Nguyên nhân âm thầm gây vô sinh ở nữ giới
Vô sinh ở nữ giới do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có những nguyên nhân thường gặp ở tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng. Nếu được phát hiện và điều trị sớm thì sẽ có tỷ lệ thành công cao.
Tắc ống dẫn trứng – nguyên nhân gây vô sinh
Ống dẫn trứng là 2 ống mỏng, nằm ở 2 bên của tử cung, giúp dẫn trứng trưởng thành từ buồng trứng đến tử cung. Mỗi tháng, khi rụng trứng, một quả trứng được phóng thích từ một trong 2 buồng trứng. Trứng đi từ buồng trứng qua các ống dẫn và vào tử cung. Tinh trùng cũng cần bơi từ cổ tử cung, qua tử cung và qua các ống dẫn trứng để đến gặp trứng. Quá trình thụ tinh thường diễn ra trong khi trứng di chuyển trong ống.
Nếu một hoặc cả hai ống dẫn trứng bị tắc, trứng không thể đến tử cung. Tinh trùng không thể gặp trứng, gây cản trở quá trình thụ tinh và mang thai. Đây còn được gọi là vô sinh do yếu tố ống dẫn trứng. Điều này có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên ống dẫn trứng và là nguyên nhân gây vô sinh ở tới 30% phụ nữ hiếm muộn.
Cũng có thể ống dẫn trứng không bị tắc hoàn toàn mà chỉ bị tắc một phần. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mang thai trong ống dẫn trứng hoặc mang thai ngoài tử cung. Mặc dù tắc ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của nữ giới, nhưng có thể được điều trị mang lại cơ hội mang thai.
Các ống dẫn trứng là một trong 3 bộ phận chính của hệ thống sinh sản nữ, 2 bộ phận còn lại là buồng trứng và tử cung.
Tắc ống dẫn trứng có biểu hiện gì không?
Tắc ống dẫn trứng không có những biểu hiện cụ thể để phát hiện và điều trị sớm, bệnh âm thầm ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ và có thể dẫn tới vô sinh.
Những phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng thường không có bất kỳ triệu chứng nào khác thường, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn khiến nhiều chị em nghĩ rằng khả năng sinh sản của họ vẫn ổn.
Tắc ống dẫn trứng thường chỉ được phát hiện trong quá trình vợ/ chồng điều trị hiếm muộn. Nếu bạn không có thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sau 6 tháng đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên), bác sĩ sẽ yêu cầu chụp Xquang chuyên dụng để kiểm tra ống dẫn trứng của bạn, cùng với các xét nghiệm khả năng sinh sản cơ bản khác.
Tuy nhiên, tắc ống dẫn trứng do một số nguyên nhân cụ thể sẽ có các triệu chứng riêng. Ví dụ, lạc nội mạc tử cung và bệnh viêm vùng chậu có thể gây đau bụng kinh và đau khi quan hệ tình dục.
Video đang HOT
Trong trường hợp phụ nữ nhiễm trùng vùng chậu gây hệ quả tắc ống dẫn trứng, có thể gặp các triệu chứng như: đau vùng chậu, dịch âm đạo có mùi, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng. Tình trạng nhiễm trùng càng lâu thì nguy cơ hình thành mô sẹo và tạo ra các ống bị viêm hoặc tắc càng cao.
Nhiễm trùng vùng chậu cấp tính có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn bị sốt cao hoặc đau dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.
Nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng
Nguyên nhân phổ biến nhất của tắc ống dẫn trứng là viêm vùng chậu. Bệnh viêm vùng chậu là hậu quả của một bệnh lây truyền qua đường tình dục, mặc dù không phải tất cả các bệnh nhiễm trùng vùng chậu đều liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, ngay cả khi đã điều trị viêm vùng chậu thì tiền sử viêm vùng chậu hoặc nhiễm trùng vùng chậu sẽ làm tăng nguy cơ bị tắc ống dẫn trứng.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây tắc ống dẫn trứng bao gồm: nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục, cụ thể là Chlamydia hoặc bệnh lậu, tiền sử nhiễm trùng tử cung do phá thai hoặc sẩy thai, tiền sử phẫu thuật bụng hoặc vỡ ruột thừa, phẫu thuật liên quan đến ống dẫn trứng hoặc lạc nội mạc tử cung.
Có nhiều nguyên nhân gây tắc ống dẫn trứng cần được khám và làm các xét nghiệm cụ thể.
Điều trị tắc ống dẫn trứng
Nếu bạn chỉ bị tắc 1 ống dẫn trứng và bên còn lại khỏe mạnh, bạn có thể có thai mà không cần trợ giúp quá nhiều. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc hỗ trợ sinh sản để tăng cơ hội rụng trứng ở bên ống dẫn trứng thông.
Trong trường hợp cả 2 ống đều bị tắc, bác sĩ sẽ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để thông ống dẫn trứng. Cơ hội thành công phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ tắc và vị trí tắc nghẽn, nguyên nhân gây tắc nghẽn. Nếu chỉ dính một ít dính giữa vòi trứng và buồng trứng thì khả năng có thai sau mổ là tương đối cao.
Nếu vết sẹo dày và lớn, lạc nội mạc tử cung trung bình đến nặng, phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt nhất. Bác sĩ có thể đề nghị làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là phương pháp tối ưu vì nó tránh động chạm vào các ống dẫn trứng.
