Nguyên nhân đau bụng kinh và cách phòng tránh hiệu quả cho chị em
Nguyên nhân đau bụng kinh là gì thực tế không nhiều chị em để ý và quan tâm. Tuy nhiên, đau bụng kinh có thể bắt nguồn từ những bệnh lý nguy hiểm như:
Lạc nội mạc tử cung, U xơ tử cung, u nang buồng trứng… vì vậy chị em tuyệt đối không được xem thường.
Đau bụng kinh hay thống kinh là hiện tượng xuất hiện khi sắp có hoặc trong thời gian hành kinh. Thường gặp ở đối tượng nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu cho chị em. Điển hình là đau vùng bụng dưới rồi lan sang sau lưng, xuống hai đùi, gây chuột rút. Theo các chuyên gia, tình trạng này sẽ cải thiện theo độ tuổi, sau khi sinh con. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơn đau vẫn kéo dài do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà – Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa Đông y Việt Nam, đau bụng kinh được chia thành hai dạng, đó là đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát. Và ở mỗi dạng lại có nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
1. Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát hay còn được gọi là đau bụng kinh cơ năng. Triệu chứng là cơn đau rất dữ dội, quằn quại, người mệt mỏi, đổ mồ hôi, mặt tái nhợt. Thậm chí là chóng mặt, buồn nôn…
Sự co thắt tử cung quá độ là một nguyên nhân đau bụng kinh ở nữ giới
Nguyên nhân gây nên tình trạng này đó là:
Sự co thắt tử cung quá độ:
Sự co thắt của tử cung trong thời gian hành kinh diễn ra trong thời gian khá dài, khó thả lỏng hoàn toàn. Vì thế tử cung bị co thắt quá độ, gây ra cơn đau.
Tử cung co thắt không bình thường:
Tử cung co thắt không bình thường sẽ dẫn tới cơ nhẵn tử cung bị thiếu máu, gây co thắt, thậm chí là co rút cơ tử cung, gây nên đau bụng kinh. Và huyết áp cao được cho là một trong những nhân tố làm cho sự co thắt không bình thường của tử cung.
Hàm lượng chất PG (prostaglandin) trong máu kinh và nội mạc tử cung tăng cao:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng PG trong máu những chị em đau bụng kinh cao hơn người bình thường. Những kích thích này có thể gây ra sự co thắt không bình thường của cơ tử cung, khiến chị em đau đớn.
Ống dẫn trứng hẹp:
Đây cũng là một nguyên nhân gây đau bụng kinh nguyên phát. Khi ống dẫn trứng hẹp, việc đẩy máu kinh ra ngoài gặp khó khăn, điều này sẽ gây ra cơn đau bụng quặn thắt kéo dài.
2. Đau bụng kinh thứ phát
Đau bụng kinh nguyên phát hay còn gọi là đau bụng kinh thực thể. Lúc này chu kỳ kinh nguyệt của chị em đã đi vào ổn định nhưng mỗi lần đến kỳ kinh vẫn bị cơn đau hành hạ.
Video đang HOT
Bác sĩ Đỗ Thanh Hà cho hay nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh thực thể này có thể do chị em mắc phải các bệnh lý phụ khoa nào đó. Cụ thể như:
Lạc nội mạc tử cung:
Đây là bệnh lý mà các lớp nội mạc tử cung thay vì ở bên trong tử cung nó lại đi lạc ra bộ phận khác như ống dẫn trứng, buồng trứng… Chính các mô đi lạc này sẽ gây đau đớn cho người bệnh khi đến kì hành kinh.
Đau bụng kinh có thể bắt nguồn do bệnh lý lạc nội mạc tử cung
U xơ tử cung (nhân xơ tử cung):
Khi ở kích thước nhỏ chúng không cản trở thụ thai. Nhưng một khi kích thước lớn chúng có thể gây rong kinh, đau bụng kinh, thậm chí là sảy thai, vô sinh.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung:
Đây là tình trạng các mô nội mạc tử cung xuất hiện bên trong cơ của thành tử cung. Khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ gây đau bụng kinh nghiêm trọng, chảy máu kinh nguyệt nặng.
