Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: Không chi bằng học
Theo tôi, thanh niên bây giờ phải làm nhiều việc nhưng trước hết phải học. Học thực sự, học có mục đích để giúp ích cho bản thân và cho đất nước. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần một nền giáo dục “trung thực, lành mạnh, tiên tiến”.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình (ảnh) đã chia sẻ với phóng viên Sinh Viên Việt Nam về sự thực học, trách nhiệm của sinh viên với các vấn đề của thời cuộc…
Thấy giá trị của Tự do để tin tưởng và đi tới
Thưa bà, chiến tranh đã lùi xa nhưng đất nước vẫn còn nhiều điều đáng trăn trở. Từng trải qua hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc, bà cảm nhận điều này ra sao?
Trước đây, trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cực kỳ gian khổ, khó khăn ác liệt nhưng mục tiêu rõ ràng và bối cảnh xã hội trong nước cũng như trên thế giới cũng không quá phức tạp. Lúc bấy giờ, chỉ có một con đường đi, chỉ có một mục tiêu là vì độc lập dân tộc, vì tự do của đất nước. Bây giờ, mục tiêu không đơn giản như trước, có thuận lợi là chúng ta độc lập, chúng ta làm chủ đất nước nhưng yêu cầu, nhiệm vụ lại rất nặng nề. Cũng có thể hình dung là trước đây, mình phải đập phá những cái cũ, thì nay mình phải xây cái mới. Đập phá không phải dễ, nhưng còn dễ hơn là xây.
Theo bà, đâu là giá trị và phẩm chất cốt lõi mà mỗi công dân Việt Nam cần có sau 37 năm “non sông thu về một mối”?
Tôi thấy thấm thía câu này: “Khi chúng ta giành độc lập dân tộc thì chúng ta mới giành được quyền tự do chứ chúng ta chưa có tự do”. Đúng là như vậy, chúng ta mới giành được quyền tự do nhưng tự do thực sự thì không phải là một câu thần chú (hô là có được). “Tự do” với cái nghĩa rất tốt đẹp: Tự do là tự chủ đất nước, con người phát triển theo nguyện vọng của mình… Tự do đó mới thực sự là Tự Do, mới thực sự là Hạnh Phúc.
Hiện nay, đó chính là nhiệm vụ của chúng ta: Phải xây dựng một đất nước tự do, tự do cho từng người và tự do cho cả đất nước. Bác Hồ nói đại ý rằng: Nếu chúng ta giành độc lập mà nhân dân không có hạnh phúc thì độc lập đó chưa có ý nghĩa đầy đủ. Nay chúng ta có độc lập nhưng chúng ta chưa có hạnh phúc trọn vẹn. Người nghèo trong xã hội chúng ta còn nhiều. Hãy tự vấn về cuộc sống xung quanh: Những cháu nhỏ được chăm sóc như thế nào, người già được chăm sóc ra sao… nhất là những vùng xa xôi, chúng ta còn nghèo khó lắm. Bây giờ, chúng ta phải kiến tạo hạnh phúc, dù việc này rất khó. Đây không chỉ là việc của một số người tiên phong mà phải là sự hiệp tâm của tất cả mới làm được, nó khó ở chỗ đó.
Đối với các bạn sinh viên, có thể coi các bạn là nguyên khí của quốc gia. Các bạn phải nhận thức được rằng, nhiệm vụ của các bạn rất nặng nề. Phải tự hào là mình có quyền tự do, mà không phải ai cũng có được điều đó, phải thấy được công lao của người đi trước, phải thấy được truyền thống, tố chất của người Việt Nam… để tin tưởng và đi tới.
Từng là một chính trị gia, đi nhiều, trải nghiệm nhiều, cảm thức của bà sau mỗi chuyến đi là gì?
