Nguyên nhân và cách điều trị ‘khô hạn’ ở nữ giới khiến chị em sợ gần gũi chồng
Tình trạng ‘ khô hạn’ ở nữ giới khi đang quan hệ vợ chồng khiến không ít phụ nữ cảm thấy mặc cảm, chán nản, dần dần trở nên sợ gần gũi chồng. Vậy đâu là nguyên nhân và cách điều trị ‘khô hạn’ ở nữ giới?
Bài viết sau sẽ giải đáp tất tần tật thắc mắc của chị em để khô hạn không còn là nỗi ám ảnh.
Tình dục không chỉ khiến đời sống hôn nhân trở nên viên mãn mà nó còn giúp kết nối và gắn kết tâm hồn hai vợ chồng. Quan hệ tình dục đau là chuyện khó chấp nhận, nhất là khi người vợ còn trẻ. Tình trạng khô âm đạo thực sự là sự cố gây khó chịu cho cả hai người.
‘Khô hạn’ ở nữ giới khi đang quan hệ tình dục khiến người phụ nữ cảm thấy ngứa, khó chịu; quan hệ tình dục giảm khoái cảm, cảm giác đau đớn, thậm chí không thể thực hiện được chuyện chăn gối.
Đây là tình trạng rất phổ biến và có thể gặp ở những lứa tuổi khác nhau nhưng hiện nay đã có nhiều cách chữa trị có hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây ‘khô hạn’ ở nữ giới
Nguyên nhân gây khô âm đạo có thể do một số bệnh chỉ có tính chất tạm thời nhưng cũng có khi do những vấn đề về sức khỏe mãn tính. Chỉ khi xác định rõ nguyên nhân mới có thể có giải pháp thích hợp.
Ảnh: Internet
1.1. Nồng độ estrogen suy giảm
Estrogen suy giảm là nguyên nhân chính gây khô âm đạo. Khi đó sự bài tiết dịch nhờn giảm đi, lớp niêm mạc âm đạo cũng mỏng, kém co giãn và dễ tổn thương hơn.
Estrogen suy giảm có thể do nhiều nguyên nhân: phụ nữ đến tuổi mãn kinh và sau mãn kinh; bị cắt bỏ tử cung hoặc 2 buồng trứng; đang cho con bú; bị những bệnh làm giảm sự bài tiết hormone, ví dụ như chán ăn, mất kinh do vận động nhiều, do tuyến dưới đồi; giảm nồng độ estrogen trước và trong kỳ kinh; đang điều trị hóa liệu pháp; đang dùng thuốc uống, thuốc tiêm hay cấy để tránh thai.
1.2. Do dùng thuốc
Một số thuốc như tamoxifen (thuốc chống estrogen, dùng cho bệnh nhân ung thư vú) có ảnh hưởng đến hoạt động của estrogen trong cơ thể khiến cho âm đạo bị khô, thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin có thể làm khô niêm mạc nói chung, trong đó có niêm mạc thành âm đạo, thuốc điều trị loét dạ dày, thuốc chống trầm cảm và tăng huyết áp cũng có thể dẫn tới khô âm đạo.
Ảnh: Internet
1.3. Do bệnh tự miễn dịch
Video đang HOT
Nếu mắc bệnh tự miễn dịch như hội chứng Sjogren sẽ vừa gây ra những triệu chứng khô mắt và miệng vừa làm giảm độ ẩm ướt ở âm đạo.
1.4. Do thụt rửa âm đạo
Thụt rửa âm đạo làm thay đổi cân bằng hóa học ở môi trường âm đạo có thể gây ra viêm âm đạo, vì thế có cảm giác khô.
1.5. Kinh nguyệt thưa thớt
Phụ nữ nếu có kinh nguyệt rất thưa, 1 năm chỉ khoảng 4-5 lần thì có thể là do sự bài tiết hormon không thuận lợi cho sự bài tiết dịch nhờn âm đạo, khi đó cần tới bác sĩ phụ khoa thăm khám vì sự bài tiết hormon liên quan đến hoạt động của trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng, nếu không bình thường có thể gây khô âm đạo. Một số bệnh hiếm gặp của buồng trứng như u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết hormon.
