít?
- Nói đến nhân tài là nói đến nguyên khí của quốc gia, là sức mạnh của một đất nước. Đúng là cho đến nay, chúng ta chưa thực sự có cơ chế, chính sách thỏa đáng để phát huy vốn quý này của đất nước. Đó là nguyên nhân lớn nhất làm Việt Nam tụt hậu so với các nước khác.
Nói là chúng ta có nhiều nhân tài thì có thể là quá lạc quan, nhưng thực sự là dân tộc ta, người Việt Nam ở trong nước và định cư ở nước ngoài, không hiếm người tài giỏi, vì hiếu học, thông minh và cần cù vốn được xem là những đặc điểm nổi bật của con người Việt Nam và trên thực tế, người Việt Nam ở trong nước cũng như định cư ở nước đã xuất hiện khá nhiều người có tài.
Video đang HOT
- Chúng ta đang nhìn nhận về việc một số du học sinh không muốn về nước. Tuy nhiên, thực tế là có những người cũng rất muốn về phục vụ quê hương. Nhưng theo chia sẻ của những người từng về Việt Nam tìm cơ hội việc làm thì họ không thể thích ứng được với cách sử dụng nhân lực của ta với kiểu “nhất thân nhì quen, con cháu các cụ”. Vì thế, họ không muốn về nước, đặc biệt là không muốn làm việc cho các cơ quan Nhà nước. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
- Đúng là có hiện tượng số người đi du học nước ngoài ngày càng đông, trong đó nhiều người được nơi đào tạo đánh giá cao nhưng số đông không trở về. Hiện tượng này có bình thường không?
Nhiều ý kiến cho rằng, về hay ở lại không quan trọng, miễn là họ có thể đóng góp được cho đất nước. Ý kiến này có phần đúng nhưng trong lúc chúng ta cần nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia công nghệ, mà ta thường gọi là nhân lực chất lượng cao thì việc số người được đào tạo ở nước ngoài không về quê hương là rất đáng quan tâm. Ở đây có nguyên nhân từ hai phía, phía Nhà nước và phía người được đào tạo.
Về phía Nhà nước, có hai vấn đề cần giải quyết. Một là chính sách đãi ngộ đối với những người thật sự có năng lực được đào tạo, bất kể được đào tạo trong hay ngoài nước. Hai là điều kiện làm việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Được đào tạo bài bản về khoa học – công nghệ, nếu lại được bố trí làm công việc hành chính, dù cho giữ chức vụ cao, thì có gì tốt?
- Nhiều cán bộ còn nói rằng, với cơ chế xem xét, đánh giá, bổ nhiệm như hiện nay thì người thực sự giỏi và đàng hoàng chỉ lên được đến chức Vụ trưởng là cùng. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân mấu chốt khiến nhiều người du học không muốn trở về không, thưa bà?
-Đúng là Nhà nước chưa thực sự coi trọng trí thức, chưa có chính sách sử dụng và đãi ngộ thích hợp, do đó chưa thu hút được người tài, người có trình độ chuyên môn giỏi vào bộ máy Nhà nước. Cũng đúng là việc tuyển dụng và đề bạt trong các cơ quan nhà nước hiện nay có nhiều điểm chưa hợp lý, đấy là chưa nói đã xảy ra không ít hiện tượng tiêu cực trong công tác tổ chức – cán bộ.
Nhân đây tôi muốn nói, nhiều trí thức giàu tâm huyết cho biết, các vị ấy đã góp rất nhiều ý kiến xây dựng, chân thành và đúng đắn, nhưng không được lắng nghe nên chán nản… Đối với trí thức có lòng tự trọng, nói ra những điều suy tư vì dân, vì nước mà không được lắng nghe, không được coi trọng thì đó là một sự “thất vọng”.
- Với những nhân tài không trở về quê hương sau khi đi du học, nên chăng chúng ta cũng cần có một cách giáo dục nào đó để nhắc nhớ các em về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với quê hương, thưa bà?
- Như trên tôi đã nói, việc được đào tạo ở nước ngoài, học xong không về nước có nguyên nhân từ 2 phía: phía Nhà nước và phía người được đào tạo.
Nếu Nhà nước có cơ chế chính sách thể hiện mạnh mẽ sự trọng thị người tài dù được đào tạo ở bất kỳ đâu, ngoài nước hay trong nước, nếu Nhà nước tạo lập được những điều kiện thực tế để người được đào tạo có thực tài phát huy năng lực sáng tạo của họ thì khi đó “đất lành chim đậu”, không đâu bằng quê hương bản quán và chúng ta khỏi phải bàn về chuyện đi rồi có về hay không.
Còn đối với người được đưa đi du học, sau khi học xong mà không muốn về nước, dù lý do gì họ cũng không thực hiện được trách nhiệm đối với dân, với nước đã chắt chiu tiền của để cho họ đi học. Tuy nhiên phải nói cả trách nhiệm của ngành Giáo dục- Đào tạo.
Việc bồi dưỡng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước là nội dung giáo dục quan trọng đối với thế hệ trẻ, mà không chỉ riêng của nhà trường cũng như không chỉ dành riêng đối với một nhóm đối tượng nào.
Chúng ta cần giúp mọi thanh-thiếu niên Việt Nam thấm nhuần tình yêu đất nước, từ đó ra sức học tập, sáng tạo, đem sức lực, tài năng của mình góp phần xây dựng đất nước, để đất nước không tụt hậu, thua kém các quốc gia khác như hiện nay.