Nói thật, đi nhiều nước, thấy dân tộc mình anh hùng, cả thế giới khâm phục, nhưng nhìn lại mình thì còn nhiều thứ yếu kém! Cụ Phan Châu Trinh cách đây gần một thế kỷ có nói: “Chúng ta đánh thua Pháp vì chúng ta kém họ cả một thời đại”, họ là công nghiệp rồi mình vẫn còn phong kiến. Đó cũng nói lên sự chậm phát triển của chúng ta, cả về trình độ về khoa học và cả về mặt văn minh. Bây giờ, đó vẫn là câu chuyện thời sự. Tôi rất thích câu hát của thanh niên: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc”. Phải làm cho nhiều thanh niên hiểu rõ được điều đó để ra sức học tập, phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh.
“Thực học, thực hành”
Bà là cháu ngoại cụ Phan Châu Trinh, triết lý nào ở cụ mà bà thấy tâm đắc nhất?
Cụ nói “không chi bằng học”, đưa quan điểm “nâng dân trí”, “chấn dân khí”, thực hiện được hai điều này mới có hạnh phúc – “hậu dân sinh”. Trước tiên, đất nước phải được độc lập, nay mình đã độc lập rồi, phải lo dân trí, nhưng dân trí của ta nhìn chung còn thấp! Xe cộ lạng lách như thế này là thiếu dân trí, làm buôn bán mà gian dối là thiếu dân trí…
Chúng ta đã coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”, vậy nhưng tại sao vẫn có tình trạng trên, thưa bà?
Chính sách đó hết sức đúng, nhưng chúng ta nói mà không quyết liệt làm. Trước yêu cầu to lớn của đất nước, hiện nay, chúng ta càng phải tập trung vào lĩnh vực này. Có kinh nghiệm nhiều nước rồi! Nước Nhật bứt phá vươn lên được như ngày nay là nhờ vào giáo dục. Người Hàn Quốc cũng vậy… Ở nhiều nước phát triển, họ cũng đi lên bằng giáo dục. Nền giáo dục đó vì con người, đào tạo ra được những con người có chất lượng, có trình độ. Do trình độ dân trí mình còn thấp nên trình độ về văn hóa, kinh tế cũng hạn chế, cho nên phải thấy giáo dục là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Đâu là căn bệnh lớn nhất của nền giáo dục Việt Nam hiện nay?
Bây giờ, hiện tượng khá phổ biến là chạy theo điểm số. Không ít sinh viên cũng chạy theo bằng cấp chứ không phải là nghĩ đến vấn đề nâng trình độ của mình. Bằng cấp không thể tạo ra năng lực, làm ra của cải cho xã hội… Theo tôi, thanh niên bây giờ phải làm nhiều việc nhưng trước hết phải học. Học thực sự, học có mục đích để giúp ích cho bản thân và cho đất nước. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh đến việc chúng ta cần một nền giáo dục “trung thực, lành mạnh, tiên tiến”.
Thưa bà, trong cuộc sống của bà, bà tôn thờ điều gì nhất?
Trung thực. Tôi cho rằng, con người trước hết phải trung thực thì mọi thứ khác sẽ tốt lên. Đảng viên mà không trung thực thì không phải đảng viên nữa, con người không trung thực thì không phải con người tốt. Trung thực với mình, với bạn bè, với đất nước…
Sức mạnh nội lực là chủ quyền quốc gia
Để đất nước được độc lập, ta đã phải đổ xương máu. Nhưng để giữ nước, theo bà, điều cốt lõi người trẻ phải làm gì?
Khi tôi xem những sơ đồ về kinh tế và năng suất lao động thấy giá trị gia tăng của ta ngày càng thấp. Như vậy thì gay quá! Nước mạnh là phải mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa… Nhưng nền kinh tế của mình có giá trị gia tăng ngày càng thấp thế này thì làm sao?! Cho nên, muốn bảo vệ độc lập dân tộc thì trước hết nội lực phải mạnh, mà cái gốc vẫn là thế mạnh về kinh tế.
