Nguyên nhân và cách ‘đặc trị’ bệnh máu nhiễm mỡ
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động.
Máu nhiễm mỡ còn được gọi là rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mỡ máu cao. Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid… Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao. Trong đó, cholesterol cao là chỉ số đặc trưng của bệnh.
Đặc trị bệnh máu nhiễm mỡ.
Cholesterol trong máu được tạo thành từ một nhóm các chất béo cần thiết cho cơ thể. Những chất béo này được sản xuất trong gan để ổn định màng tế bào và làm cho chúng thấm các chất dinh dưỡng.
Khi lượng cholesterol trong máu vượt quá mức bình thường, bệnh nhân có thể có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch bệnh, làm tăng huyết áp, tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ về sau.
Máu nhiễm mỡ thực chất là bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu. Lipid là một trong 3 chất dinh dưỡng chính của cơ thể bao gồm: Lipid (mỡ), Glucid (chất bột đường) và protein (chất đạm).
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, ăn nhiều đạm động vật, chất béo bão hòa, nhiều đường bột, ăn ít hoa quả và lười vận động.
Bên cạnh đó, còn có do di truyền, yếu tố gia đình…
Biểu hiện bệnh ở người trẻ thường thầm kín, hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu thì đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già thì biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% là tăng huyết áp, đái tháo đường đi kèm với tăng mỡ máu.
Trong khi đó, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn uống và tập thể dục thường xuyên là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh. Đây là cả một quá trình lâu dài, vì còn tùy thuộc vào độ nhạy của thuốc, kiêng khem của từng người và không có một liều nhất định.
Chế độ ăn uống cho người bị máu nhiễm mỡ
Nên ăn nhiều loại rau xanh
Video đang HOT
Rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
Ngoài rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây… vì chúng chứa ít cholesteron. Đặc biệt trong rau xanh có rất nhiều chất xơ giúp làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol. Ngoài ra, những thức ăn có nhiều chất xơ bạn có thể tham khảo như: gạo lứt, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi).
Cấp dưới 30% calo/ngày
Chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo mỗi ngày. Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) và kem sữa bò. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Nên chọn loại sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Không nên bổ sung đạm trong bữa tối
Bữa tối không nên ăn thức ăn chứa nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá, lâu ngày khiến cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) nên ăn dưới 255 g/tuần.
Ăn nhiều cá
Ăn nhiều cá tăng cường axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
Ăn nhạt
Giảm muối góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.
Tránh dùng dầu cọ, dầu dừa
Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa thường có trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate… Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol.
Không ăn bơ, dầu mỡ
Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, thực phẩm nhiều dầu như khoai tây rán, mì ăn liền và các thức ăn nhanh. Vì trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu.
Theo Phunutoday
Những kiêng kị cho người bị bệnh máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm cholesterol (LDL), trigliceride.
Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ?
Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Bên cạnh đó máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh máu nhiễm mỡ).
Máu nhiễm mỡ có thể gây chết người nếu máu nhiễm mỡ không được điều trị kịp thời
Bởi máu nhiễm mỡ sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não...
Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao (>1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.
Người gầy cũng có thể mắc máu nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ thực chất là tình trạng rối loạn lipit máu. Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người gầy.
Người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ cao. Chính vì thế người gầy cũng không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để nếu có bệnh có thể phát hiện sớm.
Những người bị mỡ trong máu cao cần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc
Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn... Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn nhiều đạm vì rất khó tiêu hoá và sẽ làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
Để khắc phục tình trạng cholesterol máu cao, chế độ ăn là ưu tiên số một
Ăn ít chất béo. Để giảm cholesterol trong máu, chế độ ăn chỉ được cung cấp dưới 30% calo từ chất béo - Tránh ăn mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) và kem sữa bò: Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no, những chất rất dễ làm tắc động mạch. Cách tốt nhất là chọn toàn thịt nạc, nếu ăn thịt gia cầm thì nên bỏ da. Nếu dùng các thức ăn từ sữa thì nên chọn loại đã tách kem (còn gọi là sữa gầy). Ngay cả sữa chua hay pho mát cũng nên chọn loại làm từ sữa gầy hoặc sữa có hàm lượng chất béo chỉ 1-2%.
Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa. Không chỉ tồn tại riêng lẻ, các loại dầu này có mặt trong kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate...
Tránh các thức ăn như bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Trong những thức ăn này có axit béo dạng trans, có thể làm tăng lượng cholesterol máu. Để tránh axit này, nếu muốn phết bơ lên bánh mì hãy chọn loại bơ thực vật mềm.
Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
Ít ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá, rau quả
- Giới hạn lượng thịt đỏ (bò, ngựa, trâu, cừu) tiêu thụ dưới 255 g/tuần.
- Ăn nhiều cá (mỗi tuần vài ba lần) để thu nhận axit béo hệ Omega-3, có tác dụng bảo vệ tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá trích và cá thu có nhiều axit béo loại này.
- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn, đặc biệt là dưới dạng hòa tan. Những thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan là gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi). Các thức ăn này làm giảm lượng chất béo và cholesterol được hấp thụ vào cơ thể, giúp "trục xuất" các muối mật ra ngoài.
- Nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
Theo NVE
Món ăn thuốc từ cá chim Chim, thu, nụ, đé là 4 loại cá quý được đánh bắt trên biển, có giá trị dinh dưỡng cao (tứ quý ngư). Trong đó cá chim là đặc sản hàng đầu. Chim, thu, nụ, đé là 4 loại cá quý được đánh bắt trên biển, có giá trị dinh dưỡng cao (tứ quý ngư). Trong đó cá chim là đặc sản hàng...