Nguyên nữ hiệu trưởng khiếu nại kết luận thanh tra về lạm thu
Cho rằng kết luận của Thanh tra huyện An Dương (Hải Phòng) không khách quan, nguyên nữ hiệu trưởng trường tiểu học Đặng Cương khẳng định sẽ khiếu nại.
Thêm một hiệu trưởng ở Hải Phòng bị đình chỉ công tác
Ngày 7/10, cổng thông tin huyện An Dương (TP Hải Phòng) đăng tải kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của phụ huynh năm học 2017-2018; việc quản lý, sử dụng viên chức hợp đồng lao động tại trường Tiểu học Đặng Cương.
Theo kết luận thanh tra, trường Đặng Cường đã vận động ủng hộ cơ sở vật chất khối lớp 1 hơn 200 triệu đồng khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép. Kế hoạch thu chi chưa niêm yết công khai, chưa được triển khai đến từng cha mẹ học sinh. Nhà trường thông báo, thu tiền may đồng phục không đúng với chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thanh tra huyện An Dương cho rằng ban đại diện cha mẹ học sinh vi phạm điều lệ của Sở Giáo dục khi tự vận động lắp điều hòa. Toàn bộ khoản thu chi trong hè, trong năm học không được theo dõi trong hệ thống sổ sách kế toán. Việc ký hợp đồng học kỹ năng sống với Trung tâm D.O.M.E được cho là sai vì đơn vị này chưa được cơ quan chức năng cấp phép.
Kết luận thanh tra còn chỉ rõ, việc quản lý, sử dụng viên chức của trường Đặng Cương còn lỏng lẻo, nhận xét đánh giá theo chủ quan của người đứng đầu là hiệu trưởng. Việc chấm dứt hợp đồng lao động chưa đảm bảo đúng quy trình, không kiểm tra, thông báo chấm dứt hợp đồng với hai cán bộ trong trường là thiếu khách quan, vi phạm luật viên chức.
UBND huyện An Dương yêu cầu trường Tiểu học Đặng Cương trả lại phụ huynh khoản tiền học kỹ năng sống, tiền trải nghiệm ngoại khóa, tiền thừa mua hồ sơ nhập học (nếu có), tiền tạm thu đầu năm, tiền quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Trường phải nhập toàn bộ nguồn tiền thu chi vào sổ sách kế toán, hủy bỏ kết quả chấm dứt hợp đồng với hai nhân viên.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress, bà Lê Thị Thu Thủy, nguyên Hiệu trưởng Tiểu học Đặng Cương, cho biết không bất ngờ về kết luận thanh tra. Bởi bản dự thảo đã được đọc cho tập thể giáo viên, Ban đại diện phụ huynh học sinh nghe vào chiều 3/10. Ngay tại buổi công bố dự thảo, bà Thủy đã bày tỏ không nhất trí với bất kỳ nội dung nào, đồng thời có đơn đề nghị đoàn cung cấp cho một bản kết luận để trên cơ sở đó giải trình, nhưng bị từ chối.
Theo bà Thủy, thời điểm đoàn thanh tra vào làm việc thì hầu hết tài liệu, sổ sách liên quan đang được Phòng Cảnh sát điều tra kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP Hải Phòng) thu giữ từ tháng 7/2017, đến nay chưa trả lại nhà trường. Việc PC46 vào cuộc được xác định là nhận được đơn của hai nhân viên từng làm việc trong trường. Không có tài liệu để giải trình với đoàn thanh tra, bà Thủy đề nghị đoàn phối hợp với công an để đối chiếu, song không được ghi nhận.
“Khi nhận được thông báo kết luận chính thức, tôi sẽ có đơn khiếu nại gửi cơ quan có thẩm quyền và đề nghị khởi kiện về hành vi cố tình kết luận sai sự việc tại trường Tiểu học Đặng Cương, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của cá nhân tôi cũng như cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường”, bà Thủy nói.
Trước đó ngày 20/9, UBND huyện An Dương có quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày đối với Hiệu trưởng Lê Thị Thu Thủy để làm rõ thông tin được cho là sai phạm ở Trường tiểu học Đặng Cương theo đơn tố cáo của nguyên thủ quỹ của trường. Đến ngày 22/9, bà Thủy đã có đơn xin thôi việc.
Theo VNE
Hiệu trưởng Anh kể chuyện dạy học trong vườn trường
Từ một khu vườn, giáo viên có thể xây dựng chương trình giảng dạy cho nhiều môn học, giúp tăng hiệu quả học tập và khiến trẻ hạnh phúc hơn.
Tim Baker, hiệu trưởng trường tiểu học Charlton Manor (London), một trong hàng nghìn trường tham gia Chiến dịch Vườn trường của Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (RHS) chia sẻ trên The Guardian ngày 29/9 về tác động của khu vườn trong việc phát triển kỹ năng học tập của trẻ.
Đó là năm 2004, khi tôi quyết định xây dựng khu vườn tại trường tiểu học Charlton Manor, tận dụng khu đất bỏ hoang trong khuôn viên. Tôi đã đọc nhiều tin tức cho thấy trẻ thiếu kiến thức về nguồn gốc của thức ăn, không hề cảm nhận được sự liên quan giữa xã hội và thực phẩm. Lý do vô cùng rõ ràng: Chúng ta đã không còn giáo dục con trẻ về thực phẩm trong trường học như trước.