Kinh tế của mình còn yếu, kể cả nông nghiệp! Nông nghiệp là lĩnh vực tưởng chừng như có thế mạnh nhất, nhưng ta vẫn phải mua bao nhiêu thứ (từ giống đến phân bón…) từ nước ngoài… Mà những việc này mình có thể làm được! Tại sao không làm?
Ngày xưa, trong chiến tranh, sau mỗi trận thắng bà thường nghĩ đến điều gì?
Thắng trận, ta có quyền phấn khởi nhưng không bao giờ được tự mãn vì nhiệm vụ trước mắt ngày càng khó hơn, nặng hơn. Hồi trước, tôi nghĩ hòa bình lập lại rồi, mình chẳng cần đi đâu hết, chỉ cần ở nhà. Nhưng thực tế cho thấy, hòa bình rồi mà bao nhiêu việc còn ngổn ngang…
Nhiều người thì cho rằng, ta ngủ quên trên chiến thắng ở thời bình… Bà nghĩ sao?
Khi ta xuất phát từ điểm 0 đi lên, thì có thể nhanh nhưng sau đó không phải dễ dàng. Khi có đường lối Đổi mới, giải phóng sức lao động, mở cửa… ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Nhưng để tiếp tục ta cần có những yếu tố vững chắc. Phải đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả, có nghĩa là không phát triển theo bề rộng mà phải phát triển bền vững. Những khó khăn lớn về kinh tế, xã hội hiện nay của ta có phần do ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu nhưng chủ yếu là do sự yếu kém chủ quan của chúng ta.
Trong chiến tranh, để chiến thắng kẻ thù, theo bà, yếu tố nào là quan trọng?
Có rất nhiều yếu tố, nhưng niềm tin là trước hết. Có một điều lạ là từ khi tôi tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, có lúc tưởng chừng khó khăn, ghê gớm… nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ mình có thể thất bại. Một nguyên nhân quan trọng là chúng ta đã có những nhà lãnh đạo xuất sắc. Cho nên chủ trương của Đảng đưa ra là tất cả các đảng viên và toàn dân hăng hái thực hiện, bất chấp gian khổ, hy sinh. Và chúng ta đã chiến thắng.
Trong thời bình, trên một chặng đường dài đến đích của thành công, niềm tin cũng rất quan trọng. Hiện tại, về giá trị niềm tin, bà thấy thế nào?
Bây giờ, mình phải thực hiện nhiều mục tiêu, cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, an ninh quốc phòng… Yêu cầu cao, tình hình khó khăn, càng phải có niềm tin, có sự đoàn kết mạnh mẽ. Để tạo được niềm tin, cần làm cho người dân thấy rõ đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước là đúng, và họ tin lãnh đạo của mình sáng suốt, hành động vì lợi ích đất nước. Phải cho dân thấy, lãnh đạo và nhân dân đang cùng đi trên một con thuyền, theo một mục tiêu: Đó là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, tiến lên CNXH trước mắt là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Xin cảm ơn bà và chúc bà mạnh khỏe!
Theo Lê Ngọc Sơn
SVVN
Tìm hướng đi cho cải cách giáo dục
Sáng nay 27/9, Ban Tuyên giáo Trung ương đã tổ chức tọa đàm "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo". Nhiều chuyên gia giáo dục tâm huyết đã chia sẻ góp ý sâu sắc đối với phát triển giáo dục nước nhà.
Cần rũ bỏ hình thức áp đặt
Phát biểu tại buổi tọa đàm, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình khẳng định: "Muốn giáo dục đổi mới căn bản, toàn diện nhất thiết phải thay đổi cách nghĩ, cách làm giáo giáo dục".
Phân tích về vấn đề này, bà Bình cho rằng: "Muốn chuyển biến căn bản và toàn diện thì nhất thiết phải cải cách giáo dục. Đổi mới hay cải cách, trong trường hợp này, không đơn thuần là khác biệt về câu chữ. Đổi mới chắp vá, thiếu một tầm nhìn tổng thể, một kế hoạch đồng bộ như những năm qua và ngay như hiện nay, khi chưa có một đề án tổng thể, chưa xác định rõ phương hướng của cả hệ thống giáo dục mà đã tính chuyện làm mới chương trình và sách giáo khoa, thì đổi mới cách ấy còn xa mới có tính căn bản và toàn diện. Vấn đề hết sức cấp bách hiện nay là tình trạng mất cân đối giữa ba bộ phận chính của hệ thống giáo dục là giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Do đó, cần phải rà soát, xác định rõ vị trí và mục tiêu cụ thể của từng bộ phận cũng như từng cấp học, từ đó cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghĩa là điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của mỗi bộ phần và cả hệ thống".
Về nội dung và phương pháp giáo dục, theo nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Muốn có chương trình mới thì cần phải đổi mới quan niệm về sứ mạng và mục tiêu giáo dục, về kiến thức và kỹ năng, về cách dạy và cách học, để chọn ra được những nội dung đích thực là phổ thông, đích thực là cơ bản. Nhưng muốn thế phải có tầm nhìn xa và dự báo được xu thế phát triển. Với cách cắt xén chương trình để "giảm tải" cập rập như chúng ta vừa thực hiện đầu năm học này, tôi lo rằng, việc làm chương trình sắp tới khó bảo đảm được chất lượng như mong muốn.
Cần phải rũ bỏ hình thức áp đặt, thay vào đó, hết sức coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Chỉ có như vậy nhà trường mới đào tạo được những công dân tự tin, tự chủ, tự lập để có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội" - bà Bình nhấn mạnh.
Các đại biểu tại buổi tọa đàm "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo" do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng nay 27/9. (Ảnh: Hồng Hạnh)
Đồng quan điểm với bà Bình, PGS. TS Trần Quốc Toản cho rằng: "Nhận thức đúng, sâu sắc tinh thần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta cần phải làm rõ và trả lời 3 câu hỏi: Vì sao lại phải đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục? Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục là đổi mới thế nào? Làm thế nào để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục?".
Theo PGS Trần Quốc Toản, "đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục" trước hết cần nhận thức sâu sắc tính cách mạng và khoa học của quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục. Đây không phải là những sửa đổi, điều chỉnh nhỏ lẻ, cục bộ, mang tính bề mặt. PGS.TS Trần Quốc Toản đưa ra ví dụ về việc giảm tải chương trình giáo dục phổ thông. Giảm tải chương trình giáo dục phổ thông không chỉ đơn giản là giảm khối lượng và độ khó kiến thức như Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo là loại bỏ những phần trùng lặp, những phần được cho là quá khó; mà bao trùm hơn là cần xác định rõ mục tiêu giáo dục phổ thông có cần đổi mới không? Tương quan giữa giáo dục nhân cách, cung cấp kiến thức và giáo dục kỹ năng có cần thay đổi không? Thay đổi như thế nào? Tỷ lệ và tương quan 3 mặt giáo dục đó ở các cấp Tiểu học, THCS,THPT có cần thay đổi không?... Rõ ràng vấn đề giảm tải giáo dục phổ thông không được nghiên cứu thấu đáo trong những tương quan trên thì việc thực hiện sẽ chỉ là sự "chữa cháy", không cơ bản, không đạt được những mục tiêu quan trọng hơn đối với giáo dục phổ thông.
Còn theo GS Hoàng Tụy, giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và đối xử như một hệ thống phức tạp. Có nghĩa là khi hệ thống đó lâm vào khủng hoảng triền miên, thì những điều chỉnh cục bộ, qua cơ chế phản hồi, kiểu như đổi mới vụn vặn mấy năm qua chẳng những không có tác dụng mà còn có thể làm tình hình tồi tệ, rối ren thêm. Lối ra duy nhất lúc này là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống.
