Nguyên nhân viêm phế quản co thắt
Năm nay con tôi 5 tuổi, rất hay bị viêm phế quản, bác sĩ ở trạm y tế nói cháu có thể viêm phế quản co thắt. Xin hỏi nguyên nhân do đâu?
duyennd@yahoo.com
Ảnh minh họa
Viêm phế quản co thắt là sự thu hẹp tạm thời lòng phế quản, do co thắt các cơ trơn phế quản bị viêm. Ngoài ra, các tuyến phế quản bị viêm, tăng bài tiết chất nhầy làm cản trở lưu thông khí trong phổi. Hậu quả là gây ho khạc đờm, khó thở, thở rít, thở khò khè…
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em, phổ biến nhất là do nhiễm virus hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó thường có bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn thường gặp là phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae,… Các vi khuẩn này thường xuyên ký sinh ở vùng mũi họng, khi sức đề kháng yếu thì chúng hoạt động mạnh lên, nhân lên, tăng độc tính.
Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ cũng là nguyên nhân dễ bị viêm phế quản co thắt, nhất là thời điểm giao mùa. Cơ địa dị ứng cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt. Trường hợp này thường khởi phát khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng như bụi, lông gia súc, khói thuốc, phấn hoa, thức ăn, thuốc,…
Video đang HOT
Bệnh đau mắt đỏ có lây không? Cách thức lây lan như thế nào?
Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến và phát tán nhanh trong cộng đồng. Vậy đau mắt đỏ có lây không? Trên thực tế, có 3 loại đau mắt đỏ, và không phải loại nào cũng lây.
1. Bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng màng nhầy ở mí mắt, kết mạc và bề mặt mắt bị sưng đỏ. Các triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt, ngứa mắt, đổ ghèn mắt có thể khiến hai mí mắt dính vào nhau và nhạy cảm với ánh sáng. Vậy bệnh đau mắt đỏ có lây không?
Để biết đau mắt đỏ có lây không, trước hết cần tìm hiểu tác nhân gây bệnh. Theo các bác sĩ, có 3 loại đau mắt đỏ. Và tính lây nhiễm của 3 loại này cũng hoàn toàn khác nhau:
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gây ra do tiếp xúc với các loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,...
Bệnh rất dễ lây lan và thường được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Nó có thể lây nhiễm người khác ngay khi các triệu chứng vừa mới xuất hiện, cho đến khi các triệu chứng trở nặng, hoặc trong khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu một đợt điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh đau mắt đỏ có lây không còn phụ thuộc vào đó là dạng đau mắt đỏ nào (Ảnh: Internet)
- Đau mắt đỏ do virus
Đây là loại đau mắt đỏ phổ biến nhất. Vậy đau mắt đỏ có lây không nếu nó là do virus gây ra. Cũng giống như vi khuẩn, virus có khả năng lây nhiễm rất cao. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus nên việc điều trị và ngăn ngừa lây nhiễm có khó khăn hơn. Bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn liệu trình kháng virus phù hợp.
Đau mắt đỏ do virus có thể mất vài ngày đến vài tuần để khỏi hẳn và nó có thể lây truyền sang người khác suốt thời gian đó.
- Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ cũng có thể do dị ứng, gió, nắng, khói, hoặc hóa chất. Bạn có cũng thể bị kích ứng mắt sau khi tiếp xúc với lông động vật hoặc bơi trong hồ bơi được khử trùng bằng clo. Đây là tình trạng đau mắt đỏ tạm thời, khi mắt phản ứng với các tác nhân nguy hiểm. Những loại đau mắt đỏ này không lây nhiễm.
2. Bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Như tìm hiểu nội dung liên quan tới "đau mắt đỏ có lây không?" thì bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm nếu là do virus và vi khuẩn gây ra. Vậy bệnh đau mắt đỏ lây lan như thế nào?
Cách thức lây nhiễm của bệnh đau mắt đỏ cũng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khác. Thời gian ủ bệnh (thời gian từ khi bị nhiễm bệnh đến khi xuất hiện các triệu chứng) đối với bệnh đau mắt đỏ do vi rút hoặc vi khuẩn là khoảng 24 đến 72 giờ.
Chạm tay vào vật dụng chứa vi trùng sau đó chạm vào mắt có thể khiến bạn bị đau mắt đỏ (Ảnh: Internet)
Nếu bạn chạm vào thứ gì đó có chứa virus hoặc vi khuẩn và sau đó chạm vào mắt, bạn có thể bị đau mắt đỏ. Virus và vi khuẩn gây đau mắt đỏ cũng có thể lây sang người khác qua tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như bắt tay, ôm hoặc hôn. Ho và hắt hơi cũng có thể làm lây lan nhiễm trùng.
Hầu hết vi khuẩn có thể tồn tại trên bề mặt đến 8 giờ, một số khác có thể sống trong vài ngày. Hầu hết các virus có thể tồn tại trong vài ngày, một số tồn tại trong hai tháng trên bề mặt các vật dụng. Bạn cũng có nhiều nguy cơ bị đau mắt đỏ hơn nếu đeo kính áp tròng. Nguyên nhân là do vi khuẩn có thể sống và phát triển trên thấu kính. Do đó hãy chú ý vệ sinh kính áp tròng thường xuyên.
Chúng ta không thể xác định bằng mắt thường rằng đối phương bị đau mắt đỏ dạng gì và đó là dạng đau mắt đỏ có lây không. Do đó, để an toàn hãy giữ khoảng cách thích hợp với người đang bị bệnh. Đối với bệnh nhân, cần chủ động thực hiện các biện pháp tránh lây nhiễm cho người khác như rửa tay thật sạch sau khi chạm vào mắt.
Hà Tĩnh: Người dân không nên hoang mang về các ca bệnh viêm màng não Các ca bệnh viêm màng não chưa rõ nguyên nhân tại Hà Tĩnh vừa qua, đều có kết quả xét nghiệm âm tính với các loại virus, vi khuẩn gây các bệnh viêm não gây nguy hiểm như: Viêm não Nhật Bản, HIB, viêm màng não do não mô cầu, liên cầu, phế cầu. Bệnh nhân được chọc dịch não tủy xét nghiệm...