Nguyên nhân và cách điều trị rong kinh
Rong kinh có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của cơ thể, không thể chủ quan.
Những tác hại nguy hiểm của hiện tượng rong kinh
Rong kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày và lượng máu cơ thể mất đi trong thời gian hành kinh lớn hơn 80ml. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian từ 3-5 ngày.
Hiện tượng rong kinh có thể gây ra những tác hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể của chị em do lượng máu bị mất đi quá nhiều gây ra tình trạng thiếu máu và kéo theo những triệu chứng khó chịu khác như mệt mỏi, đau bụng, khó thở, nhức đầu, chóng mặt,….
Khi lượng máu trong cơ thể bị mất đi quá nhiều, các vi khuẩn nguy hiểm sẽ có điều kiện và cơ hội xâm nhập vào vùng kín gây viêm nhiễm, từ đó tạo thành các mầm bệnh nguy hiểm cho vùng kín.
Đặc biệt, rong kinh còn là biểu hiện của một số căn bệnh phụ khoa cực kỳ nguy hiểm như: U xơ cổ tử cung, viêm nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, các nguy cơ nhiễm khuẩn, ung thư biểu mô… Nếu không điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra nhiều biến chứng khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Video đang HOT
Nguyên nhân của bệnh rong kinh
Rong kinh có thể xảy ra ở các bạn gái trong độ tuổi dậy thì do cơ thể vẫn còn đang phát triển và chưa hoàn thiện trưởng thành. Tuy nhiên, với các bạn gái đã đến tuổi trưởng thành và bị rong kinh thì nguyên nhân chủ yếu thường là do rối loạn Hormone, khi nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, chất Progesterone không được tiết ra để cân đối Estrogen. Trong khi đó, nội mạc tử cung dày lên, các mạch máu lại không phát triển kịp thời gây ra triệu chứng hoại tử, bong tróc từng mảng nhỏ và gây ra hiện tượng chảy máu kinh dài ngày.
Điều trị rong kinh bằng cách nào?
Nếu hiện tượng rong kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị. Nếu các bạn gặp phải trường hợp máu ra quá nhiều, hoặc bạn bị thiếu máu thì có thể sử dụng thuốc ngừa thai để điều trị hiện tượng rong kinh, đồng thời hãy uống bổ sung thêm chất sắt cho cơ thể.
Song song đó, bạn cũng cần áp dụng và duy trì chế độ ăn lành mạnh với các loại thực phẩm giàu vitamin B cho cơ thể như cá, thịt bò, trứng, sữa… và các loại rau xanh, củ quả trong các bữa ăn hàng ngày.
Tăng cường rèn luyện sức khỏe cơ thể với các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, Yoga, đạp xe đạp để tăng sức đề kháng cho cơ thể và duy trì chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt phù hợp.
Nếu đã thử điều trị rong kinh bằng cách biện pháp kia mà không hiệu quả thì phải đến gặp bác sĩ nhằm được điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm có hại cho sức khỏe cơ thể về sau.
Theo Dương Thị Uyên (tổng hợp)/Vietnamnet.vn
Cách chữa bệnh phụ nữ chỉ bằng Củ gấu biển
Băng huyết, rong kinh: hương phụ sao đen, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, có thể kèm theo tông lư thán (bẹ cây móc, sao đen), chiêu với nước cơm.
Củ gấu biển còn gọi là hải hương phụ, hương phụ biển. Theo YHCT, củ gấu biển có vị đắng, tính ấm, vào kinh tỳ vị can đởm. Có tác dụng hành khí giảm đau, khai uất điều kinh, kiện vị tiêu thực, thanh can hỏa. Cách dùng: ngày 8 - 12g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột, thuốc hoàn.
Người ta thu hoạch các thân rễ của củ gấu, đốt cho cháy hết các rễ phụ, phơi hoặc sấy khô. Trước khi dùng, đem giã, tán với vỏ trấu hoặc dùng máy xát để loại rễ phụ và làm bong lớp vỏ ngoài, sàng sảy cho sạch rồi chích với một hoặc nhiều phụ liệu như gừng, giấm, rượu... Về mặt hóa học, trong thân rễ củ gấu biển chứa tinh dầu, trong đó có cyperen, - caryophylen, selinen... Ngoài ra còn có flavonoid, tanin, các hợp chất acid phenol, alcaloid, glycosid tim, protein, vitamin C, chất béo, các loại đường, nhiều nguyên tố vi lượng.
Củ gấu biển được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, khó sinh nở, khí hư bạch đới: hương phụ, bạch đồng nữ, ngải cứu, ích mẫu (mỗi vị đều 8-10g). Sắc uống.
Chậm kinh, đau bụng dưới: hương phụ 5g, đương quy, bạch thược (mỗi vị 10g), xuyên khung 5g, ô dược 7g, ngải diệp 3g. Sắc uống.
Băng huyết, rong kinh: hương phụ sao đen, tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần, có thể kèm theo tông lư thán (bẹ cây móc, sao đen), chiêu với nước cơm.
Kinh sớm, màu thẫm, do huyết nhiệt: hương phụ tứ chế ngưu tất (mỗi vị 12g); cỏ nhọ nồi, rau má tươi (mỗi vị 30g); sinh địa, ích mẫu (mỗi vị 16g); cỏ roi ngựa 25g. Sắc uống.
Trị mắt đau, sung huyết đỏ: hương phụ 12g; chi tử 8g; cúc hoa, bạc hà (mỗi vị 6g). Sắc uống.
Sôi bụng, tiết tả: hương phụ, cao lương khương - riềng (mỗi thứ 12g). Sắc uống.
Đau dạ dày, ợ hơi: hương phụ, can khương, mộc hương (mỗi vị 3g); khương bán hạ 10g, dùng dạng bột.
Tiêu hóa kém, bụng đầy trướng, ăn không biết ngon: hương phụ 20g; hậu phác nam, trần bì, chỉ xác (mỗi vị 12g), nam mộc hương 16g. Sắc uống.
Chú ý: Những người âm hư huyết nhiệt không nên dùng.
Nguồn Internet
Biểu hiện trong ngày đèn đỏ cảnh báo bệnh nguy hiểm Những dấu hiệu tưởng chừng như bình thường này lại chính là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây trong kỳ kinh nguyệt các bạn hãy đi khám ngay nhé: Kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong tháng Theo China News, chu kỳ kinh nguyệt bình thường xuất hiện mỗi tháng...