Nguy hại khôn lường của thuốc lá điện tử
Thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến và trở thành mối hiểm họa với giới trẻ. Đã có nhiều báo cáo nghiên cứu về ảnh hưởng của loại thuốc lá này đối với sức khỏe cộng đồng.
Thuốc lá điện tử không cần mồi lửa, thiết bị này sử dụng năng lượng từ pin lithium sạc. Thay vì đốt cháy sợi thuốc lá, dung dịch được làm bốc hơi trong buồng nóng khi người dùng hít vào. Dung dịch này chứa nicotin trộn với dung dịch nền (thường là propylene glycol), cùng hương liệu và các chất hóa học khác. Đầu thiết bị có một đèn led, mô phỏng ánh sáng của điếu thuốc đang cháy.
Thuốc lá điện tử có rất nhiều vị như anh đào, kẹo cao su và kẹo bông, kích thích sự tò mò của các em nhỏ và thanh thiếu niên.
Hút thuốc lá điện tử có an toàn không là thắc mắc của nhiều người. Ảnh: Văn Minh
Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, thậm chí những người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc (hút thuốc thụ động) cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi rất cao. Chỉ một vài điếu thuốc mỗi ngày hoặc hít phải lượng khói nhỏ mỗi ngày cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến phổi.
Video đang HOT
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất và hãng quảng cáo thuốc lá thường quảng cáo rằng những loại thuốc lá có đầu lọc, thuốc lá ít hắc ín thì ít nguy cơ, ít độc hại hơn so với loại thuốc lá điếu thông thường.
Tuy vậy, theo các chuyên gia về sức khỏe, bất kể hút loại thuốc lá nào có chứa nicotin cũng đều có hại cho sức khỏe. Hút thuốc nhiều năm thì mức độ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe càng lớn hơn.
Người không hút thuốc nhưng thường xuyên sống và làm việc trong môi trường có khói thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với hút 5 điếu thuốc một ngày. Nghiên cứu chỉ ra rằng sống cùng một người hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20%-30%.
Cũng theo các nghiên cứu, khói thuốc lá có chứa đến 250 loại chất độc hại và ít nhất 69 chất trong số chúng có thể gây ung thư. Nam giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 23 lần, nữ giới hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 13 lần so với những người không hút thuốc.
Các bác sĩ cho biết rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch… Các hóa chất này gây nên các bệnh còn phức tạp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường và hầu hết là các căn bệnh mới.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.
Nicotine tác động lên não, làm giảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm khả năng học, tăng sớm thoái hóa thần kinh thị giác. Ngoài ra, nó còn gây tổn thương cầu thận, hẹp mạch thận, suy thận, khiến nam giới bị giảm hoặc mất hoặc rối loạn cương dương, giảm tiết testosteron, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
Trong khi đó, nữ giới dễ rối loạn kỳ kinh, giảm tiết estrogen, progesteron, ảnh hưởng buồng trứng, ảnh hưởng trưởng thành của noãn, giảm dòng máu đến buồng trứng nếu sử dụng nicotine. Đặc biệt, với thai nhi, nicotine gây chậm phát triển, thai lưu, chửa ngoài tử cung, chậm phát triển trí tuệ ở thai, tăng nguy cơ hen ở con sinh ra.
“Hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống, đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện”, BS. Nguyên cho biết.
Sai lầm khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trở nặng
COPD là một bệnh mạn tính có thể điều trị được nhưng không thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng, đặc biệt trong các đợt cấp của bệnh.
Bác sĩ Phạm Văn Luận, khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh phổ biến, có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn lưu lượng khí thở do sự bất thường của đường thở và/hoặc phế nang.
Ở Việt Nam, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng. Đây cũng là bệnh tiến triển nặng dần, không hồi phục do có những đợt cấp và xuất hiện các biến chứng trầm trọng gây tàn phế, đưa đến tử vong như suy hô hấp mạn tính, suy tim phải.
COPD là một bệnh mạn tính, có thể điều trị được nhưng không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ảnh: Shutterstock.
"COPD là một bệnh mạn tính, có thể điều trị được nhưng không thể khỏi hoàn toàn. Mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng, đặc biệt trong các đợt cấp của bệnh (đỡ khó thở, đỡ ho khạc đờm, đờm về màu trắng, hết sốt...). Duy trì thuốc hít, xịt đều đặn để giảm nguy cơ bệnh tiến triển như hạn chế tần suất các đợt cấp, giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế do bệnh này", bác sĩ Phan Văn Luận cho hay.
Theo ThS.BS Phan Thanh Thủy, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân mắc COPD thường gặp phải sai lầm trong điều trị như chưa hiểu được đây là bệnh mạn tính, sẽ kéo dài và dai dẳng. Bệnh nhân sẽ phải dùng thuốc thường xuyên và cần tái khám đều đặn.
"Chính vì vậy, một số bệnh nhân khi đã được điều trị thuốc và thấy đỡ khó thở lại dừng điều trị và không đi khám nữa. Như vậy, chúng sẽ tạo điều kiện hình thành nên những đợt cấp rất nặng" bác sĩ Thủy nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo bác sĩ Thủy, người bệnh cũng hay mắc sai lầm về kỹ thuật sử dụng những dụng cụ phun hít. Bệnh nhân có thể không biết cách sử dụng hoặc dùng sai kỹ thuật, dẫn đến việc phân phối thuốc vào phổi chưa tốt.
Vì vậy, bệnh nhân phải đi khám định kỳ hàng tháng. Mỗi lần khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra lại kỹ thuật sử dụng dụng cụ phun hít của bệnh nhân để đảm bảo đúng liều lượng, đúng cách.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không hút thuốc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm cố họng vào mùa lạnh để phòng tránh những đợt cấp, đợt bội nhiễm có thể tăng nặng. Khi ra đường, chúng ta phải có biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang để tránh hít phải những khói bụi độc hại.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động Mặc dù tỉ lệ phơi nhiễm khói thuốc lá đã giảm đáng kể nhưng hút thuốc lá thụ động vẫn đang là nguyên nhân liên quan đến khoảng 18.800 ca tử vong Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết trong hơn 10 năm qua, tỉ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động đã giảm tại hầu...