Bệnh viêm vùng chậu (PID):
Đây là bệnh phụ khoa nguyên nhân do bị nhiễm trùng tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng gây ra bởi vi khuẩn lây qua đường tình dục. Tình trạng viêm, nhiễm trùng này có thể gây đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Viêm vùng chậu có thể gây ra những cơn đau bụng kinh khi đến tháng3. Những yếu tố nguy cơ làm tăng đau bụng kinh
Một số yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ đau bụng kinh ở chị em phụ nữ như:
Nữ giới dưới 30 tuổi.Dậy thì sớm, trung bình khoảng 11 tuổi hoặc có thể sớm hơn.Gặp phải tình trạng rong kinh, máu kinh ra nhiều.Nữ giới chưa sinh con.Loạn kinh, chu kỳ kinh nguyệt không đều.Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích
. Tạm biệt đau bụng kinh bằng bài thuốc Đông y hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị đau bụng kinh, trong đó Đông y được đánh giá là an toàn, hiệu quả và tác dụng lâu bền nhất cho người bệnh. Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà, Đông y xác định đau bụng kinh bắt nguồn từ việc mất điều hòa trong lưu thông khí huyết ở 2 mạch Nhâm – Xung khiến cho khí huyết bị cản trở, ứ tắc lại nên gây đau.
Để khắc phục chứng đau bụng kinh thường sử dụng những vị thuốc thảo dược có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, tán ứ như: Trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, đương quy, huyền sâm…
Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà là chuyên gia hàng đầu với 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh kinh nguyệt, bệnh Sản Phụ khoa bằng YHCT
Tùy vào từng thể trạng và triệu chứng của người bệnh bác sĩ sẽ gia giảm các vị thuốc cho phù hợp. Thông thường, sau khi sử dụng bài thuốc, triệu chứng đau bụng kinh sẽ giảm ngay ở tháng đầu tiên và đỡ dần, chấm dứt hoàn sau khoảng 3-4 tháng sử dụng.
Điểm đặc biệt của bài thuốc là sử dụng thảo dược thiên nhiên bồi bổ cơ thể từ bên trong nên tuyệt đối an toàn, hiệu quả lâu dài, người bệnh thường hiếm khi tái phát như sử dụng các loại thuốc thông thường khác.
Cách phòng tránh đau bụng kinh chị em nên áp dụng
Trước kia, để giảm đau bụng kinh chị em phụ nữ thường áp dụng cách tự nhiên như chườm nóng, uống nước gừng… Tuy nhiên hiện nay, chị em đã sử dụng nhiều loại thuốc giảm đau có tác dụng nhanh.
Dùng thuốc quá thường xuyên sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, chị em hãy thực hiện những cách phòng tránh sau đây để chu kỳ kinh nguyệt không còn là nỗi đáng sợ.
Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
- Trước kỳ kinh 3-5 ngày, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, hấp thu như sữa chua, rau củ… Tránh các thực phẩm tươi sống, đồ ăn nhiều gia vị, đồ cay nóng.
- Ăn những thực phẩm chua nhẹ như salad, bắp cải muối, canh chua, nộm… đây là những món ăn hỗ trợ giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.
Nên đi bộ, tập thể dục nhàng trước khi hành kinh:
Trước ngày hành kinh 1, 2 ngày bạn nên đi bộ nhiều hơn để cơ thể được thoải mái. Đồng thời, có thể lấy các thảo dược như ngải cứu, ích mẫu sắc uống giúp giảm đau bụng kinh khi đến kỳ.
Chăm sóc vùng kín sạch sẽ:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách, quan hệ tình dục lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế các bệnh lý phụ khoa giúp phòng tránh tình trạng đau bụng kinh.
Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn:
Nếu chưa có ý định sinh con hãy áp dụng phương pháp phòng tránh thai an toàn. Tránh việc nạo phá thai cũng như phẫu thuật buồng tử cung.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để phòng tránh đau bụng kinh Thăm khám phụ khoa định kỳ:
Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ, sớm phát hiện bất thường trong cơ quan sinh sản. Đặc biệt là những bệnh lý gây đau bụng kinh như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
Ngoài ra, trong ngày hành kinh chị em không nên vận động mạnh, nên tắm nước ấm, massage bụng, uống đủ nước và bổ sung vitamin, khoáng chất… giúp hạn chế đau bụng kinh.
Qua bài viết chắc hẳn chị em đã hiểu được nguyên nhân đau bụng kinh, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả. Nếu có bất cứ vấn đề nào về bệnh kinh nguyệt, độc giả có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn cụ thể:
Theo Soytebackan
Loại bệnh phụ khoa phổ biến do thức khuya gây nên
Dưới đây là những loại bệnh phụ khoa phổ biến do thức khuya gây nên ai cũng cần biết để tránh ngay kẻo hối hận.
