Nguyên phi Ỷ Lan giúp vua Lý Thánh Tông trị nước
Nguyên phi Ỷ Lan là một trong những phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử nước ta. Bà từng giúp vua trị nước, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho người dân.
Năm 1062, vua Lý Thánh Tông lo lắng tuổi đã cao mà chưa có con trai nối nghiệp nên ông thường xuyên đi lễ chùa cầu tự. Mối tình giữa vua và Nguyên phi Ỷ Lan nảy nở từ những chuyến đi ấy.
Mối tình cô gái hái dâu và vua Lý Thánh Tông
Một lần, nghe lời khuyên của thái giám hầu cận, vua đến thăm chùa Dâu ở Kinh Bắc đúng lúc nơi đây đang mở hội.
Khi qua Thổ Lỗi (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội), vua tình cờ nghe thấy tiếng hát trong trẻo vang lên từ ruộng dâu bèn cho người tìm hiểu. Đó là giọng hát của cô gái Lê Thị Yến Loan, làm nghề hái dâu chăn tằm, người làng Thổ Lỗi.
Vua cho gọi, hỏi vì sao không nghênh giá, nàng trả lời: “Thiếp là con nhà nghèo hèn, phải làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu có dám mong đi xem rước mà nhìn mặt rồng”. Vua cảm mến đưa cô gái về cung, phong làm Ỷ Lan phu nhân (chữ “ỷ lan” nghĩa là tựa gốc cây lan).
Việc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Tục truyền, vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân…”.
Năm 1066, Ỷ Lan phu nhân có mang và sinh ra hoàng tử Càn Đức. Sau đó, vua lập tiểu hoàng tử làm hoàng thái tử, phong Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi, đổi tên hương Thổ Lỗi thành hương Siêu Loại, đại xá thiên hạ.
Năm 1068, Thần phi sinh thêm con trai nữa và được vua phong làm Nguyên phi, địa vị trong hậu cung chỉ sau Dương hoàng hậu.
Nguyên phi Ỷ Lan nổi tiếng là phụ nữ tài năng và hiểu biết. Ngay khi vào cung, bà không lo chăm nhan sắc mong chiếm được tình yêu của vua mà khổ công học hỏi, nghiền ngẫm thi thư, giúp vua chăm lo việc nước.
Một lần, nhân tiết trời thu mát mẻ, vua sai người mời Nguyên phi Ỷ Lan đến cùng uống rượu, ngắm hoa. Tuy nhiên, bà từ chối vì đang đọc dở cuốn thi thư. Vua cũng không trách mắng mà còn tỏ ý khen ngợi.
Cuối ngày hôm đó, bà đến mong vua thứ lỗi. Vua Lý Thánh Tông bèn hỏi bà về kế trị nước, an dân.
Bà đáp: “Thiếp thân nữ nhi, tầm nhìn hạn hẹp nhưng hoàng thượng đã hỏi thì cũng xin có đôi lời. Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc trị nước giống như thuốc đắng uống vào khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người”.
Bà cho rằng nước muốn mạnh, vua phải nhân từ với muôn dân. “Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ hùng cường”, Nguyên phi Ỷ Lan nói.
Video đang HOT
Lời tâu về kế trị nước của Nguyên phi Ỷ Lan khiến vua Lý Thánh Tông nể phục.
Nguyên phi giúp vua trị nước
Năm 1069, quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan.
Bà không quản ngại khó khăn, vất vả, đến nhiều nơi để hiểu được đời sống của muôn dân. Chính nhờ chuyến đi này, bà giúp dân thoát khỏi cơ cực cũng như trấn an dân chúng, củng cố triều cương.
Tượng hoàng thái hậu Ỷ Lan tại Đền thờ bà ở Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: VOV.
Năm đó đại hạn, người dân đói kém, mất mùa phải tha hương cầu thực rất cực khổ. Sau khi dò hỏi, bà nghi ngờ quan lại địa phương ăn chặn phần gạo phát chẩn của triều đình, bèn sai người tìm hiểu.
Cận vệ bẩm báo trong vùng có phú hào họ Phạm là bà con thân thích của phủ nha, chúng thao túng lượng lớn gạo trong vùng rồi bán với giá cắt cổ. Chúng cũng thu mua, tích trữ gạo phát chẩn của phủ nha và triều đình.
Nguyên phi giận dữ, quyết tâm trừng trị tham quan ô lại, cường hào ác bá. Bọn chúng không những tham tiền của mà còn giết người không ghê tay nên để tránh đánh rắn động cỏ, bà quyết định âm thầm hành động.
Nguyên phi Ỷ Lan sai thị nữ về báo tin cho thái sư ở kinh thành. Bà cùng cận vệ và một thị nữ khác ở lại, đóng giả thương lái, mua bán lương thực, từng bước tìm đủ nhân chứng, vật chứng, chờ khi thị nữ kia trở lại cùng quan quân mới ra mặt trừng trị bọn cường hào, tham quan.
