Nguy hại khó tin khi trẻ thở bằng miệng khi ngủ: Ảnh hưởng đến IQ và phát triển chiều cao
Cha mẹ cần phải biết đến mối nguy hại khôn lường khi trẻ thường xuyên thở bằng miệng khi ngủ.
Làm thế nào để biết được trẻ thở bằng miệng khi ngủ?
Một số trẻ mở miệng khi ngủ nhưng lại không thở bằng miệng. Vì thế cha mẹ cần phải biết chính xác con mình có thở bằng miệng khi ngủ không bằng cách khi trẻ ngủ đặt trước miệng bé một chiếc gương nhỏ. Nếu chiếc gương bị phủ mờ hơi nước nhiều lần, chứng tỏ khi ngủ trẻ thở bằng miệng.
Nguy hại khi trẻ thở bằng miệng
Ảnh hưởng tới IQ
Video đang HOT
Hít thở bằng miệng rất khác với thở bằng mũi. Thở bằng miệng, lượng oxy trẻ hít vào không nhiều bằng mũi dẫn đến tình trạng thiếu oxy nhẹ lên não. Sau một thời gian dài, não bé sẽ bị ảnh hưởng và từ đó khiến trẻ cũng chậm nhớ, hành vi cũng không được nhanh nhẹn.
Ảnh hưởng phát triển chiều cao
Thông thường, hít thở bằng mũi sẽ kích thích tiết hormone tăng trưởng, nhưng thở bằng miệng thì không. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ bởi việc thường xuyên thở bằng miệng khiến trẻ không tiết được hormone để tăng trưởng.
Bên cạnh đó, bé hít thở bằng miệng trong một thời gian dài, không khí trực tiếp đến khoang miệng mà không được lọc, dễ bị bệnh răng miệng. Do rất nhiều nguy cơ khi thở bằng miệng, cha mẹ phát hiện ra thì nên sửa cho con kịp thời bằng các bài tập thở, chạy bộ hoặc trò chơi để trẻ tập hít thở đúng cách.
Những loại thực phẩm gây hại cho não bộ
Có một thực tế là mọi loại thức ăn chúng ta tiêu thụ hàng ngày đều mang lại những ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với sức khỏe mà còn tác động không nhỏ đến chức năng nhận thức của mỗi người.
Dưới đây là một vài loại thực phẩm được khuyến cáo không nên dùng nhiều bởi nó khiến bạn dễ mắc phải chứng suy nhược thần kinh, có hại cho trí tuệ:
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh có một ưu điểm đó là mùi vị hấp dẫn và dễ dàng chuẩn bị. Tuy nhiên, trong thức ăn nhanh lại chứa nhiều dầu mỡ, thậm chí là các chất bảo quản có hại cho sức khỏe.
Một số nghiên cứu tại Anh mới đây chỉ ra rằng, khoảng 4.000 đứa trẻ từ 3 tuổi trở lên thường xuyên là "tín đồ" của ăn nhanh. Điều này làm cho chỉ số IQ của chúng bị suy giảm đáng kể, từ đó vấn đề phát triển trí não lâm vào tình trạng ngưng trệ.
Thực phẩm nhiều đường
Kẹo ngọt và sô cô la là một trong số các loại đồ ăn vặt tiêu biểu của giới trẻ ngày nay. Thực phẩm giàu đường mang lại cảm giác thú vị cho vị giác, đặc biệt là những người hảo ngọt nhưng lại tác động xấu đến vóc dáng của bạn.
Việc tiêu thụ các loại thực phẩm qúa nhiều đường một cách thường xuyên dễ dẫn đến suy nhược não bộ, đồng thời, các tế bào não có nhiệm vụ xử lí cảm xúc cũng bị mất kiểm soát và "nghèo" năng lượng.
Kẹo cao su
Nhiều người có thói quen nhai kẹo cao su để thơm miệng, trắng răng, giảm stress.. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc nhai kẹo cao su có thể gây tác hại nhiều hơn bạn nghĩ.
Thói quen nhai kẹo cao su mọi lúc, mọi nơi là nhân tố gây chứng đầy hơi, khó chịu, thậm chí là đau dạ dày.
Bơ và thức ăn nhiều chất béo
Thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của tim, chúng làm tăng cholesterol xấu, từ đó gây nguy cơ xơ vữa động mạch. Quan trọng hơn, loại thực phẩm này còn cản trở chức năng của não bộ, khiến người dùng suy nhược về nhận thức.
Các cơ quan y tế khuyến cáo, một người trung bình cần khoảng 2.000 calo, trong đó, phần do chất béo cung cấp dưới 650 calo, tức là không quá 70 gam chất béo mỗi ngày.
Nhiều trẻ chậm cao do thiếu loại hormone này, bác sĩ chỉ ra thời điểm cần điều trị kịp thời cho trẻ Nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6cm/năm nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân. Theo BS.CKI. Trần Thị Ngọc Anh - Khoa Nội tiết, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) nếu chiều cao của bé tăng chậm hơn 4-6cm/năm nên cho bé thăm khám sớm để tìm nguyên nhân. Nếu do thiếu hormone tăng trưởng thì cần được...