Nguyên nhân sâu xa khiến Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, với quyết định ngăn cản nỗ lực gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan, đang giúp nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và người đồng cấp Nga Putin trong một cuộc gặp ở Moskva năm 2020. Ảnh: AFP
Phần Lan và Thụy Điển đã bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, nhưng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã công khai tuyên bố không ủng hộ động thái này. Vậy nguyên nhân sâu xa ở đây là gì?
Trang tin Inews.co.uk (Anh) ngày 22/5 dẫn lời một cựu quan chức hàng đầu của NATO cho rằng mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm gia tăng tầm quan trọng chiến lược của nước này.
Tiến sĩ Jamie Shea, cựu Phó Tổng thư ký NATO, nhận định Thổ Nhĩ Kỳ có “truyền thống” sử dụng cách tiếp cận này. Năm 2009, ông Erdogan phản đối bổ nhiệm Anders Fogh Rasmussen, cựu Thủ tướng Đan Mạch, làm Tổng thư ký của NATO, vì những lý do tương tự như những lý do mà Ankara đang viện dẫn trong trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan.
“Tổng thống Erdogan nghĩ rằng bằng cách gây ra thách thức vào thời điểm quan trọng, Thổ Nhĩ Kỳ đang sử dụng NATO như một đòn bẩy để giải quyết các vấn đề song phương”, Tiến sĩ Shea nói.
Một tình huống tương tự cũng xảy ra vào năm 2019 khi NATO muốn áp dụng các kế hoạch dự phòng quốc phòng mới cho ba quốc gia Baltic – Estonia, Latvia và Litva.
Karabekir Akkoyunlu, giảng viên về chính trị Trung Đông tại Đại học Soas ở London nhận xét: “Dường như ông Erdogan cho rằng xung đột ở Ukraine đã nâng cao tầm quan trọng chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đối với cả Nga, Ukraine và phương Tây. Mặc dù không ai thích hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng cũng không ai muốn xa lánh Ankara”.
Ngoài ra, quan điểm của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan cũng có thể do tình hình chính trị ở trong nước.
Video đang HOT
Năm 2019, đảng Công lý và Phát triển (APK) do ông Erdogan lãnh đạo đã bị đánh bại tại 5 trong số 6 thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả Istanbul và Ankara, trong các cuộc bầu cử địa phương. Thổ Nhĩ Kỳ đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng do kinh tế suy yếu, đồng lira giảm giá mạnh trong vài tháng qua và lạm phát gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm tới và cuộc “phô trương quyền lực” trên trường quốc tế có thể đưa cử tri quay trở lại ủng hộ ông Erdogan và đảng APK.
Theo ông Akkoyunlu, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ do đó sẽ nhấn mạnh vào một số loại bảo đảm hoặc hành động hợp tác từ các quốc gia này, mà ông Erdogan có thể thể hiện như một chiến thắng ở trong nước.
Tuy nhiên, trong khi những lo ngại của Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề người Kurd là một nguyên nhân, Tiến sĩ Shea lưu ý: “Đó cũng là một cách để có thêm nguồn cung cấp vũ khí đến Thổ Nhĩ Kỳ từ châu Âu và Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ đã không hài lòng với việc các nước khác từ chối cung cấp vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Có thể Ankara muốn chấm dứt các hạn chế do một số nước châu Âu, trong đó có Phần Lan và Thụy Điển, áp đặt đối với xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ”.
Một vấn đề đặc biệt hóc búa là tranh cãi với Mỹ về thỏa thuận cung cấp máy bay chiến đấu cho Thổ Nhĩ Kỳ, đã đổ vỡ vào năm 2019 sau khi Ankara mua hệ thống tên lửa S-400 do Nga sản xuất. Mỹ ngừng cung cấp máy bay phản lực F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ và trừng phạt ngành công nghiệp quốc phòng của nước này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây đã hối thúc Quốc hội chấp thuận nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như bán phiên bản mới nhất, điều này có thể giúp làm dịu sự bất bình của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Thụy Điển và Phần Lan.
Về phần mình, Tiến sĩ Akkoyunlu kết luận: “Trong khi dường như ông Erdogan đang nâng cao vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ trong quan hệ với phương Tây, ông ấy cũng đang gửi một tín hiệu đến Điện Kremlin về giá trị của Ankara đối với Nga”.
Giải mã việc Thổ Nhĩ Kỳ nhất quyết không muốn Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ rất khác biệt. Đây là quốc gia đầu tiên trong NATO phản đối kịch liệt nỗ lực của Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập khối quân sự này.
Phần Lan, Thụy Điển háo hức gia nhập NATO nhưng vấp ngay "hòn đá lớn"
Sau nhiều thập kỷ trung lập, hai quốc gia Bắc Âu là Phần Lan và Thụy Điển đã tuyên bố có ý định gia nhập liên minh quân sự NATO (do Mỹ đứng đầu) như một động thái phản ứng trước việc Nga tấn công Ukraine.
Nhưng có một trở ngại lớn đối với họ, đó là Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Getty.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố ông sẽ không đồng ý cho 2 nước này gia nhập NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của NATO và theo cơ chế của khối này, nếu thiếu sự đồng thuận của NATO thì hai nước Phần Lan và Thụy Điển sẽ không thể gia nhập.
Tổng thống Erdogan là trường hợp duy nhất trong các nhà lãnh đạo NATO công khai tuyên bố ông chống lại nỗ lực gia nhập nói trên.
Động cơ sâu xa của ông Erdogan
Sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan dựa trên quan điểm của ông này cho rằng Phần Lan và Thụy Điển hậu thuẫn cho "khủng bố". Ý của ông Erdogan là cả hai nước đó đều bảo vệ và cung cấp nơi tá túc cho các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - nhánh vũ trang kháng chiến chống lại cách đối xử khắc nghiệt của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hàng triệu người Kurd.
Số phận của những người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, và rộng hơn là của người Kurd trong toàn khu vực, là cốt lõi trong cuộc đấu tranh giữa Thổ Nhĩ Kỳ và một số bộ phận của cộng đồng quốc tế.
Mặc dù Mỹ và EU liệt PKK vào danh sách các tổ chức khủng bố, Phần Lan và Thụy Điển lại tỏ ra lưỡng lự khi phải dẫn độ các thành viên của tổ chức này sang Thổ Nhĩ Kỳ do các quan ngại về nhân quyền.
Tổng thống Erdogan đã phản ứng trước thực tế đó bằng cách gọi Thụy Điển là nơi nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố và ông này tuyên bố rằng cả Phần Lan và Thụy Điển đều không có "thái độ rõ ràng, cởi mở" về các tổ chức khủng bố.
Các quốc gia Bắc Âu trung lập này còn lên án việc Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria năm 2019. Trong chiến dịch đó, Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào Rojava - một khu vực người Kurd tự trị nằm gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ. Vấn đề phức tạp hơn khi người Rojava, bất chấp mối liên hệ của họ với PKK, lại là đồng minh của lực lượng Mỹ.
Người Kurd tại Rojava đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi tổ chức khủng bố IS ở Syria nhưng sau đó đã bị chính quyền của Tổng thống Mỹ Trump bỏ rơi. Khi ấy, quân Mỹ rút khỏi khỏi khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, mở đường cho đồng minh NATO của mình (Thổ Nhĩ Kỳ) tiến hình chiến dịch quân sự chống lại người Kurd.
Chính sách đối ngoại luôn gắn chặt với các mối quan ngại trong nước. Trong trường hợp chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, họ có mối lo sợ lớn là người Kurd có thể thách thức việc họ nắm quyền. Và Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều biện pháp để "cương tỏa" người Kurd ở trong nước.
Mâu thuẫn trong NATO
Phần Lan và Thụy Điển là những nước trung lập nên không bị ràng buộc vào các thỏa hiệp chiến lược mà Mỹ và NATO buộc phải thực hiện để giữ sự đoàn kết trong khối liên minh này.
Trong khi đó, cả Phần Lan và Thụy Điển cho tới nay đều tự do lựa chọn quan điểm đạo đức của mình trước thái độ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các quyền của người Kurd. Hai nước Bắc Âu đó đã chính thức phản đối cái mà họ gọi là sự trấn áp những người bất đồng chính kiến, các học giả, nhà báo và các nhóm thiểu số. Còn các nước NATO thì lấp lửng về Thổ Nhĩ Kỳ, họ nhất trí gọi PKK là tổ chức khủng bố.
Như vậy Phần Lan và Thụy Điển ít có cơ gia nhập được NATO.
Quy tắc kết nạp của NATO đòi hỏi sự nhất trí của toàn bộ các thành viên trong khối. Điều đó có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng phủ quyết được việc kết nạp Phần Lan và Thụy Điển vào NATO.
Sự đối đầu trên cho thấy sự thiếu nhất quán bên trong NATO. Phần Lan và Thụy Điển được cho là đáp ứng được các tiêu chí của tư cách thành viên NATO tốt hơn cả một số nước khác đã là thành viên của NATO, đặc biệt trên khía cạnh "nhân quyền" mà NATO hay đề cập.
Nga cắt khí đốt đến Phần Lan Công ty khí đốt Nga Gazprom cho biết họ sẽ ngừng cấp khí đốt cho Phần Lan từ sáng 21.5 vì nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp. Nguồn cung khí đốt từ Nga đến Phần Lan sẽ bị cắt vào ngày 21.5. Ảnh REUTERS Reuters dẫn lại thông báo của công ty năng lượng nhà nước Phần Lan Gasum ngày...