Nguyên giám đốc Bệnh viện Hòa Bình sai phạm tràn lan, hậu quả nghiêm trọng
Cơ quan CSĐT xác định, với cương vị là người đứng đầu bệnh viện, ông Dương đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát để cấp dưới làm sai quy định một cách có hệ thống, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Liên quan tới vụ tai biến chạy thận làm 9 bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình (BV Hòa Bình), Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung lần 2 theo yêu cầu của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hòa Bình.
Trong kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã làm rõ nhiều sai phạm của ông Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BV tỉnh Hòa Bình) bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết luận điều tra bổ sung làm rõ, ông Trương Quý Dương được Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình bổ nhiệm giữ chức giám đốc BV Hoà Bình từ năm 2002.
Năm 2010, ông Dương ký quyết định thành lập Đơn nguyên lọc máu (Thận nhân tạo) thuộc Khoa Hồi sức tích cực.
Từ năm 2013, hệ thống lọc nước RO2 phục vụ chạy thận nhân tạo được sửa chữa, bảo dưỡng 4 lần. Tuy nhiên, sau đó đều chạy lọc thận cho bệnh nhân trước khi có biên bản bàn giao nghiệm thu và chưa được kiểm tra an toàn hệ thống sau sửa chữa.
Lần sửa chữa, bảo dưỡng cuối cùng là ngày 28-4-2017, đến sáng ngày 29-5-2017 thì Đơn nguyên lọc máu đã cho chạy lọc thận khi chưa xét nghiệm nước theo tiêu chuẩn AAMI, chưa có biên bản bàn giao nghiệm thu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Ông Trương Quý Dương có nhiều vi phạm dẫn tới hậu quả nghiêm trọng
Với trách nhiệm là người đứng đầu bệnh viện, ông Dương đã không sát sao trong kiểm tra, chỉ đạo phòng vật tư y tế xây dựng, ban hành “quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng máy”, mà cụ thể là quy định vận hành, bảo quản và kỹ thuật an toàn sử dụng hệ thống RO2. Dẫn tới việc vận hành, sử dụng tùy tiện trong đơn nguyên lọc máu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tệ hơn, trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ông Dương đã thành lập Đơn nguyên lọc máu để thực hiện chạy thận cho bệnh nhân khi chưa có quy định và cho đơn nguyên hoạt động lọc máu khi chưa đủ điều kiện theo quy định.
Từ việc thành lập Đơn nguyên lọc máu khi chưa có quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện được tự chủ về tổ chức bộ máy, Đơn nguyên lọc máu hoạt động không theo quy định nào của pháp luật, không có cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động.
Điển hình như việc đơn nguyên chưa bố trí đủ nhân lực cần thiết cho hoạt động chạy lọc thận đảm bảo an toàn cho người bệnh; không có kỹ sư, kỹ thuật viên hoặc giao cho ai thực hiện trách nhiệm kiểm tra chất lượng nước, chất lượng dịch lọc trước, trong và sau khi lọc máu.
Video đang HOT
Cơ quan CSĐT xác định, với cương vị là người đứng đầu bệnh viện, ông Dương đã buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm trong kiểm tra, giám sát để cấp dưới làm sai quy định một cách có hệ thống, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Từ những kết quả điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình cho rằng hành vi của ông Trương Quý Dương đủ yếu tố cấu thành tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Đối với bị can Hoàng Công Lương (bác sĩ Đơn nguyên thận nhân tạo, BV Hòa Bình) bị truy tố về tội “Vô ý làm chết người”.
Trong kết luận điều tra bổ sung lần hai khẳng định, bác sĩ Lương được đào tạo về kỹ thuật lọc máu cơ bản, có đủ điều kiện hành nghề về kỹ thuật thận nhân tạo và chữa bệnh độc lập.
Bác sĩ Lương cũng ký xác nhận việc khám và ra y lệnh của hai bác sĩ còn lại, nên là bác sĩ có trách nhiệm cao nhất trong việc ra y lệnh chạy thận cho các bệnh nhân trong ca lọc thận ngày 29-5-2017.
Ngày 29-5-2017, hệ thống lọc nước RO2 vừa sửa chữa, chưa được lấy mẫu nước để xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI; Phòng vật tư thiết bị y tế chưa nghiệm thu, làm thủ tục bàn giao cho đơn nguyên lọc máu…
Bác sĩ Lương chỉ nghe thông báo của hai điều dưỡng viên rằng đã sửa chữa xong mà ra y lệnh lọc máu.
Đánh giá hành vi của bác sĩ Hoàng Công Lương, cơ quan CSĐT nhận định, do cẩu thả nên bị can Lương không thấy được khả năng gây ra hậu quả chết người từ việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo an toàn, trong khi chưa có ý kiến chỉ đạo của trưởng khoa.
Kết luận điều tra bổ sung xác định, hành vi của bị can Lương đủ yếu tố cấu thành tội “Vô ý làm chết người” với lỗi vô ý cẩu thả theo điều 128 bộ luật Hình sự 2015.
Trong kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình cũng khởi tố thêm 2 bị can gồm: Hoàng Đình Khiếu (nguyên Phó Giám đốc kiêm Trưởng Khoa Hồi sức tích cực BV Hòa Bình) và Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng Phòng vật tư BV Hòa Bình) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
2 bị can còn lại trong vụ án là Bùi Mạnh Quốc (giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) bị truy tố tội “Vô ý làm chết người” và Trần Văn Sơn (nguyên cán bộ Phòng vật tư BV Hòa Bình) bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Vụ tai biến chạy thận tại BV Hòa Bình đã khiến 9 bệnh nhân tử vong
Trước đó từ ngày 15-5 đến 5-6-2018, Tòa án Nhân dân TP Hòa Bình mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 bị cáo trong vụ án “Vô ý làm chết người” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, liên quan đến sự cố y khoa khiến 9 bệnh nhân chạy thận tử vong tại BV Hòa Bình, gồm: Hoàng Công Lương, Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc.
Quá trình xét xử diễn ra căng thẳng với nhiều ý kiến của các luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, nhất là với bác sĩ Hoàng Công Lương khi cho rằng bác sĩ Lương vô tội.
Sau nhiều ngày xét xử, tại phần tuyên án diễn ra vào chiều 5-6, căn cứ quá trình xét hỏi công khai tại tòa, đánh giá vụ án có các chứng cứ buộc tội đối với bị cáo Hoàng Công Lương còn chưa được thu thập đầy đủ; có nhiều tình tiết, tài liệu mới xuất hiện chưa được kiểm chứng.
Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ vai trò trách nhiệm của ông Trương Quý Dương khi để xảy ra sự cố đáng tiếc trên.
Để giải quyết vụ án, đảm bảo đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm, Tòa án Nhân dân TP Hòa Bình đã quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hòa Bình để điều tra bổ sung.
Quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã khởi tố thêm 3 bị can là Trương Quý Dương, Hoàng Đình Khiếu và Trần Văn Thắng.
MINH KHANG
Theo sggp.org.vn
Hoàn tất kết luận điều tra bổ sung lần 2 với BS Hoàng Công Lương
"Tôi rất buồn và hoàn toàn không đồng ý với bản kết luận bổ sung lần này. Tuy nhiên, tôi tôn trọng quyết định của những người có thẩm quyền điều tra vụ án" - bác sĩ Hoàng Công Lương nói.
BS Hoàng Công Lương bị đề nghị truy tố do lỗi cẩu thả
Theo Pháp luật TP.HCM: Ngày 12.9, nguồn tin của PV cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình vừa hoàn tất bản kết luận điều tra bổ sung lần hai vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Tại bản kết luận điều tra bổ sung lần này, bác sĩ (BS) Hoàng Công Lương (32 tuổi) bị đề nghị truy tố tội Vô ý làm chết người, thay vì tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng như bản kết luận điều tra bổ sung trước đó.
Hoàng Công Lương tại phiên tòa sơ thẩm. Nguồn: Zing
Ngoài Lương, 5 bị can khác cũng bị đề nghị truy tố, gồm: Trương Quý Dương (cựu Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình), Hoàng Đình Khiếu (cựu Phó giám đốc), Trần Văn Thắng (cựu Trưởng phòng Vật tư) và Trần Văn Sơn (cựu cán bộ Phòng Vật tư) cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) về tội Vô ý làm chết người.
