Nguyên nhân khiến bạn bị rụng tóc
Khi cơ thể không hấp thụ đủ vitamin thì cũng có nguy cơ bị rụng tóc nghiêm trọng.
Rụng tóc là bệnh gì?
Nguồn ảnh: Internet.
Rụng tóc là một rối loạn xảy ra khi số lượng tóc rụng đi nhiều hơn số tóc mọc. Trong một số trường hợp, tóc không tiếp tục phát triển, dẫn đến hói hoặc mảng hói. Trung bình mỗi ngày, bạn sẽ mất từ 25 đến 100 sợi tóc. Nếu mắc bệnh về tóc này, mỗi ngày số tóc rụng có thể lớn hơn 100.
Bệnh được chia thành 3 loại:
Rụng tóc từng vùng – các mảng hói trên đầu;
Rụng tóc toàn thể – mất hoàn toàn tóc ở da đầu;
Rụng tóc (lông) toàn thân – mất hết lông trên cơ thể.
Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng này có thể là tạm thời hoặc có thể kéo dài. Rụng tóc có thể gây ra căng thẳng, nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn nếu tình trạng này vẫn cứ tiếp diễn và có chiều hướng xấu đi.
Rụng tóc nhiều là thiếu chất gì?
Video đang HOT
Khi cơ thể không hấp thụ và tổng hợp được một hay nhiều chất dinh dưỡng sau sẽ khiến tóc dễ rụng.
Protein
Dưỡng chất này đóng vai trò cấu tạo nên tóc và hỗ trợ sản sinh collagen đem lại mái tóc chắc khỏe. Khi bạn bị thiếu hụt protein hóa sừng, mái tóc sẽ trở yếu hơn. Các dấu hiệu cụ thể như: khô rối, rụng tóc nhiều, tóc xơ,…
Vitamin
Một mái tóc khỏe đẹp khi có đầy đủ các vitamin như: Vitamin C, Vitamin E, Vitamin A, Vitamin B,… Trong đó, mỗi loại vitamin sẽ đóng vai trò nhất định:
Vitamin C có thành phần chống oxy hóa, ngăn ngừa các gốc tự do tấn công. Khi các nang tóc thiếu hụt vitamin này sẽ dễ bị gãy, rụng do các yếu tố môi trường tác động như: bụi bẩn, hóa chất,…
Vitamin E nổi tiếng với công dụng cấp và giữ ẩm. Nhờ vậy, mái tóc của bạn sẽ trở nên mềm mượt hơn.
Vitamin A giúp kích thích các sản sinh và hỗ trợ phát triển các tế bào tóc.
Vitamin B tạo điều kiện để nang tóc phát triển và đảm bảo quá trình trao đổi chất ở nang tóc được diễn ra thuận lợi.
Khoáng chất
Để sở hữu mái tóc khỏe mạnh và không bị hư tổn không thể không kể đến vai trò của các khoáng chất. Cụ thể:
Chất kẽm đảm nhiệm vai trò cân bằng nội tiết tố. Khi mái tóc thiếu chất này sẽ khiến nồng độ DHT (dihydrotestosterone) tăng, gây rụng tóc.
Sắt có công dụng sản sinh hồng cầu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó có nang tóc. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu và ngăn cản quá trình vận chuyển dưỡng chất đến tóc. Do đó, mái tóc sẽ trở nên yếu ớt và dễ gãy rụng. Silica giúp tóc hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng.
Sulfur giúp nuôi dưỡng mái tóc sâu từ bên trong và kích thích mọc tóc.
Canxi: Được biết đến dưỡng chất quan trọng đối với xương khớp. Chất này cũng có công dụng tương đương với mái tóc. Bạn sẽ sở hữu mái tóc chắc khỏe khi cơ thể có hàm lượng canxi cân bằng.
6 thói quen không ngờ gây rụng tóc
Vò đầu bứt tóc, lười gội đầu hay buộc tóc quá chặt có thể khiến các nang tóc bị suy yếu, gây rụng tóc.
Thói quen này cũng có thể khuyến khích vi khuẩn phát triển, tăng nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề về da và tóc.
1. Gãi đầu
Gãi đầu thường xuyên gây kích ứng da đầu, khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.
Thói quen gãi đầu khi ngứa ngáy hoặc vò đầu bứt tóc khi có điều gì không như ý gây hại cho mái tóc nhiều hơn bạn tưởng. Cảm giác ngứa trên da đầu có thể do tình trạng viêm, dị ứng hoặc nhiễm trùng nấm. Khi bạn gãi mạnh, nang tóc sẽ bị tác động, gây trầy xước, làm tăng tình trạng viêm, dẫn đến rụng tóc.
2. Chải tóc khi ướt
Nhiều chị em tranh thủ chải tóc khi vừa gội xong vì khi tóc ướt, bạn dễ gỡ các búi tóc rối hơn. Theo chuyên gia về tóc, nước làm tăng độ giãn nở tại lớp biều bì bảo vệ da đầu khiến các sợi tóc yếu đi. Đó là lý do bạn thấy gỡ rối khi tóc ướt dễ hơn lúc tóc khô. Nếu thói quen này kéo dài, các sợi tóc sẽ ngày một yếu đi, gây ra hiện tượng rụng tóc.
3. Buộc tóc quá chặt
Buộc tóc quá chặt lâu ngày có thể dẫn đến chứng rụng tóc do lực kéo.
Các kiểu tóc buộc, tết hoặc búi quá chặt có thể khiến các nang tóc bị kéo căng liên tục, khiến tóc yếu, dễ gãy rụng. Đây là tình trạng nang lông bị suy yếu vĩnh viễn, khiến tóc không thể phát triển.
4. Lười gội đầu
Có thể bạn đã biết, gội đầu quá thường xuyên sẽ gây rụng tóc. Tuy nhiên, không nên vì lý do đó mà bạn lười gội đầu. Sự tích tụ của bụi bẩn, dầu thừa, sản phẩm chăm sóc tóc có thể làm tắc nghẽn nang lông, ngăn cản tóc phát triển, lâu ngày khiến tóc yếu, dễ gãy rụng.
5. Không cắt tỉa tóc thường xuyên
Cắt tỉa thường xuyên giúp tóc phát triển khỏe mạnh hơn nhờ loại bỏ những phần tóc khô, chẻ ngọn. Nếu không muốn liên tục thay đổi kiểu tóc, bạn có thể chỉ cần tỉa phần đuôi tóc đều đặn.
6. Không chống nắng cho tóc
Nên đội mũ rộng vành để bảo vệ tóc trước tác hại từ ánh nắng mặt trời.
Không chỉ chống nắng cho làn da, mái tóc cũng cần được che chắn, bảo vệ. Tia UV có thể làm tổn thương lớp biểu bì trên da đầu, dẫn đến tình trạng tóc dễ gãy và nhanh rụng. Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng còn khiến tóc bị mất độ đàn hồi, chắc khỏe, trở nên xơ rối, dễ tổn thương.
Tại sao giao mùa hay bị rụng tóc? Thiếu ánh sáng, mồ hôi... là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rụng tóc thời điểm giao mùa. Các dạng rụng tóc thường gặp Giao mùa rất dễ bị rụng tóc. Nguồn ảnh: Internet Rụng tóc tự nhiên: Thực tế là tóc chúng ta càng mỏng dần di khi tuổi chúng ta tăng lên. Đó là do các nang tóc bước vào giai...