GS Hoàng Tụy đưa ra 4 vấn đề nhằm thay đổi được giáo dục một cách toàn diện và cơ bản. Đó là thay đổi cơ bản cách học và thi; Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục phổ thông và dạy nghề. Đây chính là vấn đề giáo dục phải phù hợp với nhu cầu và khả năng của xã hội; Cải cách mạnh mẽ, hiện đại hóa đại học. Cụ thể, cải thiện chất lượng đầu vào, thay đổi phương thức đào tạo, tháo gỡ các rào cản nghiên cứu khoa học; Vấn đề cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo chức.
Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
Một trong những vấn đề quan trọng trong tọa đàm "Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo" mà nhiều đại biểu nhắc tới là đội ngũ giáo viên. Về thực trạng các trường sư phạm hiện nay, theo PGS. TS Nghiêm Đình Vì - Ban Tuyên giáo Trung ương, chất lượng đào tạo của nhiều trường sư phạm chưa được cải thiện nhiều, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tiễn. Vấn đề bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa có quy hoạch chiến lược, dài hạn cho toàn ngành. Đội ngũ giảng viên sư phạm vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, tính tỷ lệ tiến sĩ trong các trường cao đẳng sư phạm, ĐH sư phạm vẫn thấp hơn so với tỷ lệ chung của giáo dục đại học. Do đó, chưa tạo nên bước đột phá đáng kể về chất lượng đào tạo.
Ông Vì kiến nghị: "Cần sớm xây dựng Chiến lược phát triển ngành Sư phạm; tiếp tục nghiên cứu mô hình đào tạo giáo viên trong quá trình hội nhập quốc tế; tiến hành đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp ở các trường ĐH sư phạm. Hiện nay, xu hướng tích hợp vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng vào đổi mới chương trình và sách giáo khoa THPT. Căn cứ vào tình hình hội nhập quốc tế và sự thay đổi đổi nghề, tôi đề nghị với việc đào tạo giáo viên, một mặt vẫn tiếp tục đào tạo như hiện nay, nhưng sẽ nghiên cứu đề đào tạo giáo viên dạy tích hợp hai môn. Đó là Sử - Địa hoặc Sử - Chính trị, Toán - Lý, Hóa - Sinh... đây cũng có thể là đi tắt đón đầu cho việc nghiên cứu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam và phục vụ đổi mới chương trình, sách giáo khoa".
Về vấn đề này, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đề nghị: "Phải sớm cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và phải thay đổi chính sách đãi ngộ để nhà giáo sống được bằng lương và các khoản phụ cấp nghề nghiệp chứ không để các thầy cô giáo sống bằng dạy thêm hoặc bằng một nghề nào khác".
"Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với người thầy giáo" - GS Hoàng Tụy nhấn mạnh.
Còn GS.TSKH Vũ Ngọc Hải, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho hay: "Cần chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục theo giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Cụ thể, tập trung đầu tư phát triển các trường ĐH sư phạm trọng điểm, các trường ĐH sư phạm kỹ thuật và các khoa sư phạm kỹ thuật tại các trường ĐH. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ tạo động lực, cho các nhà giáo, cán bộ nghiên cứu và quản lý giáo dục. Có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước, đặc biệt là người VN ở nước ngoài về nước tích cực tham gia quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút học sinh giỏi vào học ngành sư phạm".
Theo DT
Đầu tư giáo dục, trước mắt phải chịu lỗ Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trò chuyện về việc bà tham gia Hội đồng quản trị ĐH Phan Châu Trinh, với lời khẳng định, trường đã trở về đúng với định hướng ban đầu: phi lợi nhuận, tạo không khí dân chủ, trung thực, phát huy hết mức khả năng của thầy và trò để đạt hiệu quả đào tạo cao...



Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê
Hậu trường phim
23:49:44 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
Sao việt
23:44:47 23/02/2025
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
Thế giới
23:43:14 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
Pháp luật
23:40:11 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời
Sao châu á
23:35:14 23/02/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng
Phim việt
23:32:17 23/02/2025
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
23:12:09 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025