Nguyên nhân pate chay dễ gây ngộ độc
Độc tố botulinum trong pate chay có thể xuất hiện khi chế biến, bảo quản thực phẩm không an toàn.
Đây là nhận định của tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong buổi tọa đàm trực tuyến về ngộ độc thực phẩm do botulinum tại Trung tâm đào tạo – Chỉ đạo tuyến thuộc đơn vị này. Bác sĩ Nguyên cho biết thời gian qua xảy ra nhiều vụ ngộ độc botulinum có trong các sản phẩm pate chay. Botulinum là loại ngộ độc kinh điển trong y văn.
Đây là độc tố do vi khuẩn Clostridium botulinum sinh ra, rất độc, có thể gây liệt nặng. Bản chất vi khuẩn Clostridium botulinum là protein, có thể bị hủy hoàn toàn độc tố khi đun sôi 100 độ C trong 10 phút.
Vi khuẩn này không phải là sinh vật hiếm. Nó tồn tại rộng rãi trong tự nhiên, có thể tìm thấy trong đất, nước ngọt, nước biển… Thậm chí, các hạt bụi, ruột, nội tạng động vật đều có thể tìm thấy chúng.
Trong khi đó, bác sĩ Nguyên nhận định pate chay có thành phần chính là nấm. Phần thân, cuống nấm chứa rất nhiều đất. Nếu trong quá trình chế biến, nấm không được rửa sạch, vi khuẩn này vẫn tồn tại, thậm chí phát triển và sinh độc tố.
Bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Nhật Minh.
Ngoài ra, pate chay cũng chứa nhiều đậu, lạc, những thực phẩm rất giàu protein. Trong khi đó, bản chất của vi khuẩn Clostridium botulinum là protein, vì vậy, chúng sẽ phát triển mạnh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo bác sĩ Nguyên, môi trường trong pate được chế biến lại ẩm ướt, có sẵn mầm bệnh. Nếu không được xử lý đảm bảo với áp suất lớn, nhiệt độ cao, vi khuẩn càng có điều kiện sinh sôi, bào tử nở ra, sinh độc tố.
Nguyên nhân của loại ngộ độc này thường xuất phát từ việc sản xuất các sản phẩm ở dạng đóng gói kín trong chai, lọ, lon, hộp, túi, không bảo đảm an toàn, dẫn tới sản sinh độc tố botulinum.
Theo bác sĩ Nguyên, vi khuẩn Clostridium botulinum rất kỵ khí, tức là nó có thể phát triển trong môi trường thiếu không khí. Như vậy, các thực phẩm khi chế biến có lẫn một vài bào tử vi khuẩn này do quy trình sản xuất không bảo đảm vệ sinh, sau đó, lại được đóng gói kín, chúng sẽ phát triển và gây độc.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết một số yếu tố có thể khiến pate chay gây độc như thời gian bảo quản thực phẩm không đảm bảo, thực phẩm chế biến không đủ mặn, chua hay lạnh, không nấu chín trước ăn…
Khuyến cáo khẩn của chuyên gia Bộ Y tế để không "dính" ngộ độc botulinum có thể gây tử vong
Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Trần Việt Nga khuyến cáo khẩn cách để người sử dụng thực phẩm không "dính" ngộ độc botulinum.
Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và sinh độc tố botulinum
Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, điều tra bước đầu vụ ngộ độc pate chay khiến 2 người nguy kịch, 1 tử vong cho thấy các nạn nhân cùng ăn món bún riêu chay có sử dụng hộp pate đã phồng.
"Qua điều tra từ gia đình, khi nấu bún chay có sử dụng 1 hộp pate đã bị phồng mà vẫn mở ra nấu vì nghĩ không ảnh hưởng chất lượng"- bà Việt Nga thông tin.
Bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín. Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Cũng liên quan đến vụ việc này, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm thông tin Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm- Tổ trưởng Tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh; Sở Y tế TP Hồ Chí Minh; Sở Y tế tỉnh Bình Dương để điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc do sử dụng pate chay.
Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế Bình Dương chỉ đạo việc điều tra nguồn gốc các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn liên quan đến 3 trường hợp trên, đặc biệt lưu ý món chả và pate chay; xác định rõ cơ sở sản xuất, kinh doanh, hộ gia đình liên quan đến các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm đã sử dụng.
Đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thông báo rộng rãi cho cộng đồng để những người dân đã từng đến tham dự bữa trưa ngày 20/3/2021 tại Miếu Chiêu Liêu (Khu dân cư Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một) đến khai báo tại cơ sở y tế gần nhất. Đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khoẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trao đổi với phóng viên, bà Trần Việt Nga cảnh báo, thời gian gần đây lại nổi lên ngộ độc thực phẩm tại các hộ gia đình do người dân tự chế biến, tiệc trong làng, chế biến cho gia đình sử dụng. Các vụ ngộ độc xảy ra ngộ độc với triệu chứng nặng như vụ ngộ độc bún chay ở Bình Dương (đang điều trị tại TP Hồ Chí Minh); vụ ở Kontum khi người dân chế biến cá ủ muối đóng vào hộp, bỏ ra ăn. Các ca ngộ độc này nặng bởi nhiễm độc tố của botulinum - độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, điều kiện vệ sinh không đảm bảo.
Các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.
Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng
"Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Người bệnh bị ngộ độc do độc tố botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong"- bà Nga nhấn mạnh và lưu ý, độc tố này không bị loại bỏ dù đun sôi thông thường.
Vì thế Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm phải lưu ý để đảm bảo an toàn, phòng ngộ độc. Đặc biệt những cơ sở sản xuất quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình không nên cho thực phẩm vào đóng gói kín, không đủ điều kiện tiệt trùng nguy cơ ngộ độc độc tố botulinum rất lớn do độc tố này được sinh ra trong môi trường yếm khí, khi dụng cụ bao gói không đảm bảo an toàn.
Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín. Chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.
Người dân khi sử dụng các sản phẩm đóng hộp nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Một bệnh nhân bị ngộ độc pate chay đang điều trị tại Bệnh viện
Trước đó, Sở Y tế TPHCM đã phát cảnh báo về chùm ca bệnh nguy kịch nghi do ngộ độc thực phẩm pate chay điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM.
Sở Y tế nhận định, tất cả bệnh nhân trên đều có cùng bệnh cảnh (nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp...) trước đó đều cùng ăn pate chay. Hiện tại, Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Nhi đồng 2 đang hồi sức tích cực cho các bệnh nhân và đang chờ các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đến hội chẩn và mang thuốc giải độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum, tác nhân chính có trong pate chay gây ra ngộ độc.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đồ chay Sau nhiều phản ánh của báo chí về việc hoạt động quản lý thực phẩm chay bị buông lỏng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người tiêu dùng, Thủ tướng đã chỉ đạo tăng cường quản lý với loại hình thực phẩm này. Với xu hướng ăn chay ngày càng thịnh hành đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh...