Nguyên nhân các nước chưa tiêm vaccine COVID-19 cải tiến làm mũi bổ sung
Nhiều nước đã triển khai mũi vaccine COVID-19 cho các nhóm nhiều rủi ro. Tuy nhiên, họ vẫn sử dụng những vaccine quen thuộc thay vì loại được cải tiến.
Các lọ vaccine Moderna và Pfizer tại một cơ sở y tế tạm thời ở Mỹ. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết điều này khiến một số chuyên gia quan ngại rằng mũi vaccine bổ sung như vậy có thể bỏ lỡ cơ hội nhắm đến biến thể Delta và các “hậu duệ” của nó.
Câu trả lời khá đơn giản, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ ( FDA) trong tháng 9 thông qua việc sử dụng công thức gốc của Pfizer cho mũi tiêm bổ sung sau khi thực hiện nghiên cứu và nhận thấy vaccine này vẫn hiệu quả trong việc chống lại Delta. Hiện tại FDA đang cân nhắc các dữ liệu cho việc sử dụng Moderna cùng Johnson & Johnson làm mũi tiêm bổ sung.
Người phụ trách mảng vaccine của FDA, Tiến sĩ Peter Marks, cho biết: “Điều này sẽ bớt xáo trộn và đẩy nhanh quá trình sản xuất”, việc chuyển đổi công thức chỉ áp dụng khi thực sự cần thiết.
Các loại vaccine phòng COVID-19 được sử dụng ở Mỹ vẫn có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc ngăn chặn các ca nhập viện và tử vong do COVID-19, ngay cả sau khi biến thể Delta hoành hành. Các nhà chức trách hy vọng mũi vaccine bổ sung sẽ tăng cường khả năng bảo vệ đối với các nhóm dân số có rủi ro cao.
Chuyên gia Richard Webby tại Bệnh viện nghiên cứu nhi St. Jude (Mỹ) nhận định vaccine phòng COVID-19 nhắm đến protein gai của virus SARS-CoV-2. Biến đổi trong protein này khiến Delta lây nhiễm mạnh hơn nhưng đối với hệ miễn dịch thì không có nhiều khác biệt. Ông John Wherry tại Đại học Pennsylvania kết luận điều này đồng nghĩa với việc không có gì đảm bảo rằng mũi vaccine bổ sung được cải tiến nhắm đến Delta sẽ mang lại bảo vệ tốt hơn. Việc chờ đợi các nghiên cứu để lý giải câu hỏi này có thể làm trì hoãn việc triển khai tiêm mũi bổ sung cho nhóm nhiều rủi ro.
Ông John Wherry nhấn mạnh điều quan trọng là phải phân tích cẩn thận cách cơ thể phản ứng với mũi tiêm bổ sung vì hệ thống miễn dịch có xu hướng “ghi lại” ký ức mạnh mẽ hơn về chủng virus đầu tiên mà nó gặp phải. Điều đó đặt ra câu hỏi về việc liệu mũi vaccine bổ sung được cải tiến có thể thúc đẩy tăng vọt tạm thời các kháng thể mà cơ thể đã tạo ra trước đó. trong khi đó một mục tiêu khác được đề ra là phản ứng miễn dịch bao quát vè bền hơn, thậm chí có thể được chuẩn bị tốt hơn cho các đột biến tiếp theo.
Mỹ: Tổng thống Biden cân nhắc đề cử lãnh đạo FDA
Truyền thông Mỹ ngày 14/10 đưa tin Tổng thống Joe Biden dự kiến đề cử ông Robert Califf đảm nhận cương vị lãnh đạo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) nước này.
Ông Califf từng giữ cương vị lãnh đạo FDA trong gần một năm dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama.
Ông Robert Califf từng giữ cương vị lãnh đạo FDA dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. Ảnh: AP
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, FDA chưa có lãnh đạo chính thức kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1 năm nay. Các chuyên gia y tế cho rằng tình trạng này khiến FDA không có một đường lối rõ ràng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng. Hiện bà Janet Woodcock đang đảm nhận cương vị quyền lãnh đạo FDA. Luật liên bang Mỹ quy định ngày 15/11 tới là thời hạn chót để Tổng thống Biden lựa chọn người đứng đầu FDA, hoặc đề cử bà Janet Woodcock.
Nhà Trắng nhấn mạnh mong muốn vị trí quan trọng trên là một người có thể được Thượng viện phê chuẩn.
Trước đó, ông Califf từng đảm nhận cương vị lãnh đạo FDA từ tháng 2/2016 đến tháng 1/2017, vào cuối nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Obama. Hiện ông Califf là Giáo sư tim mạch tại trường Đại học Y Duke.
FDA chưa 'bật đèn xanh' cho mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 của Moderna Các chuyên gia của FDA chưa đưa ra quan điểm cuối cùng về đơn xin cấp phép của Moderna đối với mũi vaccine tăng cường do hãng này bào chế. Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN Giới chức Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chưa có đánh giá cuối cùng đối với đề nghị của...