Loại bệnh phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ
Những bệnh như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm khung xương chậu... là một trong những loại bệnh phụ khoa phổ biến mà chị em phụ nữ rất dễ mắc phải do thói quen thức đêm gây ra. Những bệnh phụ khoa này thường do sự mất cân bằng trong môi trường âm đạo, khi đó lượng vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi mạnh hơn và tiêu diệt dần các vi khuẩn có lợi, từ đó gây bệnh cho cơ thể chị em.
Một trong những thói quen gây nên bệnh phụ khoa phổ biến đó chính là thức khuya, bởi ngủ muộn sẽ khiến cơ thể luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, đồng thời còn làm suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Từ đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể nên nó cũng gây ảnh hưởng tương tự đến vùng kín.
Đặc biệt, căn bệnh này là 1 trong những bệnh phụ khoa phổ biến và rất dễ tái phát mặc dù đã chữa khỏi. Do đó, muốn ngừa được bệnh này hiệu quả các bạn cần giữ gìn vùng kín luôn sạch sẽ, khô thoáng và tránh các yếu tố tác động xấu gây hại tới vùng kín.
Đồng thời, cần phải thay đổi thói quen thức khuya và tập đi ngủ sớm để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
Một trong những thói quen phổ biến gây nên bệnh phụ khoa đó chính là thức khuya - (Ảnh: Internet)
1. Kinh nguyệt không đều là 1 trong những loại bệnh phụ khoa phổ biến
Khi bạn có thói quen thức khuya nhiều sẽ khiến hệ thần kinh của bạn gặp căng thẳng, từ đó dẫn đến rối loạn hormone estrogen. Từ đó làm kinh nguyệt của bạn không diễn ra như bình thường. Những biểu hiện cụ thể như chậm kinh, mất kinh, máu kinh thay đổi cả về lượng máu hay màu sắc lẫn mùi, thậm chí là rong kinh... đều là các dấu hiệu cảnh báo tình trạng kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ.
Bên cạnh đó, có một số bệnh khác cũng gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung... cũng là bệnh phụ khoa phổ biến hay gặp ở chị em phụ nữ.
Để tránh được căn bệnh này con gái nên tránh thức khuya trong suốt thời gian dài để giữ sức khỏe của mình được tốt nhất.
2. U xơ cổ tử cung cũng là loại bệnh phụ khoa phổ biến
Thức khuya sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đồng hồ sinh học của bạn, đó chính là nguyên nhân làm phá vỡ sự trao đổi chất trong cơ thể và từ đó sẽ dẫn đến u xơ cổ tử cung - một loại bệnh phụ khoa phổ biến. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh này đó là tình trạng kinh nguyệt thay đổi, tăng tiết dịch âm đạo, đau vùng eo, khó chịu trong bàng quang.
Nếu như phát hiện cơ thể bạn có 2 dấu hiệu trở lên như kinh nguyệt thay đổi thất thường, huyết trắng ra nhiều, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức, bụng dưới xuất hiện những cục nhỏ cứng, luôn có cảm giác muốn đi tiểu tiện thì các bạn càng nên chủ động đi khám phụ khoa sớm tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Căn bệnh u xơ cổ tử cung này có thể chữa khỏi được trong trường hợp phát hiện bệnh sớm vì để ủ bệnh lâu có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung và nguy hiểm tới tính mạng.
Thói quen thức khuya có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở tuyến vú cao hơn - (Ảnh: Internet)
2. Các bệnh ở tuyến vú
Khi bạn có thói quen thức khuya để làm việc trong đêm, thì khi đó ánh sáng từ màn hình máy tính có thể hủy hoại các hormone trong cơ thể, mà những loại hormone này có chức năng ức chế khối u, đặc biệt khối u ở vú. Do vậy thói quen thức khuya có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở tuyến vú cao hơn những người sinh hoạt lành mạnh.
Một số loại bệnh phổ biến ở tuyến vú mà chị em phụ nữ có khả năng mắc phải đó là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú, và thậm chí là ung thư vú... Nếu muốn phòng bệnh ở tuyến vú cũng như 1 số bệnh phụ khoa phổ biến khác, thì chị em nên thay đổi thói quen thức khuya và đi ngủ trước 11 giờ, tránh thói quen thức khuya thường xuyên và luôn ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ.
Theo Suckhoehangngay
7 căn bệnh phổ biến ở dương vật khiến bạn phải dè chừng Bệnh ở dương vật không chỉ gây tổn hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chuyện chăn gối của bạn. Rất có thể bạn đang có triệu chứng mà không hề biết! Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến dương vật trong một khoảng thời gian dài cũng có thể mang lại một số ảnh hưởng tiêu cực đến các...