Theo Bích Lan/VOV
Thứ trưởng Bộ Nội vụ: 'Hai con tôi du học cũng không về'
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho rằng, chính sách thu hút nhân tài hiện nay chưa bền vững và phần lớn du học sinh không về nước làm việc.
Sáng 29/12, tại phiên giải trình của Chính phủ về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật thanh niên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng đề cập vấn đề thu hút nhân tài, trong đó có du học sinh.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại phiên giải trình sáng 29/12 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Trường.
Ông Thăng cho biết: "Chính sách thu hút nhân tài chưa bền vững. Thời gian qua, phong trào 'trải thảm đỏ' thu hút được nhiều người, với những khuyến khích về lương, phụ cấp, chính sách vay vốn... Sau đó, chính sách sử dụng phải theo Luật công chức, viên chức; thẩm quyền tuyển dụng, sử dụng giao cho bộ trưởng các bộ và chủ tịch UBND tỉnh. Việc thu hút, sử dụng ra sao, môi trường làm việc thế nào là một vấn đề".
Đề cập ví dụ của đại biểu Quốc hội về trường hợp 12/13 nhà vô địch Olympia không về nước sau khi du học, ông Thăng nói, phần lớn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập đều không trở về. Vị thứ trưởng cũng thừa nhận hai con mình du học cũng không về.
"Tôi nghĩ con em nhiều người ngồi ở đây cũng không về. Cá nhân gia đình tôi cũng vậy, 2 đứa không về. Ví dụ như thế thì thấy khó thật. Bây giờ tạo việc làm thế nào, thu hút làm sao, chúng tôi sẽ có báo cáo Chính phủ để xem lại chính sách", ông Thăng nói.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, quan điểm cá nhân của ông là phải có tư duy thoáng hơn. Không phải du học sinh không về nước là không yêu nước và không đóng góp cho Tổ quốc. Đây là sự cống hiến chung cho nhân loại. Có những trường hợp đưa hình ảnh Việt Nam lên rất cao, ví dụ như giáo sư Ngô Bảo Châu.
Chuyện du học sinh ở hay về không phải chủ đề mới. Tuy nhiên, vấn đề được hâm nóng dịp cuối năm qua câu chuyện của TS Doãn Minh Đăng - người từng thi Đường lên đỉnh Olympia - có nguy cơ bị ĐH Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ buộc thôi việc sau khi nói xấu trường trên Facebook.
Sau đó, Á quân Đường lên đỉnh Olympia mùa đầu tiên Nguyễn Thành Vinh cho rằng, về nước là sự lãng phí khi môi trường và cơ chế làm việc ở Việt Nam chưa phù hợp cho người tài phát triển. Nhiều du học sinh khác chia sẻ quan điểm này khi cho rằng ở đâu cũng tốt nếu có đóng góp cho quê hương.
Tuy nhiên, luồng ý kiến tranh luận đặt vấn đề, nếu ai cũng không về thì làm sao đất nước hơn? Du học sinh giỏi thì nên trở về thay đổi những bất cập, trực tiếp đóng góp cho đất nước.
Theo Zing
Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Vì sao 'chảy máu' nhân tài? Đất nước muốn phát triển, phải trông vào các tài năng và những người thật sự có năng lực. Vì thế, chúng ta phải tạo môi trường minh bạch, trong sạch để thu hút nhân tài. Tâm điểm trên các kênh truyền thông, trang mạng xã hội và cả báo giấy, báo hình, báo điện tử trong suốt mấy tuần qua là chuyện...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trợ lý Tổng thống Putin: Xung đột Ukraine lẽ ra có thể kết thúc chỉ trong vài tuần
Theo phía Liên bang Nga, hai bên đã đạt được thỏa thuận trao đổi tù binh quy mô lớn với 1.000 tù binh mỗi bên, đồng thời sẽ tiếp tục duy trì liên lạc sau khi cả hai bên chuẩn bị xong đề xuất ngừng bắn chi tiết.
Vụ nam sinh gãy 3 sườn: nghi nhắn tin với bạn gái người khác để 'chia rẽ'?
Pháp luật
16:41:10 17/05/2025
Á hậu Việt và bạn gái đồng giới "đường ai nấy đi" tan sau 2 năm yêu nhau?
Người đẹp
16:37:29 17/05/2025
Angelina Jolie "gây choáng" diện chiếc váy triệu đô trên thảm đỏ của Cannes 2025
Sao âu mỹ
16:32:27 17/05/2025
Robot hình người vào nhà máy Trung Quốc
Thế giới số
16:30:09 17/05/2025
Mẹ ruột Phan Hiển: Trẻ đẹp không kém Khánh Thi, mắng con trai bênh con dâu
Netizen
16:28:34 17/05/2025
Vụ 9 người chết và mất tích trên biển: Một năm chưa trục vớt được tàu
Tin nổi bật
16:27:41 17/05/2025
Nissan giới thiệu SUV cùng phân khúc với Toyota Fortuner, giá ngang Yaris Cross
Ôtô
16:23:34 17/05/2025
Quốc Khánh 'Ngọc Hoàng' của Táo Quân, U70 tự do tự lo không sợ độc thân?
Sao việt
16:00:57 17/05/2025
"Nhiệm vụ bất khả thi" của Tom Cruise nhận cơn mưa lời khen từ giới phê bình
Phim âu mỹ
15:34:24 17/05/2025