Nguyên nhân giảm ‘nhu cầu’ ở nam giới
Tình dục quyết định một phần hạnh phúc gia đình nên việc “trên bảo dưới không nghe” trở thành nỗi ám ảnh với người trong cuộc. Nguyên nhân do đâu?
Ảnh minh hoạ
Người đàn ông là trụ cột trong gia đình nên luôn bị nỗi lo về kinh tế đè nặng. Nhất là khi đứa con thứ 2, 3 chào đời. Song song với niềm hạnh phúc được làm cha thì gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” cũng nhân đôi.
Việc stress liên tục trong công việc là 1 trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chuyện chăn gối vợ chồng. Tình trạng này nếu xảy ra liên tục sẽ dẫn đến rối loạn sinh lý và mất ham muốn tình dục.
Do suy giảm nội tiết tố
Ở nam giới, từ 40 tuổi trở đi, có 1 số người sẽ bị thiếu nội tiết tố sinh dục nam (testosterone). Đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
Thiếu testosterone còn khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống, nếu ở mức nặng có thể dẫn đến loãng xương, giảm trí nhớ, giảm tập trung, trầm cảm.
Tâm lý
Tâm lý ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của cả nam và nữ. Nếu cả hai rơi vào tình trạng thường xuyên căng thẳng, lo âu, bất an thì “chuyện ấy” không thể diễn ra theo ý muốn được.
Video đang HOT
Việc cải thiện tâm lý luôn được các chuyên gia khuyên những cặp vợ chồng nếu đang gặp khó khăn về chuyện giường chiếu. Chỉ khi nào cả hai thật sự thoải mái thì việc sinh hoạt vợ chồng mới cải thiện được.
Do sức khỏe
Khi cơ thể không khỏe mạnh sẽ không còn hứng thú với “chuyện ấy”. Một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, thận… làm hạn chế khả năng tình dục.
Điều trị bệnh và giữ sức khỏe bằng cách tăng cường tập thể dục, tham gia những môn thể thao vận động để cơ bắp luôn săn chắc, sức khỏe dẻo dai.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chính là liều thuốc tốt nhất cho việc duy trì sức khỏe và sinh lý.
Vì vậy, nên quan tâm đến nguồn dinh dưỡng của cơ thể mỗi ngày. Tránh những thức ăn, thức uống không tốt cho sức khỏe cũng như “chuyện ấy” như bia, rượu, thực phẩm không lành mạnh…
Tăng cường những loại thức ăn tốt cho sinh lý và cải thiện ham muốn tình dục như hàu, thịt dê, socola, ngũ cốc…
Giữ mức cân ổn định, tránh béo phì vì béo phì cũng là 1 trong những nguyên nhân giảm ham muốn tình dục cho cả hai.
Tác giả bài viết: Hà Anh
Mối nguy từ làm việc quá sức: chẳng cần trụy tim cũng có thể khiến bạn tử vong
Khi làm việc quá sức, nguy cơ truỵ tim của bạn sẽ tăng lên rất cao. Nhưng dù không truỵ tim, còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.
Câu hỏi đặt ra là: tại sao làm việc quá sức lại nguy hiểm đến thế?
Một cái chết vì kiệt sức là như thế nào?
Trên thực tế, chúng ta vẫn thường sử dụng 2 chữ "kiệt sức" một cách khá tùy tiện, mà không biết rằng đó là hiện tượng thực sự nghiêm trọng.
Bạn làm việc, cảm thấy mệt mỏi, và cho rằng đó là kiệt sức? Cũng có thể, nhưng đa phần chỉ là bạn đã dùng quá nhiều năng lượng thôi. Chỉ cần ngủ một giấc, bạn sẽ cảm thấy cơ thể sảng khoái trở lại. Chỉ cần một chuyến du lịch nghỉ ngơi, mọi chuyện có thể trở lại bình thường.
Những người làm việc đến mức nguy hại cho tính mạng thì khác. Sự khác biệt là dù có ngủ bao lâu đi chăng nữa, họ vẫn cảm thấy tinh thần kiệt quệ, năng lượng như biến đi đâu mất. Tình trạng ấy kéo dài sẽ dẫn đến các chứng bệnh về tâm lý, để rồi hậu quả để lại là cực kỳ nghiêm trọng.
Ở Nhật, người ta có cụm từ Karshi. Ở Trung Quốc, đó là guolaosi, và ở Hàn là gwarosa. Cả 3 cụm từ đều có nghĩa là "làm việc đến chết", hay ngắn gọn hơn là lao lực.
Điều này có nghĩa là con người ta có thể thực sự chết vì làm việc quá sức, và hiện tượng ấy thực sự rất phổ biến khi nó tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Stress thực chất là phản ứng sinh tồn của cơ thể, tuy nhiên...
Khi phải đối diện với áp lực - dù từ cuộc sống hay công việc - cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng giống nhau. Nhịp tim tăng lên, hơi thở gấp gáp, não bộ rơi vào trạng thái "đánh hay chạy", đẩy mức tập trung lên cao nhất để bảo vệ chính bản thân bạn.
Với stress, các chức năng sinh học trong cơ thể bạn được đẩy mạnh hơn, cho bạn năng lượng để tồn tại, để đối mặt với những "mối đe dọa" không tên trong cuộc sống.
Và khi căng thẳng qua đi, cơ thể dần có những phản ứng để phục hồi. Nhịp tim sẽ ổn định lại, cơ bắp dần thư giãn, và bạn sẽ trở lại bình thường.
Tuy nhiên, đó chỉ là tác dụng ngắn hạn thôi. Còn khi làm việc quá sức - tức là lúc nào cơ thể cũng trong trạng thái căng thẳng, đó lại là mối nguy không cách nào tả xiết, vì phản ứng phục hồi sẽ bị chai sạn, hoặc gặp trục trặc.
Ví dụ, cơ chế phục hồi nhịp tim cho bạn gặp vấn đề, có nghĩa tim của bạn sẽ không thể đập chậm lại được. Nó gây áp lực rất lớn cho tim, khiến bạn gặp nguy cơ truỵ tim bất kỳ lúc nào.
Một tác hại khác đó là sự kiệt quệ về mặt tinh thần, vì não bộ liên tục phải căng sức. Nó dẫn đến mệt mỏi về thể chất, rồi các chứng bệnh liên quan như trầm cảm, mất ngủ, ảnh hưởng đến năng suất công việc...
Và đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là nó khiến hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn. Khi làm việc quá sức thì mọi căn bệnh đều có thể khiến bạn ngã quỵ. Bạn sẽ dễ nhiễm bệnh hơn, bệnh cũng khó chữa lành hơn, để rồi đến khi nhận ra và dừng lại thì cũng đã quá muộn.
Hãy nhớ, công việc gì cũng vậy, dù lợi ích mang lại đến đâu cũng cần có điểm dừng. Tiền nhiều để làm gì khi bạn không thể tiêu, đúng không?
Tham khảo: The Conversion, BBC...
Theo Helino
Nguyên nhân gây bệnh vàng da Bệnh vàng da là biểu hiện của khá nhiều nguyên nhân. Nếu bạn không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng Nguyên nhân gây vàng da Vàng da sinh lý: vàng da sinh lý thường chỉ gặp ở một số trẻ sau khi sinh ra da bị vàng (ước tính khoảng 1/3 số trẻ sơ...