Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt
Bị tiểu đường nhưng bỏ uống thuố.c trong thời gian dài kết hợp với sử dụng rượu bia thường xuyên, người đàn ông phải lọc má.u liên tục 24 giờ để giữ tính mạng.
Người bệnh tiểu đường có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu ngừng uống thuố.c. Ảnh: Shutterstock.
Người đàn ông 50 tuổ.i nhập viện trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp. Trước đó, người bệnh có uống nhiều rượu. Đến trưa cùng ngày, ông bắt đầu nôn nhiều, nôn ra dịch màu nâu đen, kèm theo sốt nóng, khó thở, mệt mỏi, ý thức chậm.
Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết người đàn ông mắc bệnh tiểu đường, cần dùng thuố.c đều đặn hàng ngày nhưng đã tự ý bỏ thuố.c nhiều tuần nay và thường xuyên uống rượu.
Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), người bệnh được các y bác sĩ khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, thăm khám, xử trí cấp cứu. Các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra kết luận: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, toan chuyển hóa nặng/Toan ceton do đái tháo đường.
Video đang HOT
Người bệnh được điều trị bằng các thuố.c vận mạch, kháng sinh, Insulin kết hợp với tiến hành lọc má.u. Sau 24 giờ lọc má.u liên tục, tình trạng toan chuyển hóa của bệnh nhân ổn định hơn. Sau 4 ngày điều trị, huyết áp bệnh nhân trở về trạng thái bình thường, cắt được vận mạch, tình trạng khó thở được cải thiện và tỉnh táo hơn.
Hiện tại, sau 8 ngày, sức khỏe của người bệnh ổn định. Ông không còn mệt mỏi, khó thở, ăn uống bình thường. Bệnh nhân được dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Đức, Phụ trách khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, với những người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp… việc không dùng thuố.c đều đặn sẽ dễ dẫn đến những biến chứng cấp tính như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh, nhiễm toan ceton.
Trong đó, nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng phổ biến. Khi nhiễm toan ceton, người bệnh sẽ có các biểu hiện như tăng đường huyết, rối loạn ý thức, buồn nôn…
Để hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng, người bệnh tiểu đường cần dùng thuố.c đều hàng ngày theo đơn của bác sĩ, tái khám đều để phát hiện các yếu tố nguy cơ và đặc biệt không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuố.c lá…
Bên cạnh đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.
Bị nhiễm liên cầu khuẩn do mổ phải lợn chế.t
Một bệnh nhân nam 32 tuổ.i đã bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn lợn gây ra. Được biết, bệnh nhân đã mổ lợn chế.t không rõ nguyên nhân trước đó.
Các ban xuất huyết hoại tử trên da bệnh nhân.
Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, bệnh viện mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổ.i (trú tại Chương Mỹ, Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
BSCKI .Trần Đình Thăng, Khoa Hồi sức tích cực cho biết: Bệnh nhân thực hiện công việc giế.t mổ lợn trên một con lợn chế.t không rõ nguyên nhân.
Sau mổ lợn 5 giờ đồng hồ bệnh nhân có xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều. Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn. 2 tiếng sau, bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.
Khi vào khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông má.u... Bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, bệnh nhân được chỉ định lọc má.u liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác, cấy má.u dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis.
Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da...Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt bệnh nhân ổn định ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên, bệnh nhân đến viện muộn, do đó, để lại di chứng giảm thính lực.
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giế.t mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Để phòng, tránh bệnh liên cầu lợn, bác sĩ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không giế.t mổ lợn bệnh, chế.t không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giế.t mổ, chế biến thịt lợn sống. Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỉ lệ t.ử von.g.
Trẻ 22 tháng tuổ.i thủng ruột do nuốt hạt táo đỏ Các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh mới phẫu thuật cấp cứu bệnh nhi 22 tháng tuổ.i bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt hạt táo đỏ. Các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật cấp cứu bệnh nhi 22 tháng tuổ.i bị thủng ruột, sốc nhiễm khuẩn do nuốt hạt táo đỏ. Bệnh nhi...