Dân chúng biết có người phát chẩn bèn kéo về nhận gạo. Bọn cường hào không bán được gạo liền tức tối, bẩm báo quan.
Quan địa phương cấu kết với gian thương, bắt bà về quan phủ, khép tội gây rối loạn giao thương, làm náo loạn trên phố, đòi phạt bà 50 trượng, tịch thu số gạo. Đúng lúc đó, thái sư Lý Đạo Thành dẫn quân đến, trừng trị đích đáng những kẻ cường quyền chuyên ức hiếp dân chúng.
Trong khi bà cai quản đất nước, muôn dân ấm no, sung túc, đội quân đi dẹp Chiêm Thành của vua Lý Thánh Tông gặp nhiều bất lợi. Để bảo toàn lực lượng, vua quyết định rút quân.
Tương truyền, trên đường rút qua châu Cư Liên, vua gặp người đốn củi bèn cho gọi ông ta lại và hỏi về tình hình cuộc sống người dân vùng đó. Người này đáp cuộc sống của dân no đủ, ai cũng vui mừng phấn khởi, chăm chỉ làm ăn.
Vua hỏi ra mới biết Nguyên phi Ỷ Lan hết lòng giúp đỡ dân chúng trong lúc hạn hán mất mùa, trừ gian diệt ác, trừng trị bọn cường hào ức hiếp dân lành, mang lại cuộc sống yên ấm an vui cho người dân khắp nước Đại Việt.
Biết rõ câu chuyện, vua Lý Thánh Tông thầm nghĩ: “Nguyên phi là phận nữ nhi yếu ớt mà còn làm được việc nước như thế. Ta là bậc thiên tử, chưa đánh đã vội ra lệnh lui quân, thật chẳng đáng hổ thẹn lắm sao?”.
Vua bèn hạ lệnh cho quân lính tiếp tục hành quân lên đường, quyết hạ Chiêm Thành.
Cuối cùng, nhờ có Nguyên phi Ỷ Lan giúp đỡ trị nước, nhà vua đem quân đánh thắng Chiêm Thành, đất nước Đại Việt trong ấm ngoài êm, nhân dân no đủ.
Theo Zing
Cuộc đời binh nghiệp của quan nhiếp chính 96 tuổi Thái Lan
Quan nhiếp chính Prem Tinsulanonda là người có sức ảnh hưởng rất lớn trên chính trường Thái Lan và có mối quan hệ gần gũi với Quốc vương Bhumibol.
Chủ tịch Hội đồng cơ mật hoàng gia Thái Lan Prem Tinsulanonda. Ảnh: Bangkok Post
Sau khi Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej qua đời, Chủ tịch Hội đồng cơ mật Thái Lan, tướng Prem Tinsulanonda lên giữ quyền nhiếp chính theo quy định của hiến pháp Thái Lan, do Thái tử hoãn lại việc kế vị.
Ông Prem Tinsulanonda, 96 tuổi, có gốc gác ở miền nam Thái Lan, là tâm phúc gần gũi nhất của Quốc vương trong suốt 4 thập kỷ trị vì cuối cùng của ông, theo BBC.
Sinh ở tỉnh Songkhla năm 1920, ông bắt đầu cuộc đời binh nghiệp vào năm 1941. Vào thập niên 1950 và 1960, ông Tinsulanonda được đào tạo quân sự tại Mỹ.
Từ cuối thập niên 1950, khi Thái Lan bị đặt dưới quyền cai quản của một loạt chính phủ quân sự, ông Tinsulanonda vừa là sĩ quan quân đội vừa là quan chức chính trị. Ông đảm nhận vai trò chính trị đầu tiên vào năm 1959, với tư cách là thành viên của ủy ban soạn thảo hiến pháp Thái Lan. Sau đó, ông trở thành thượng nghị sĩ và cuối cùng làm thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan vào năm 1977. Ông thăng tiến nhanh chóng trong quân đội và có lẽ vai trò quan trọng hơn cả là sĩ quan hầu cận của hoàng gia vào năm 1968 và năm 1975, thời điểm ông được Quốc vương Bhumibol chú ý.
Sự ủng hộ của hoàng gia có lẽ đã hỗ trợ nhiều cho con đường thăng tiến của ông Tinsulanonda lên vị trí quyền lực nhất trong quân đội vào năm 1978, khi ông vượt qua các ứng cử viên sáng giá khác để ngồi vào ghế tổng tư lệnh quân đội. Sự hậu thuẫn của hoàng gia cũng một phần giúp cho tướng Tinsulanonda ngồi vào ghế thủ tướng năm 1980, trong bối cảnh Thái Lan đang trong chế độ quân quản.
Ông giữ chức thủ tướng trong 8 năm, một nhiệm kỳ chưa có tiền lệ. Trong thời gian này, Thái Lan bắt đầu trở nên ngày càng ổn định và thịnh vượng.
Chìa khóa của sư ổn định này là mối quan hệ hợp tác gần gũi giữa ông Tinsulanonda và Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
Nổi tiếng với tính kỷ luật cao cũng như sự thận trọng, tướng Tinsulanonda có sức hút đối với Quốc vương, người không thích đối mặt với nền chính trị thường hỗn loạn của Thái Lan.