Theo Công an tỉnh Hòa Bình, bị can Hoàng Công Lương tốt nghiệp Đại học Y - Dược thuộc Đại học Thái Nguyên, được tuyển dụng và phân công công việc tại khoa Hồi sức tích cực theo quyết định của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Hoàng Công Lương là bác sĩ có đủ điều kiện hành nghề về kỹ thuật thận nhân tạo và chữa bệnh độc lập. Bên cạnh đó, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình cũng có công văn xác nhận việc Hoàng Công Lương ký bên cạnh chữ ký của bác sĩ Huyền, Linh trong bệnh án là để xác nhận việc khám và ra y lệnh của hai bác sĩ này. Do vậy, Lương là bác sĩ có trách nhiệm cao nhất trong việc ra y lệnh chạy thận cho các bệnh nhân ngày 29.5.2017.
Hệ thống lọc nước RO2 vừa mới sửa chữa ngày 28.5.2017 chưa lấy mẫu nước để xét nghiệm theo tiêu chuẩn AAMI; Phòng Vật tư thiết bị chưa nghiệm thu, chưa làm xong các thủ tục bàn giao cho đơn nguyên lọc máu; nước RO không được người có chuyên môn là kỹ sư, kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng theo quy định; chưa được trưởng khoa cho ý kiến chỉ đạo; chỉ nghe điều dưỡng thông báo về việc Phòng Vật tư đã bàn giao hệ thống lọc nước RO2; đồng hồ đo độ dẫn diện của nước báo chỉ số trong giới hạn cho phép thì Lương đã ra y lệnh và xác nhận y lệnh của bác sĩ khác để tiến hành việc chạy lọc thận đối với 18 bệnh nhân, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Về ý thức chủ quan, Hoàng Công Lương không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả nêu trên. Mặc dù, với trình độ được đào tạo, kiến thức của bản thân, vai trò của bác sĩ điều trị, cũng như sự an toàn của người bệnh thì bị can này phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Bản kết luận điều tra bổ sung cho rằng hành vi phạm tội của Hoàng Công Lương đã đủ yếu tố cấu thành tội Vô ý làm chết người với lỗi vô ý cẩu thả. Do đó, ngày 22.8.2018, Cơ quan CSĐT ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với bị can Hoàng Công Lương về tội Vô ý làm chết người.
BS Hoàng Công Lương nói gì?
Trao đổi với PV Pháp luật TP.HCM vào tối 12.9, BS Hoàng Công Lương cho hay đã nhận được bản kết luận điều tra bổ sung lần thứ hai của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hoà Bình vào ngày 11.9.
"Tôi rất buồn và hoàn toàn không đồng ý với bản kết luận bổ sung lần này. Tuy nhiên, tôi tôn trọng quyết định của những người có thẩm quyền điều tra vụ án" - BS Lương nói.
Bị can này hy vọng VKSND tỉnh Hòa Bình sẽ xem xét vụ án một cách thấu đáo (sau khi nhận được kết luận điều tra bổ sung - PV) để có quyết định đúng đắn trên tinh thần thượng tôn pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Đồng thời, Lương cũng chia sẻ mong muốn lớn nhất của mình là trả lại công bằng cho các nạn nhân và bản thân được sớm trở lại với công việc chữa bệnh cứu người.
Như Dân Việt đã đưa tin: Trong quá trình điều tra bổ sung vụ án 9 bệnh nhân thiệt mạng khi chạy thận, ngày 24.8, Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với Hoàng Công Lương (32 tuổi, bác sĩ Khoa Hồi sức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình). Cơ quan điều tra thay đổi tội danh khởi tố bị can này từ "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" thành "Vô ý làm chết người".
Đây là lần thứ ba Hoàng Công Lương bị thay đổi tội danh, lần đầu tiên là tội "Vi phạm quy định về chữa bệnh".
Theo Bộ luật Hình sự 2015, tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" có khung hình phạt tối đa là 12 năm. Tội "Vô ý làm chết người" có khung hình phạt gồm cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Nếu phạm tội làm chết 2 người trở lên, mức án tù cao nhất là 10 năm.
Theo Danviet
Vì sao nguyên GĐ BVĐK Hòa Bình không phải chịu trách nhiệm hình sự? Theo kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình, ông Trương Quý Dương - nguyên Giám đốc Bệnh viện (BVĐK) Hòa Bình chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính mà không phải chịu trách nhiệm hình sự trong vụ án Hoàng Công Lương. Theo kết luận điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Công an...