Tôi nhận thấy khu vườn là cơ hội để trẻ được học một cách thực tế trong bối cảnh ngoài trời, hiểu về tầm quan trọng của việc ăn trái cây và rau củ. Nhưng tôi còn muốn sử dụng nó để đề cập đến các chủ đề khác: chu kỳ sống, thực vật hạt kín, hiện tượng thụ phấn, đặc điểm thích nghi, hình thành kỹ năng viết sáng tạo và viết báo cáo. Tôi tin rất nhiều môn học có thể được dạy hiệu quả trong một khu vườn, kích thích mức độ hoạt động của học sinh và khuyến khích làm việc theo nhóm.
Khu vườn dần trở thành trọng tâm trong chương trình giảng dạy tại trường tiểu học của thầy Tim Baker. Ảnh: Alamy
Với nhiều giáo viên phải đối mặt với những câu nói của trẻ như "Đó không phải lỗi của em" hoặc "Không phải chỉ mình em làm", đây là cơ hội để phát triển tinh thần trách nhiệm của chúng. Chúng tôi đưa trẻ ra khu vườn địa phương để truyền cảm hứng, giúp chúng hình dung vườn trường cần có những gì. Từ đó, chúng lên ý tưởng về khu vực trồng trái cây và rau củ, hồ nước tự nhiên với cây cầu vắt ngang qua để ngắm cảnh, quan sát cuộc sống của cá và chim muông. Ngoài ra, một nhà kính được thiết lập trong mê cung, giúp tạo ra vẻ bí hiểm cho khu vườn.
Bốn năm sau, làm vườn trở thành một phần trọng tâm trong chương trình giảng dạy của chúng tôi. Khi làm bài tập viết sáng tạo về kho báu được chôn giấu, học sinh ra vườn ngắm cảnh và lắng nghe âm thanh từ thiên nhiên. Trong tiết Toán, các em đo lường mảnh vườn hoa thay vì dựa vào hình vẽ thu nhỏ trong sách giáo khoa. Chúng tôi cũng vẽ các biểu đồ và đồ thị bằng cách đo hạt hướng dương nảy mầm, ghi chép thông tin thời tiết từ trạm khí tượng và ảnh hưởng của nó.
Đây không hề là nhiệm vụ dễ dàng. Lúc đầu, chúng tôi phải vật lộn tìm kiếm giáo viên đồng quan điểm, bởi nhiều người lo ngại hành vi của trẻ sẽ trở nên tệ hơn. Họ tin rằng một đứa trẻ cư xử kém trong lớp sẽ ngỗ nghịch hơn khi được cho ra ngoài. Nhưng một khi bắt đầu sử dụng khu vườn cho việc dạy học, những giáo viên này nhận ra sự thay đổi tích cực của học sinh. Các em sẵn sàng làm việc nhóm, nhận nhiệm vụ riêng và cùng chịu trách nhiệm nuôi dưỡng cây xanh.
Chúng tôi phải tìm cách kêu gọi tài trợ và may mắn đủ kinh phí để thuê một kiến trúc sư cảnh quan. Trường cũng trích tiền quỹ để tuyển một nhân viên làm vườn toàn thời gian, trả lương theo tỷ lệ nhân viên hỗ trợ. Người này làm việc quanh năm để lên kế hoạch và cùng giáo viên truyền đạt bài giảng.
Tất nhiên, bạn có nhiều cách khác để làm việc đó. Tôi biết có trường tìm tình nguyện viên là ông bà hoặc bố mẹ của học sinh, các trợ lý giảng dạy am hiểu về làm vườn và sẵn sàng chia sẻ kiến thức chuyên môn. Xây vườn trường trong đất địa phương và khai khác tiềm năng của cộng đồng địa phương cũng là một lựa chọn hiệu quả.
Học sinh làm việc theo nhóm, chịu trách nhiệm chăm sóc vườn trường. Ảnh: Charlton Manor Primary School
Sản phẩm từ khu vườn có thể được học sinh bày bán trong cửa hàng của trường vào các ngày trong tuần. Chúng tôi bắt đầu bán khoai tây, cà chua, trứng và mật ong (thu hoạch từ gà và tổ ong trong vườn) cho phụ huynh. Củ cải, bạc hà và rau xanh dùng làm món salad trộn được bán cho một nhà hàng địa phương, thông qua quầy hàng ở chợ thực phẩm Borough, trung tâm London. Số tiền kiếm được dành để mua các dụng cụ làm vườn, loại cây đắt tiền hơn như cây ăn quả...
Tổ chức Trồng trọt Thực phẩm trong trường học đã làm rõ những lợi ích của vườn trường, gồm cải thiện thành tích học tập, giúp trẻ hạnh phúc hơn và hiểu biết về môi trường tự nhiên. Nghiên cứu của họ cho thấy việc học ngoài trời có thể làm tăng thêm giá trị của những trải nghiệm hàng ngày trong lớp học.
Tôi đồng ý. Khu vườn đã biến đổi trường học, cung cấp cơ hội học tập tuyệt vời cho trẻ và khiến cộng đồng xích lại gần nhau. Đối với tôi, khu vườn ở bất kỳ đâu - trong rừng cây, giỏ treo hay trên bậu cửa sổ - đều nên được xem là công cụ học tập thiết yếu cho mọi trường học.
Theo VNN
Phụ huynh có phải là những người nhiều tiền khôn ngoan hay không? Mới đầu năm, chữ còn chưa "nhặt" được mấy dòng, đã nở ra toàn những thứ trứng ung! Mấy ngày này, sau vài cơn bão càn quét tan hoang, tội nhất là nhìn các em nhỏ khu vực miền cao, nơi lũ lốc tràn về thổi trôi bản trôi trường, trôi bàn trôi trại, lóp ngóp dưới mưa, ngồi xổm hóng chờ con...