Nguyên nhân bất ngờ khiến nhân viên văn phòng dễ tăng cân
Sinh hoạt hoặc làm việc thời gian dài trong môi trường lạnh có thể làm giảm thân nhiệt ở người. Điều này làm chậm lại quá trình trao đổi chất và kéo theo hậu quả chẳng ngờ đến: gây tăng cân.
Cảnh giác với nhiệt độ trong phòng làm việc – AFP/GETTY
Đó là kết luận rút ra từ cuộc nghiên cứu do đội ngũ của giáo sư Kenneth McLeod thực hiện. Ông là giám đốc Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Lâm sàng của Đại học Binghamton ở New York (Mỹ), theo trang The Conversation .
Con người là loài hằng nhiệt, có nghĩa là chúng ta duy trì thân nhiệt ổn định. Cụ thể, thân nhiệt ở người dao động từ 36 đến 38 C, thậm chí trong môi trường lạnh như trong các văn phòng làm việc.
Để giữ mức thân nhiệt như trên, cơ thể con người dựa vào 3 loại hoạt động trao đổi chất khác nhau. Trong đó, hoạt động trao đổi chất cơ bản chiếm vai trò chủ đạo. Khoảng 2/3 số calorie mà cơ thể chúng ta đốt cháy mỗi ngày đều phục vụ cho các nhu cầu cơ bản: hô hấp, tuần hoàn máu, tăng trưởng tế bào, chức năng não và tiêu hóa thức ăn.
Các nhà nghiên cứu đề nghị nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 22,2 đến 27,2 C – SHUTTERSTOCK
Nếu thân nhiệt gia tăng, tỷ lệ trao đổi chất cũng tăng theo và con người đốt cháy nhiều calorie hơn. Điều đó có nghĩa là tốc độ trao đổi chất khi nghỉ ngơi ở người có thân nhiệt 38,3 C sẽ cao hơn gấp 30% so với người chỉ đo được 36,1 C.
Video đang HOT
Vì thế, đây là lý do tại sao việc thay đổi môi trường làm việc có thể tác động đáng kể cách cơ thể bạn hoạt động, và gây ảnh hưởng cả về sức khỏe lẫn thể chất. Nếu phát hiện bản thân đột nhiên tăng cân và không biết nguyên nhân, có lẽ bạn nên kiểm tra điều hòa nhiệt độ ở văn phòng hoặc nơi ở.
Ở nước ngoài, chẳng hạn như Mỹ, đa số văn phòng thường giữ nhiệt độ ở mức 21,1 C. Bên cạnh cảm giác lạnh, mức nhiệt độ này không tốt cho sức khỏe con người.
Các nhà nghiên cứu đề nghị nên duy trì nhiệt độ phòng trong khoảng 22,2 đến 27,2 C trong điều kiện độ ẩm vừa phải.
Nói tóm lại, làm việc trong văn phòng lạnh hơn mức trên sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất của nhân viên. Bên cạnh nguy cơ gây tăng cân, tốc độ trao đổi chất chậm đi còn có thể gây suy giảm phản ánh miễn dịch, tổn hại tim và tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Nếu không kiểm soát được mức nhiệt độ phòng, bạn vẫn có thể khoác áo, choàng khăn để giữ thân nhiệt ổn định và tránh các nguy cơ về sức khỏe như trên.
11 thói quen làm chậm tốc độ trao đổi chất, khiến bạn không thể giảm cân
Tốc độ trao đổi chất chậm có thể gây vô số vấn đề sức khỏe, từ tăng cân, khô da, miễn dịch yếu, mệt mỏi, đến các bệnh nguy hiểm như tiểu đường và ung thư.
Sử dụng thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo: Nhiều người có xu hướng sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo thay cho đường vì họ tin rằng các chất này có hàm lượng chất béo thấp hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo chứa các độc tố làm chậm tốc độ trao đổi chất và gây các bệnh như tiểu đường hay bệnh về não.
Ăn quá ít canxi: Nhiều người chọn giảm cân bằng cách ăn chay, tức loại bỏ sữa và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, sữa là nguồn canxi tự nhiên tốt nhất, do đó việc loại bỏ hoàn toàn sữa ra khỏi chế độ ăn uống có thể dẫn đến thiếu canxi, làm chậm trao đổi chất.
Bỏ bữa: Vì nhiều lý do, từ giảm cân đến công việc bận bịu, mà nhiều người có thói quen bỏ bữa hoặc ăn uống lệch giờ. Thói quen này có thể làm giảm đáng kể tốc độ trao đổi chất, khiến bạn tăng cân và có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Không uống đủ nước: Uống không đủ 1,5 - 2 lít nước/ngày không chỉ gây mất nước, thiếu nước mà còn làm chậm quá trình trao đổi chất, vì cơ thể cần đủ nước để có thể trao đổi chất hiệu quả.
Ăn quá ít: Vẫn là thói quen ở những người quá bận rộn hoặc những người mong muốn giảm cân nhanh chóng, ăn quá ít thực chất lại gây hiệu ứng ngược là tăng cân. Đó là bởi cơ thể cần đủ năng lượng để duy trì trao đổi chất khỏe mạnh.
Sử dụng rượu bia: Rượu bia có thể gây vô số tác hại về sức khỏe, làm tổn thương gan, thận, thần kinh... đây là điều mà hẳn ai cũng rõ. Tuy nhiên, có thể bạn còn chưa biết, uống quá nhiều rượu bia còn làm chậm trao đổi chất, khiến bạn tăng cân, béo phì.
Ăn quá nhiều salad: Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng ăn quá nhiều salad lại có hại cho sức khỏe. Thực ra đây là một điều dễ hiểu, vì "cái gì quá cũng không tốt". Ăn quá nhiều rau sống khiến hệ tiêu hóa gặp khó khăn và tốn nhiều năng lượng, điều này làm chậm quá trình trao đổi chất.
Không ăn các chất béo có lợi cho sức khỏe: Nhiều người giảm cân bằng cách cực đoan - cắt bỏ hoàn toàn các loại chất béo khỏi chế độ ăn. Đây là một sai lầm, bởi các chất béo có lợi như omega-3 có trong cá biển, quả hạch, dầu dừa hay quả bơ có vai trò thiết yếu đối với quá trình trao đổi chất.
Thường xuyên căng thẳng: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng vì những điều nhỏ nhặt, đó có thể là lý do khiến bạn tăng cân, bởi hormone căng thẳng cortisol có thể làm chậm quá trình trao đổi chất.
Áp dụng chế độ ăn lỏng: Nhiều người chọn chế độ ăn lỏng (liquid diets) với mong muốn thải độc cơ thể hoặc giảm cân. Tuy nhiên, nếu ăn uống theo cách này trong thời gian dài, tốc độ trao đổi chất của bạn sẽ chậm lại, và bạn có thể bị thiếu dinh dưỡng.
Không tập thể dục: Tập thể dục là yếu tố thiết yếu giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh. Thói quen lười vận động không chỉ làm chậm trao đổi chất, mà còn tạo điều kiện cho vô số vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến cơ thể bạn./.
Nguy cơ hạ đường huyết do thuốc trị đái tháo đường Bệnh đái tháo đường đã có thuốc điều trị, tuy vậy, cần thận trọng trong quá trình dùng thuốc, bởi có thể có nguy cơ hạ đường huyết do dùng thuốc, nếu không biết xử trí có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Đái tháo đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh gặp khá nhiều trong cộng đồng, tuy không...