Nguyên nhân và cách phòng ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng
Nhiễm trùng vùng chậu dễ gây tắc ống dẫn trứng
Phần lớn các ống dẫn trứng bị tắc là do nhiễm trùng vùng chậu. Hầu hết những bệnh nhiễm trùng này là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Vì vậy, tầm soát STIs thường xuyên, cũng như kiểm tra các triệu chứng đáng lo ngại ngay lập tức, là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa vô sinh do tắc ống dẫn trứng. Nếu có nhiễm trùng qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng vùng chậu được phát hiện sớm, việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mô sẹo.
Chị em nên làm gì để phòng bệnh?
Thực hành tình dục an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Chung thủy với 1 bạn tình. Khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm các nhiễm trùng lây qua đường tình dục, nhất là khi bạn có hành vi tình dục nguy cơ cao để ngăn ngừa tổn thương ống dẫn trứng.
Khi đã phát hiện bất cứ nhiễm trùng nào trong hệ thống sinh sản, điều trị tấn công bằng kháng sinh là rất quan trọng. Điều trị nhiễm trùng không đảm bảo các ống sẽ thông. Tuy nhiên, điều trị bệnh có thể giúp ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển thêm và giúp cho việc điều trị khả năng sinh sản sau này có nhiều khả năng thành công hơn.
Những yếu tố âm thầm gây vô sinh ở nữ giới
Nhiều nguyên nhân dẫn tới vô sinh, hiếm muộn, trong đó có những điều chúng ta thực sự khó kiểm soát, có khi là những thói quen thường ngày tưởng như là vô hại, có những yếu tố khách quan và cả chủ quan.
Chúng ta cần nắm bắt rõ để có sự điều chỉnh hoặc có những biện pháp khắc phục, hạn chế những nguy cơ dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Những yếu tố âm thầm gây vô sinh ở nữ giới gồm:
Tập thể dục quá sức
Cường độ tập luyện quá căng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó thụ thai ở nữ giới. Những vận động viên nữ có thói quen tập luyện với cường độ cao có thể bị mất nhiều mỡ trong cơ thể, từ đó làm giảm nồng độ estrogen, gây ức chế sự rụng trứng của phụ nữ, và làm cho kinh nguyện bị rối loạn.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng tránh để kéo dài. Bởi căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho buồng trứng không tiết hormone nữ, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Những phụ nữ sống trong môi trường học tập và làm việc căng thẳng, cạnh tranh, hoặc phải đối mặt với những mâu thuẫn trong các mối quan hệ, cần sớm tìm được biện pháp giải tỏa, cân bằng để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của mình.
Hóa chất
Trong các sản phẩm hàng ngày chúng ta tiêu thụ, chúng ta thường không biết rằng mình đang có nguy cơ tiếp xúc với rất nhiều các loại hóa chất độc hại, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản: phthalates là một loại chất dẻo hóa chất thường có trong các sản phẩm nhựa và các sản phẩm có hương thơm nhân tạo, dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại rau củ quả, BHA, BHT, paraben,... có trong các loại hóa mỹ phẩm, nitrat trong nước uống... đều là những "thủ phạm" âm thầm, hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta, trong đó có khả năng sinh sản. Vì vậy, luôn lưu ý đến nguồn thực phẩm, xử lý nguồn nước uống, lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng an toàn sẽ giúp cho chúng ta kiểm soát được mức độ ảnh hưởng của các loại hóa chất đến cơ thể, bảo vệ sức khỏe sinh sản cho phụ nữ.
Rối loạn nội tiết tố
Khi phụ nữ có những biểu hiện: Làn da xạm, không được sáng, nổi mụn, tâm lý thất thường, kinh nguyệt rối loạn.... là bạn đã có nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố. Nội tiết tố đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết tố nữ.
- Sử dụng nhiều thuốc tránh thai. Thuốc tránh thai là estrogen tổng hợp làm tăng estrogen và giảm progesterone, gây mất cân bằng hormon ở nữ giới.
- Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn nội tiết.
- Chế độ dinh dưỡng kém, không đủ chất, ăn uống kém.
- Lối sống sinh hoạt không điều độ, thường xuyên thức khua.
- Môi trường sống, môi trường làm việc ô nhiễm, gây độc.
- Dùng nhiều sản phẩm từ động vật hoặc phi hữu cơ cũng làm thay đổi estrogen.
Chu kỳ không rụng trứng
Chu kỳ kinh nguyệt vẫn diễn ra đều đặn, nhưng lại không có trứng rụng. Nghe có vẻ khó tin, nhưng đó lại là điều thực tế xảy ra ở một số chị em. Do trứng quá nhỏ, không đủ chín để rụng, trong khi niêm mạc tử cung vẫn dày lên và bong ra tạo thành kinh nguyệt.
Cơ thể không rụng trứng có thể là do những tác động bên ngoài, dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đặc biệt, nó còn có thể là do cơ thể bạn đang bị rối loạn chức năng tuyến giáp, mất cân bằng hormone, thiếu máu buồng trứng nguyên phát (POI)... nên gây ra tình trạng không xuất hiện ngày rụng trứng.
3 việc nam giới tuyệt đối không nên làm thường xuyên nếu không muốn tinh trùng càng ngày càng yếu đi Theo báo chí tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc), một cặp vợ chồng ở Hàng Châu đã kết hôn được 3 năm nhưng người vợ mãi chưa mang thai. Nguyên nhân là do người chồng bị vô sinh vì thường xuyên làm 3 việc này. Theo đó, sau khi đến bệnh viện khám, 2 vợ chồng này mới biết nguyên nhân là do số...