Nguyên Bộ trưởng ‘hiến kế’ cứu đại học ngoài công lập
Ông Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng GD&ĐT bức xúc vì hiện nay, hàng loạt đại học ngoài công lập (NCL) khó tồn tại trong khi chủ trương thì “hoành tráng” coi học sinh, sinh viên công lập và NCL như nhau.
- Theo ông đâu là giải pháp để cứu các trường NCL?
- Thứ nhất là thực hiện bình đẳng sinh viên: Nhà nước bao cấp kinh phí đào tạo cho sinh viên công lập thì cũng nên “bao” luôn cả sinh viên ngoài công lập. Thứ hai là miễn hẳn thuế cho các trường NCL vì có đánh thuế cũng là đánh vào sinh viên. Thứ ba, cấp đất sạch cho các trường.
Video đang HOT
- Các trường NCL không tuyển sinh được là do chất lượng kém?
- Nói như thế cũng có mặt đúng. Nhưng nay các trường đã khá hơn nhiều. Vả lại các trường công lập địa phương mới thành lập trong 5 năm qua còn khó hơn nhiều về giáo viên và điều kiện nhưng vẫn tuyển sinh được vì họ được bao cấp, học phí rẻ hơn. Nguồn tuyển sinh 3 năm nay ít hẳn đi là do Bộ siết chặt điểm sàn. Nếu định điểm sàn cao thì nguồn tuyển sẽ ít hơn và người học sẽ chọn trường công lập. Nếutuyển sinh ba chung thì nên bỏ điểm sàn!
- Nếu được tự quyết định vận mệnh, ông và các ĐH NCL sẽ làm gì để tồn tại?
- Xã hội hóa GD là chủ trương đúng và chúng tôi sẽ tiếp tục cho phát triển và tạo điều kiện cho các trường NCL phát triển. Điều này đòi hỏi phải có chính sách của nhà nước để phát triển chứ không thả nổi như hiện nay. Nhìn chung, chỉ cần nghị định về XHH GD được thực hiện đúng là đã rất hiệu quả!
Theo Tiền Phong
Các trường ĐH ngoài công lập "bội thu" hồ sơ NV3
Đa số các thí sinh chọn "điểm dừng chân" NV3 là các trường ĐH - CĐ ngoài công lập, còn tại các trường công lập thì lại khá đìu hiu... Nguyện vọng 3 (NV3) được xem là cơ hội cuối để TS dành "suất vé" cuối cùng vào các trường ĐH, CĐ năm nay. Chính vì vậy, cả TS và phụ huynh đều tỏ ra "dè dặt"trong việc đặt bút đăng ký vào những trường còn nhiều chỉ tiêu...
ĐH ngoài công lập "hút" thí sinh
Trong đợt xét tuyển NV3 này, Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM dành đến 980 chỉ tiêu ở hai hệ ĐH - CĐ. Đến thời điểm này, trường đã nhận hơn 400 hồ sơ xét tuyển NV3, đa số thí sinh nộp vào khối ngành kinh tế, các ngành kỹ thuật thì ít hồ sơ hơn.
PGS.TS Hồ Đắc Lộc - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Năm nay, trường chúng tôi xét NV3 khả quan hơn mọi năm. Còn thời gian rất nhiều, tôi tin chắc năm nay chúng tôi sẽ tuyển đủ chỉ tiêu mà Bộ giao".
Cũng tấp nập không kém là Trường ĐH Văn Hiến, ông Nguyễn Quốc Hợp - trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: "Năm nay, trường chúng tôi dành đến 1.000 chỉ tiêu xét NV3. Đến thời điểm này, trường đã nhận gần 300 hồ sơ, thí sinh chủ yếu nộp vào kinh tế, còn ngành xã hội thì ít hơn, nhưng nhìn chung thì như vậy là khả quan hơn năm trước rồi".
Thời điểm này, ĐH Dân Lập Văn Lang cũng đã nhận hơn 200 hồ sơ xét tuyển NV3. ĐH Ngoại ngữ Tin học TP.HCM cũng đã nhận được hơn 100 hồ sơ. ĐH Tây Đô cũng đã nhận hơn 200 hồ sơ, ĐH Võ Trường Toản cũng nhận được hơn 200 hồ sơ xét tuyển NV3. ĐH Quảng Nam cũng đã nhận hơn 100 hồ sơ, theo đó thí sinh nộp hồ sơ tập trung vào hai ngành Quản trị Kinh doanh và Ngôn ngữ Văn.