2. Điều trị ‘khô hạn’ ở nữ giới
Nếu bạn gặp phải chứng bệnh này thì trước mắt cần dùng ngay thuốc bôi trơn (được bán nhiều ở cửa hàng dược phẩm). Thuốc bôi trơn này tan trong nước làm trơn âm đạo trong nhiều giờ. Bạn có thể bôi vào âm đạo hoặc bôi cho bạn tình nam. Riêng với loại thuốc này đủ để hai vợ chồng vượt qua khó khăn trong sinh hoạt tình dục.
Ngoài thuốc bôi trơn bạn còn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Thuốc làm ẩm ướt âm đạo (replens, K-Y có tác dụng kéo dài) tác động đến mô âm đạo và tác dụng làm giảm khô có thể kéo dài hơn 1 ngày. Loại thuốc này thường có độ pH thấp nên duy trì được môi trường toan của âm đạo, do đó có thể giảm được nhiễm khuẩn.
- Nếu thỉnh thoảng bị khô âm đạo khi đang quan hệ tình dục thì có thể do người phụ nữ chưa đạt đến mức hưng phấn cần thiết, do đó không nên vội vã mà cần có giai đoạn chuẩn bị về tâm lý và cơ thể. Quan hệ tình dục thường xuyên cũng là một cách để môi trường âm đạo không bị khô.
- Bổ sung đậu tương trong chế độ ăn uống: Trong đậu tương có chất isoflavone được coi là estrogen thực vật nên cần ăn nhiều sản phẩm làm từ đậu tương để giúp giảm khô âm đạo.
Không nên thử các cách chữa khô âm đạo không có cơ sở khoa học như rửa bằng dung dịch dấm, cho sữa chua hay môi trường có vi khuẩn lactobacilli vào âm đạo, xịt nước hoa, xà phòng, dầu tắm vào âm đạo. Trừ dầu có vitamin E có thể làm trơn và giảm ngứa ở âm đạo.
Vì thiếu estrogen là nguyên nhân chính gây khô âm đạo nên liệu pháp hormon thay thế thường đem lại hiệu quả. Thuốc mỡ có estrogen, tên biệt dược là colpotrophine đang có ở thị trường thuốc nước ta, bạn có thể bôi 3-4 lần mỗi tuần vào niêm mạc âm đạo. Ngoài ra có thể bổ sung hormon uống hằng ngày, 2 loại estrogen phối hợp với progesterone hay estrogen đơn thuần đều có hiệu quả. Các biện pháp nói trên làm tăng estrogen ở âm đạo và do đó giảm triệu chứng khô chừng nào còn dùng thuốc.
Khô âm đạo là nguyên nhân chính khiến người phụ nữ không thể tiếp nhận và thăng hoa trong quan hệ tình dục, do đó chữa trị tình trạng khô âm đạo ngay từ khi bắt đầu có thể là giải pháp duy nhất và đơn giản. Nguyên nhân vì sao người phụ nữ không có đời sống tình dục thỏa mãn lại là chủ đề khác, liên quan đến việc phát hiện các nguyên nhân thực thể gây giảm hoặc mất ham muốn, không đạt được khoái cảm, khoái cực, với nhiều cách chữa trị khác.
Theo SKHN
Tìm hiểu về các phương pháp điều trị dậy thì muộn ở bé trai
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển của các bạn trai. Tuy nhiên dậy thì sớm hay muộn đều có tác động khác nhau đến cơ thể. Vậy nguyên nhân dậy thì muộn do đâu và làm sao để điều trị dậy thì muộn ở bé trai?
1. Biểu hiện dậy thì muộn ở ở bé trai
Đối với nam, thời gian dậy thì thường diễn ra trong độ tuổi từ 9 - 14. Nếu bé trai đã qua tuổi 14 mà cơ thể không có sự thay đổi về mặt thể chất, có thể con bạn bạn đang mắc chứng dậy thì muộn.
Biểu hiện dậy thì muộn ở trẻ là khi cơ thể không có sự thay đổi khi đã qua tuổi 14 (Ảnh: internet)
Dậy thì muộn ở nam giới được hiểu đó là sự phát triển bình thường của con trai nhưng đến độ tuổi dậy thì lại không có những biểu hiện thay đổi về mặt sinh học.
Dấu hiệu nhận biết con trai đang trong quá trình dậy thì là:
Tinh hoàn và dương vật sẽ có sự thay đổi khi trẻ đến tuổi dậy thì (Ảnh: internet)
- Tinh hoàn lớn dần, dương vật phát triển
- Sự xuất hiện của lông mu
Quá trình dậy thì diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra hai loại hormone là luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) - chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone.
