Nguyên nhân thâm hụt ngân sách của Mỹ kỷ lục, tiến sát ngưỡng 2.000 tỷ USD
Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/5 cho biết, thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 1.935 tỷ USD trong 12 tháng qua tính đến hết tháng 4, do Chính phủ Mỹ tăng chi và cắt giảm thuế để đối phó với sự suy giảm kinh tế và nguồn thu giảm.
Riêng trong tháng 4/2020, Chính Mỹ đã chi tới 979,7 tỷ USD do các khoản cứu trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. (Nguồn: Tân Hoa xã)
Theo Bộ Tài chính, chi tiêu của Chính phủ đã tăng lên 5.200 tỷ USD, trong khi đó nguồn thu quốc gia giảm xuống chỉ còn 3.260 tỷ USD. Riêng trong tháng 4, Chính phủ Mỹ đã chi tới 979,7 tỷ USD do các khoản cứu trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhưng nguồn thu lại giảm xuống chỉ còn khoảng 241,8 tỷ USD, giảm tới 55% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, thâm hụt ngân sách liên bang sẽ tăng lên tới 3.700 tỷ USD trong tài khóa kết thúc vào ngày 30/9 tới.
Quốc hội Mỹ hồi tháng 3 đã thông qua các gói cứu trợ lên tới 3.000 tỷ USD để tăng chi tiêu, hỗ trợ cắt giảm thuế và các biện pháp kích thích khác nhằm đối phó với dịch Covid-19 và các tác động kinh tế.
Trong diễn biến liên quan, một khảo sát hằng tháng của tờ Phố Wall cho biết, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ dự kiến sẽ lên tới 17% trong tháng 6 khi nền kinh tế bị sụt giảm do những nỗ lực ngăn chặn Covid-19.
Các nhà kinh tế Mỹ được thăm dò ý kiến đều cho rằng Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) của Mỹ sẽ giảm khoảng 6,6% trong năm nay, cao hơn so với mức giảm dự báo 4,9% trong cuộc khảo sát tháng trước. Mặc dù tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm sâu trong quý II/2020, nhưng hầu hết các nhà kinh tế nhận định, kinh tế Mỹ sẽ bắt đầu phục hồi trong nửa cuối năm nay.
Video đang HOT
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ đạt khoảng 9% trong quý III và giảm xuống còn khoảng 6,9% trong quý IV. Cũng theo cuộc khảo sát, khoảng 68,3% các nhà kinh tế được hỏi nói rằng, kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ phục hồi chậm nhưng vững chắc.
Giá vàng hôm nay 14/5: Sức mua mạnh, tiếp tục tăng giá
Giá vàng hôm nay 14/5 trên thị trường thế giới tiếp tục tăng giá do sức cầu đối với vàng khá cao giữa lúc sự bất định vẫn thống trị, liên quan tới việc đại dịch Covid-19 cuối cùng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế toàn cầu.
Đêm 13/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.708 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 năm 2020 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.715 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay cao hơn 33,1% (425 USD/ounce) so với đầu năm 2019. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 47,3 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn 1 triệu đồng so với vàng trong nước.
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng giá do sức cầu đối với mặt hàng kim loại này khá cao giữa lúc sự bất định vẫn thống trị, liên quan tới việc đại dịch Covid-19 cuối cùng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới kinh tế toàn cầu.
Một đồng USD suy yếu cũng là yếu tố đẩy giá vàng đi lên.
Vàng được hỗ trợ sau khi chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng triển vọng kinh tế Mỹ bất ổn. Tuy nhiên, đà tăng bị kìm hãm lại sau khi ông Powell khẳng định chưa sử dụng lãi suất âm và cho biết công cụ này không phải là cái mà Fed xem xét tới "ở vào thời điểm này".
Dù vậy, khi trả lời về việc giảm nợ liên bang ông Powell cho rằng đây là vấn đề của vài năm tới.
Ông chủ Fed cho biết sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ có thể diễn ra từ từ và những gói hỗ trợ thêm của chính phủ đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể "đáng giá" để tránh những thiệt hại gia tăng.
Hôm 12/5, tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter cho biết ông ủng hộ lãi suất âm. Đây là một thông tin tích cực đối với vàng.Tuyên bố chưa tính tới việc áp dụng lãi suất âm giúp đồng USD không tiếp tục suy yếu nhưng khiến ông Powell đối mặt với một lần xung đột mới với tổng thống Donald Trump.
Giới đầu tư cũng đang thận trọng với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 khi mà Mỹ mở cửa trở lại nền kinh tế mà theo một số chuyên gia là "quá sớm". Thị trường cũng tập trung theo dõi cuộc chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc trên cả mặt trận thương mại, tiền tệ và thị trường vốn.
Sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và thương mại trên thế giới cũng là yếu tố hỗ trợ vàng.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), thương mại toàn cầu giảm 3% trong quý 1 do đại dịch Covid-19. Chỉ số giá hàng hóa trên thị trường tự do đã giảm 20,4% trong tháng Ba, mức giảm lịch sử của chỉ số này.
Tại Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới vẫn gặp khá nhiều khó khăn. Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố thâm hụt ngân sách tháng 4 lên mức kỷ lục 738 tỷ USD, do chi tiêu chính phủ tăng vọt và nguồn thu thuế sụt giảm do các biện pháp khống chế dịch bệnh. Một số dự báo cho rằng, tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm 2020 có thể vượt 3,8 ngàn tỷ đồng.
Fed cũng đã bắt đầu mua lại trái phiếu doanh nghiệp kể từ ngày 12/5, với trị giá khoảng 750 tỷ. Đây là gói hỗ trợ của Fed nhằm giúp các doanh nghiệp thu hút được vốn để phục hồi kinh tế sau đại dịch bệnh mà không phải vay qua ngân hàng thương mại với lãi suất cao. Fed dự kiến mua trái phiếu qua kênh thứ cấp hoặc mua trực tiếp của doanh nghiệp.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 13/5 đa số các cửa hàng vàng tăng giá vàng 9999 khoảng 100 ngàn đồng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 13/5, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 48,03 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,23 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 48,00 triệu đồng/lượng (mua vào) và 48,42 triệu đồng/lượng (bán ra).
Mỹ thâm hụt ngân sách kỷ lục, tăng gần 2.000 tỷ USD Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/5 cho biết thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 1.935 tỷ USD trong 12 tháng tính đến hết tháng 4/2020. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Bộ Tài chính Mỹ ngày 13/5 cho biết thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng lên mức kỷ lục 1.935 tỷ USD trong 12...