ĐH Duy Tân năm nay cũng xét 330 chỉ tiêu NV3 với 11 ngành, trường đã nhận được 100 hồ sơ. ĐH Bình Dương trường dành 942 chỉ tiêu cho xét NV3, đến thời điểm này trường đã nhận với 200 hồ sơ và chưa tính hồ sơ các thí sinh gửi qua bưu điện.
ĐH công lập ... hồi hộp chờ TS
Trong đợt xét tuyển NV3 này, Trường ĐH An Giang dành rất nhiều chỉ tiêu với 23 ngành xét tuyển. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại trường mới chỉ nhận được 20 hồ sơ xét NV3. "Có rất nhiều ngành tuyển NV3 chưa có một thí sinh nào như: ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Tiểu học và có ngành chỉ mới có một, hai hồ sơ", TS Lê Minh Tùng - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Cũng theo ông Tùng: "Năm nay chúng tôi thật sự rất là khó tuyển, đến thời điểm này chúng tôi mới nhận được 20 hồ sơ, thật sự nhìn con số này mà thấy chạnh lòng, tôi rất hồi hộp... và hy vọng thời gian xét NV3 còn nhiều nên sẽ tuyển được đủ chỉ tiêu, nếu không thì sẽ có nhiều ngành đành ngậm ngùi đóng cửa".
ĐH Đà Lạt thì có một chút khả quan hơn, đến thời điểm này trường đã nhận được hơn 100 hồ sơ, chỉ tiêu NV3 là 1.454. ĐH Nha Trang dù chỉ dành chỉ tiêu cho xét NV3 là 80, chủ yếu là các thí sinh nộp hồ sơ học tại địa phương, nhưng cũng mới chỉ nhận được 14 hồ sơ. ĐH Văn Hóa TP.HCM , xét 342 chỉ tiêu và đã nhận được 30 hồ sơ, các ngành xã hội thì tính trên đầu ngón tay.
ĐH Phạm Văn Đồng cũng là trường đào tạo cho địa phương,nhưng cũng năm trong tóp trường khó tuyển được thí sinh. Cũng tại trường này Hội đồng tuyển sinh đã thông báo đóng cửa ngành tài chính Ngân hàng. ĐH Huế xét NV3 với hơn 1.000 chỉ tiêu cho các trường ĐH thành viên .
Trong đó ĐH Ngoại Ngữ, ngành Việt Nam Học chỉ mới nhận 21 hồ sơ, ĐH Kinh Tế cũng nhận 15 hồ sơ, ĐH Nông Lâm nhận được 13 hồ sơ, ĐH Khoa Học nhận được 32 hồ sơ, ĐH Y Dược nhận được 25 hồ sơ, tất cả các trường của ĐH Huế điều lấy bằng điểm sàng.
Đặc biệt các chương trình liên kết với các trường ĐH Phú Yên, ĐH An Giang hồ sơ tính trên đầu ngón tay. Nếu chúng ta nhìn kỹ thì với lượng hồ sơ như vậy thì ĐH Huế khó mà hoàn thành chỉ tiêu.
Còn các trường Cao đẳng thì cũng quay quẩn trong điệp khúc thiếu thí sinh. Trao đổi với chúng tôi Ông Nguyễn Phước Hải, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh tế TP.HCM cho biết, dù đã qua ba ngày nhận hồ sơ xét tuyển NV3 trường chỉ nhận được có 50 hồ sơ.
Bà Lê Thị Tuyết Loan, Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Sài Gòn, cũng cho biết dù trường đã nhận được 100 hồ sơ, nhưng cũng rất lo, nhiều ngành chỉ tiêu rất nhiều thí sinh nộp hồ sơ vào phân bổ không đồng điều, có nhiều ngành thì rất nhiều, có ngành 3 đến 4 hồ sơ.
Riêng các trường CĐ địa phương thì còn đỡ hơn một chút so với các trường CĐ ở khu vực TP lớn. Đơn cử tại trường CĐ Sư Phạm Trung Ương Nha Trang đến thời điểm này đã nhận được hơn 100 hồ sơ với chỉ tiêu 93 cho bốn ngành, CĐ Sư Phạm Bình Phước nhận được 60 hồ sơ, CĐ Kinh Tế Kỹ Thuật Lâm Đồng nhận được 100 hồ sơ...
Theo GDVN
Vì sao Bộ Giáo dục vẫn chưa "ngả mũ" chuyện thi 3 chung? "Chúng tôi hoàn toàn phân tích được rằng, ba chung có rất nhiều vấn đề không hợp lí, bất cập". GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lâp (NCL) phân tích: Lâu nay, các trường ĐH, CĐ NCL sống "lay lắt", thậm chí nhiều ngành nghề phải ngậm ngùi đóng cửa vì không tuyển được sinh...