Nếu bé trai đã qua tuổi 14 mà không có những dấu hiệu trên, thì có thể đến khám bác sĩ để đánh giá về kích thước của tinh hoàn và dương vật. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không lớn hơn thì bé đang bị dậy thì muộn.
Một dấu hiệu giúp bố mẹ nhân biết con sắp đến tuổi dậy thì (trong khoảng 6-12 tháng tới) là tinh hoàn phát triển nhưng có thể dương vật vẫn nhỏ.
Về thể chất, phần lớn các bé trai dậy thì muộn thường thấp hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, bé sẽ đuổi kịp các bạn vào năm 18 tuổi và có chiều cao bình thường như người trưởng thành.
2. Nguyên nhân dậy thì muộn ở các bé
Trường hợp dậy thì muộn ở nam có thể do các nguyên nhân sau:
Bệnh như viêm đại tràng cũng thể là nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn ở trẻ (Ảnh: internet)
- Do bị thiếu hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) hay còn gọi là sự thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD). Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi sinh ra, với trường hợp này, hầu hết các bé trai đều có dương vật nhỏ bất thường.
- Tinh hoàn có vấn đề cũng là nguyên nhân khiến bé trai bị dậy thì muộn. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tinh hoàn như bé đã từng phẫu thuật tinh hoàn hoặc phẫu thuật trị ung thư.
3. Chuẩn đoán dậy thì muộn ở bé trai
Thông thường các bác sĩ sẽ dùng một vài phương pháp sau để chuẩn đoán con bạn có bị dậy thì muộn hay không:
Thực hiện xét nghiệm testosterone để kiểm tra liệu con bạn có bị dậy thì muộn không (Ảnh: internet)
- Thực hiện kiểm tra vật lý như kiểm tra kích thước dương vật và tinh hoàn.
- Thực hiện một vài xét nghiệm, phổ biến nhất là xét nghiệm testosterone, hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hầu hết các xét nghiệm sẽ thực hiện vào buổi sáng, đó là thời điểm mà lượng testosterone cao hơn bình thường. Nam dậy thì muộn có mức testosterone thấp hơn 40.
Khi được chuẩn đoán dậy thì muộn, các bậc cha mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện uy tín để điều trị dậy thì muộn ở bé trai càng sớm càng tốt.
4. Điều trị dậy thì muộn ở bé trai như thế nào?
Để điều trị dậy thì muộn ở bé trai, thông thường sẽ điều trị bằng cách sử dụng thuốc tiêm trong vòng vài tháng. Sau khi sử dụng thuốc, cân nặng, chiều cao cũng như kích thước dương vật và lông mu của bé sẽ phát triển hơn.
Điều trị dậy thì muộn ở bé trai bằng cách sử dụng thuốc tiêm (Ảnh: internet)
Hầu hết tất cả các trường hợp sau khi tiêm thuốc, quá trình dậy thì này sẽ tiếp tục diễn ra mà không cần phải sử dụng thêm các biện pháp điều trị nào nữa.
Với trường hợp, trẻ mắc phải chứng thiếu hụt hormone điều hòa tuyến sinh dục riêng biệt (IGD) hoặc dương vật bị tổn thương. Thì các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp tăng liều lượng testosterone của cơ thể để điều trị dậy thì muộn ở bé trai.
Tuy nhiên liều lượng testosterone phải tăng theo thời gian và phải tiếp tục bổ sung ngay cả khi đã trưởng thành.
Dậy thì muộn tuy không gây ra các vấn đề nghiêm trọng đến sự phát triển của bé. Nhưng bố mẹ nên lưu ý và thường xuyên quan tâm đến con, chú ý đến các triệu chứng xuất hiện ở trẻ, phát hiện trẻ có bị dậy thì muộn không, để có các phương pháp điều trị dậy thì muộn ở bé trai phù hợp.
Theo Hellobacsi
Khí hư màu trắng sữa và những sự thật không phải ai cũng biết Khí hư màu trắng sữa là một trong những dấu hiệu bệnh phụ khoa (khoảng 90% nữ giới trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh này). Nhưng cụ thể hơn, đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng khí hư bất thường đó, báo hiệu bệnh gì, xử lý ra sao? Mời các bạn cùng tìm thông tin trong bài viết sau. Khổ...