Nguyên mẫu máy ảnh Leica do Jonathan Ive thiết kế
Phiên bản camera Leica do cựu Giám đốc thiết kế của Apple – Jonathan Ive – tạo ra đang được bán đấu giá với số tiền dự kiến 300.000 USD.
Năm 2013, Jonathan Ive hợp tác cùng một người bạn là nhà thiết kế Marc Newson để cho ra đời một chiếc máy ảnh Leica duy nhất và bán với giá 1,3 triệu USD trong chương trình từ thiện Product (RED) của Apple.
Chiếc máy ảnh Leica dho Jonathan Ive thiết kế được bán giá triệu đô.
Phiên bản đang được Leitz Photographica Auction đấu giá chính là nguyên mẫu – tức bản chưa hoàn thiện – của sản phẩm trị giá triệu đô trên. Nó cho thấy “bước phát triển cuối cùng” của dự án, trong đó sử dụng hàng trăm bộ phận, linh kiện thử nghiệm.
Được làm từ thân nhôm, nguyên mẫu có đầy đủ các mặt số, nút bấm, màn hình…, nhưng không có những chi tiết mang tính trang trí như bản cuối cùng. Nó đi kèm ống kính Apo-Summicron 50mm f/2 ASPH.
Nguyên mẫu trông giống bản cuối cùng nhưng không có các chi tiết trang trí.
Trang đấu giá không mô tả nguyên mẫu có hoạt động được không, hay chỉ đơn giản là một công cụ thiết kế vật lý. Phiên bản cuối cùng là một máy ảnh full-frame 35 mm với cảm biến CMOS và bộ xử lý hiệu suất cao.
Camera nguyên mẫu có giá khởi điểm 117.000 USD và được ước tính sẽ được mua với giá khoảng 300.000 USD.
Jonathan Ive được coi là nhà thiết kế huyền thoại của Apple. Ông rời Apple năm 2019 để thành lập công ty thiết kế riêng LoveFrom với khách hàng bao gồm chính công ty cũ và Airbnb.
David Chan: Người đàn ông dành 60 năm cuộc đời để lưu giữ máy ảnh cổ
Ông cho rằng những chiếc máy ảnh cổ này là những 'tác phẩm nghệ thuật' và muốn cho những thế hệ sau này thấy được nét đẹp mang tính cơ khí của nó.
mới đây đăng tải một bộ phim ngắn dài 10 phút, kể về câu chuyện của David Chan, người được mệnh danh là "Người bảo hộ của những chiếc máy ảnh". Ông đã dành 60 năm cuộc đời mình để sưu tập máy ảnh cồ và đối với ông, đấy là những tác phẩm nghệ thuật. Trang SCMP viết: "Mặc dù công việc của ông Chan là mua và bán lại thiết bị ảnh, ông tự cho mình là người bảo hộ của những chiếc máy ảnh cổ, giúp cho những thế hệ sau này thấy được cái đẹp mang tính cơ khí của chúng."
Ông David Chan tại cửa hàng của mình
Ông Chan chia sẻ: "Tôi không phải là một nhiếp ảnh gia giỏi, nhiếp ảnh là cả một môn nghệ thuật. Nhưng tôi biết trân trọng máy ảnh vì chúng là những tác phẩm nghệ thuật. Được cầm chúng trên tay, nhấn nút chụp và nghe tiếng màn chập là đã làm tôi vui rồi."
Theo ông Chan, những máy ảnh thế hệ mới tuy có nhiều tính năng tiện dụng, ống kính mới cũng đã sắc nét hơn, nhưng chúng đều thiếu đi những 'dấu ấn' của các thiết bị ảnh thế hệ cũ. Ống kính máy ảnh trước đây thường chứa vật liệu phóng xạ nhưng sau này do những quy định về bảo vệ môi trường mà những hãng ảnh phải loại bỏ vật liệu này đi. Thiếu đi vật liệu phóng xạ, ống kính hiện đại mất đi khả năng tái tạo những chi tiết trong vùng tối, các điểm 'đặc biệt' rất khó miêu tả mà chỉ có những ống kính cổ mới làm được. "Máy ảnh hiện nay có thể lỗi thời trong chỉ từ 1 đến 2 năm, còn những dòng máy ảnh cơ ngày xưa đều được chế tạo để theo người dùng đến suốt cuộc đời."
Ông thích sưu tập các dòng máy ảnh cũ của những hãng ở châu Âu bao gồm Zeiss, Voigtlnder, và Leica. Đa phần những chiếc máy ảnh trong cửa hàng ông đều có giá để bán, nhưng 1 số thì ông giữ cho riêng mình. "Tôi không coi cửa hàng của mình là 1 nơi kinh doanh. Đây là 1 nơi để những người bạn và khách hàng có thể tới để đàm đạo, là nơi để chúng tôi có thể tận hưởng cuộc sống... Khi thấy những người đứng bên ngoài cửa hàng để nhìn ngắm sản phẩm qua khung cửa kính, tôi luôn mời họ vào để nói chuyện, trả lời những câu hỏi họ có và chia sẻ tất cả kinh nghiệm của tôi."
Ông Chan tâm sự về một chiếc máy ảnh rất tâm đắc của mình, là một chiếc Leica được sản xuất từ những năm 30 của Thế kỷ trước: "Đây là dòng máy từ thời kỳ đầu tiên của Leica, với ống ngắm chỉ có khả năng để nhìn trước khung chụp và một ống ngắm riêng để lấy nét. Phần ngắm lấy nét (range-finder) có thể tháo ra được, ống kính cũng có thể thu gọn vào (collapsible) để chiếc máy ảnh này trở nên nhỏ gọn hơn, cho vừa vào túi áo khoác."
Còn đây là chiếc Nikon F, được rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng để ghi lại cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Ông kể rằng đã có một nhiếp ảnh gia sử dụng chiếc máy này trên chiến trường, một viên đạn bắn tới và trúng vào phần ống ngắm của máy nhưng nó vẫn có thể hoạt động được, đồng thời cứu mạng sống của người nhiếp ảnh gia. Đây có thể coi là một 'kho báu quốc gia' tại Nhật Bản.
"Tôi năm nay đã 80 tuổi rồi. Con của tôi thì lại không có hứng thú với việc sưu tập máy ảnh cho lắm. Nếu như bán toàn bộ bộ sưu tập của tôi đi thì thật là lãng phí, thế hệ sau sẽ không còn thấy được vẻ đẹp của chúng. Hiện nay cửa hàng vẫn hoạt động bình thường và không gặp vấn đề tài chính nào cả, tôi cảm thấy rất vui khi được ở đây!"
Zoom xa đến tiêu cự 800 mm với chiếc máy PowerShot ZOOM của Canon ngay trong túi bạn. Canon thông báo ra mắt PowerShot ZOOM, chiếc máy ảnh kiêm ống nhòm kĩ thuật số bỏ túi, được thiết kế cho những ai muốn tiếp cận gần hơn với chủ thể trong các hoạt động như thể thao, sự kiện trình diễn trực tiếp hoặc ngắm động vật hoang dã. Thiết kế nhỏ gọn của PowerShot ZOOM hữu ích ở nhiều tình...