Sự ủng hộ của cá nhân Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã giúp tướng Tinsulanonda vượt qua hai vụ đảo chính do các phe phái quân đội bất mãn tiến hành vào năm 1981 và 1985. Đổi lại, ở cương vị thủ tướng, ông Tinsulanonda đã thúc đẩy hoàng tộc như một chính thể không thể thiếu được ở Thái Lan. Dưới thời kỳ cầm quyền của tướng Tinsulanonda, nền kinh tế Thái Lan bắt đầu tăng trưởng mạnh.
Khi tướng Tinsulanonda rời ghế thủ tướng năm 1988, ông ngay lập tức được cất nhắc vào ghế chủ tịch Hội đồng cơ mật hoàng gia Thái Lan, một ban cố vấn cho Quốc vương. Ông giữ cương vị này từ đó cho đến nay.
Quốc vương Bhumibol Adulyadej (phải) và Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda vào năm 1981. Ảnh: AP
Sức ảnh hưởng lớn
Sự nghiệp quân đội lâu năm đã giúp ông có sức ảnh hưởng không ai sánh được trong các lực lượng vũ trang. Ông cũng chứng tỏ mình là một người xây dựng mạng lưới rất khéo trong giới kinh doanh thượng lưu. Tướng Tinsulanonda được cho là có tác động quyết định đến các đề bạt trong quân đội, cho đến khi Thái Lan bầu ra thủ tướng theo chính sách dân túy là ông Thaksin Shinawatra năm 2001.
Khi ông Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính của quân đội tháng 9/2006, những người ủng hộ ông cáo buộc tướng Tinsulanonda đã tổ chức cuộc đảo chính. Hai tháng trước đó, chủ tịch Hội đồng cơ mật, trong một bài phát biểu trước các sĩ quan quân đội, đã so sánh Thái Lan với đàn ngựa. Ông ví thủ tướng chỉ là người nài ngựa còn Quốc vương mới là chủ đàn ngựa.
Tướng Tinsulanonda làm việc cho đến tận ngày nay. Ở tuổi 96, ông vẫn thường xuyên cảnh báo về mối đe dọa của nạn tham nhũng đối với xã hội Thái Lan. Ông được cho là đã mất một số ảnh hưởng sau cuộc đảo chính vào năm 2014, được tiến hành bởi nhóm sĩ quan thuộc bộ phận cận vệ của Hoàng hậu Thái Lan. Dư luận vẫn tiếp tục suy đoán về mức độ ảnh hưởng của ông trước các sự kiện hiện nay.
Theo BBC, tướng Tinsulanonda là người gây tranh cãi ở Thái Lan. Một số ý kiến cho rằng động thái can thiệp không ngừng của ông đã góp phần khiến cho nền chính trị Thái Lan rơi vào tình trạng bất ổn trong thập kỷ qua. Một số người khác thì ghi nhận ông có công trong việc củng cố mối quan hệ đối tác quân đội - hoàng cung, giúp duy trì các thời kỳ ổn định trong quá khứ và giúp nâng cao tầm vóc đặc biệt của Quốc vương Bhumibol Adulyadej.
"Prem Tinsulanonda là người đóng vai trò quan trọng trên chính trường Thái Lan kể từ thập niên 1980 và ông cũng là cánh tay phải của Quốc vương Bhumibol Adulyadej", Patrick Jory, chuyên gia ở Đại học Queenland, Australia nhận định.
Hồng Vân
Theo VNE









Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bệnh xá đảo Trường Sa cấp cứu ngư dân
Sức khỏe
21:06:00 09/04/2025
Nhóm nhạc 5 triệu bản làm 1 điều bất ngờ tại Việt Nam
Nhạc quốc tế
21:05:57 09/04/2025
Phát hiện thi thể đang phân hủy trôi dạt trên biển Phú Yên
Tin nổi bật
21:04:18 09/04/2025
Điều đẹp nhất hôm nay khiến hơn 1 triệu người Việt phải dừng lại!
Netizen
21:01:16 09/04/2025
Bắt nóng nghi phạm trộm cắp tài sản của du khách
Pháp luật
21:01:05 09/04/2025
5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Thế giới
20:56:41 09/04/2025
Động thái mới nhất của bạn thân HIEUTHUHAI giữa loạt tin đồn tiêu cực về chuyện tình yêu 8 năm
Nhạc việt
20:55:36 09/04/2025
Chứng "ám ảnh" của David Beckham khiến vợ con khó chịu
Sao thể thao
20:35:16 09/04/2025
Nóng: Lộ ảnh Kim Sae Ron hẹn hò trai lạ vào năm 2019, Kim Soo Hyun được "tẩy trắng"?
Sao châu á
20:21:10 09/04/2025
Netizen đổ xô vào xem 1 giờ đêm Bình An bị vợ Á hậu nhất quyết đòi làm 1 việc
Sao việt
20:10:55 09/04/2025