Nguy cơ ‘xung đột’ trên bán đảo Triều Tiên
Triều Tiên cho rằng ‘xung đột và chiến tranh’ trên bán đảo Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian sau khi Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) bị hủy bỏ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên quan sát vụ phóng vệ tinh Malligyong-1. (Nguồn: Reuters)
Ngày 3/12, hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên đăng bình luận của một nhà phân tích quân sự nước này cho rằng “xung đột và chiến tranh” trên bán đảo Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian sau khi Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) bị hủy bỏ, đồng thời đe dọa rằng Hàn Quốc sẽ “hoàn toàn sụp đổ” nếu tiến hành bất kỳ hành động thù địch nào.
Nhà bình luận Triều Tiên nhận định: “Do những động thái liều lĩnh và thiếu thận trọng nhằm vô hiệu hóa thỏa thuận quân sự liên Triều, kịch bản đối đầu quân sự nghiêm trọng như trước khi thỏa thuận được ký kết lại một lần nữa xuất hiện trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Thỏa thuận năm 2018 là cơ chế tối thiểu và là ranh giới cuối cùng giúp ngăn chặn xung đột quân sự ngẫu nhiên trong khu vực dọc giới tuyến quân sự. Vì thế, xung đột và chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian, không còn là nguy cơ như trước đây”.
Ngoài ra, việc Triều Tiên phóng vệ tinh quân sự cũng được nhà bình luận Triều Tiên cho là “quyền hợp pháp và đúng đắn của một quốc gia có chủ quyền” và việc Hàn Quốc đình chỉ thỏa thuận quân sự để đáp lại vụ phóng là “hành động vô nghĩa”. Theo đó, nếu vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên cấu thành hành vi vi phạm CMA, việc Hàn Quốc phóng vệ tinh do thám quân sự do nước này tự phát triển hôm 1/12 cũng không có gì khác.
Tháng trước, Triều Tiên tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận sau khi Hàn Quốc đình chỉ một phần thỏa thuận này để phản đối việc Triều Tiên phóng thành công vệ tinh do thám quân sự. Kể từ đó, Bình Nhưỡng đã tái bố trí các trạm gác và súng hạng nặng dọc biên giới chung.
Hàn Quốc trục vớt được một phần tên lửa Triều Tiên
Quân đội Hàn Quốc đã trục vớt một phần tên lửa đẩy của Triều Tiên bị chìm dưới biển sau vụ phóng vệ tinh quân sự thất bại hồi tháng trước.
Hàn Quốc trục vớt một vật thể hình trụ vào ngày 15-6. Đây được cho là bộ phận của tên lửa đẩy Triều Tiên sử dụng trong vụ phóng vệ tinh thất bại cuối tháng 5 - Ảnh: Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc
Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời các quan chức quân đội Hàn Quốc cho biết bộ phận tên lửa bị chìm này được vớt lên vào tối 15-6 tại Hoàng Hải.
Ảnh chụp do Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc công bố cho thấy bộ phận mới được trục vớt này có hình trụ, nhiều khả năng là một phần của tên lửa đẩy được dùng trong đợt phóng vệ tinh của Triều Tiên.
Trước đó, vào ngày 31-5, Triều Tiên đã cố gắng có lần đầu đưa một vệ tinh do thám quân sự lên quỹ đạo.
Tuy nhiên truyền thông Triều Tiên xác nhận vụ phóng trên đã thất bại, và tên lửa Chollima-1 cùng vệ tinh Malligyong-1 đều rơi xuống biển.
Hàn Quốc đã tổ chức tìm kiếm các bộ phận tên lửa và vệ tinh của Triều Tiên, đồng thời cho biết tàu Trung Quốc cũng có hoạt động tương tự.
Trong hôm 31-5, quân đội Hàn Quốc đã xác định mảnh vỡ tại vị trí cách phía tây đảo Eocheongdo 200km.
Tuy nhiên phần tên lửa này bị chìm dưới độ sâu 75m so với mặt nước biển.
Thông tin ban đầu cho thấy mảnh vỡ hình trụ này dài khoảng 15m, bằng một nửa chiều dài của toàn bộ tên lửa.
Phía Hàn Quốc hy vọng sẽ sử dụng mảnh vỡ để phân tích năng lực tên lửa tầm xa của Triều Tiên.
Hải quân Hàn Quốc đã triển khai một nhóm thợ lặn được huấn luyện đặc biệt, cùng hai tàu ROKS Tongyeong và ROKS Gwangyang cũng như tàu cứu hộ tàu ngầm ROKS Cheonghaejin và máy bay tuần tra P-3.
Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh do thám quân sự đầu tiên Hàn Quốc cho biết đã phóng thành công vệ tinh do thám quân sự bản địa đầu tiên từ một căn cứ của Mỹ ở California vào lúc 10h19 sáng 1/12 theo giờ địa phương. Hàn Quốc phóng thành công vệ tinh do thám quân sự đầu tiên. Ảnh: The Guardian Hãng Yonhap dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết,...