Nguy cơ xảy ra xung đột vì chiến lược mới của Mỹ ở Bắc Cực

Theo dõi VGT trên

Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố Chiến lược Bắc Cực mới, tuyên bố rằng tình hình trong khu vực đang thay đổi nhanh chóng, đồng thời gọi Trung Quốc là “thách thức đang gia tăng” và Nga là “ mối đe dọa cấp tính”.

Nguy cơ xảy ra xung đột vì chiến lược mới của Mỹ ở Bắc Cực - Hình 1
Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt ở Bắc Cực. Ảnh: Hải quân Mỹ

Theo đài Sputnik (Nga), mặc dù Chiến lược Bắc Cực năm 2024 của Lầu Năm Góc là bản cập nhật đầu tiên cho cách tiếp cận của Bộ Quốc phòng đối với khu vực này kể từ năm 2019, song nó cũng dựa trên Chiến lược An ninh Quốc gia năm 2022 và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia năm 2022.

Ông Alexander Vorotnikov, điều phối viên của Hội đồng Chuyên gia thuộc Trung tâm Chuyên gia PORA (Văn phòng Dự án Phát triển Bắc Cực), bình luận: “Lầu Năm Góc sẽ mở rộng khả năng tình báo và chia sẻ thông tin, hợp tác với các đồng minh và đối tác để kiềm chế Nga ở Bắc Cực, thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận, hoạt động theo kế hoạch có tác động đến quốc phòng và răn đe”.

Ông nhấn mạnh cách tiếp cận của học thuyết mới này tiềm ẩn nguy cơ đối đầu với Nga và Trung Quốc.

Theo chiến lược mới, Lầu Năm Góc sẽ tăng cường nhận thức về lĩnh vực thông tin liên lạc, tình báo, giám sát và khả năng trinh sát ở Bắc Cực. Lầu Năm Góc cũng sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để duy trì khả năng phòng thủ và răn đe ở Bắc Cực. Cuối cùng, Bộ Quốc phòng sẽ “thực hiện sự hiện diện được hiệu chỉnh ở Bắc Cực bằng cách thường xuyên huấn luyện trong khu vực và tiến hành các hoạt động quan trọng để duy trì khả năng răn đe”.

Quân đội Mỹ cho biết khu vực Bắc Cực đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng. Một mặt, Nga và Trung Quốc đang tăng cường hợp tác trong khu vực. Mặt khác, việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO đã tạo ra những cơ hội mới cho liên minh quân sự phương Tây ở Bắc Cực.

Theo chuyên gia Vorotnikov, mặc dù Trung Quốc không phải là một quốc gia Bắc Cực, nhưng nước này đóng vai trò rất lớn trong chính sách Bắc Cực của tất cả các quốc gia – cả Nga và các quốc gia thành viên NATO.

Chiến lược của Lầu Năm Góc cũng đề cập đến thực tế là Nga tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng quân sự mới và hiện đại hóa các căn cứ thời Liên Xô trong khu vực, trong thời gian tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nguy cơ xảy ra xung đột vì chiến lược mới của Mỹ ở Bắc Cực - Hình 2
Chiến lược Bắc Cực của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2024. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ

Ông Vorotnikov chỉ ra rằng đường bay ngắn nhất cho tên lửa hoặc máy bay ném bom giữa Mỹ và Nga chính là qua Bắc Cực. Hơn nữa, việc hai quốc gia Bắc Âu – Phần Lan và Thụy Điển – gia nhập NATO cũng đồng nghĩa với việc NATO đã mở rộng ở Bắc Cực, tạo động lực mới khiến Nga phải hành động để bảo vệ các vùng lãnh thổ Bắc Cực của nước này.

Video đang HOT

Cuối tháng 12/2023, đài CBS News dẫn tuyên bố của các chuyên gia an ninh cho biết “dấu chân” quân sự của phương Tây ở Bắc Cực chậm hơn khoảng 10 năm so với Nga. Trong khi đó, bán đảo Kola – chủ yếu nằm ở phía tây bắc nước Nga và một phần ở Phần Lan và Na Uy – là nơi đặt Hạm đội phương Bắc của Nga.

Một vấn đề khác có tầm quan trọng đặc biệt cũng được học thuyết đề cập đến là việc Nga kiểm soát Tuyến đường biển phía Bắc (NSR), có ý nghĩa là tuyến đường vận chuyển ngắn nhất giữa phần phía tây của Âu Á và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến khó lường.

Tuyến NSR hầu như hoàn toàn đi qua vùng biển lãnh thổ của Nga hoặc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia này. Luật pháp Nga quy định rằng NSR là “hành lang vận tải quốc gia phát triển theo lịch sử”. Về phần mình, Mỹ đã nhiều lần cố gắng thách thức lập trường này bằng cách tuyên bố rằng tuyến đường này là “eo biển quốc tế”.

Chuyên gia Vorotnikov chỉ ra rằng vào ngày 11/7, các nhà lãnh đạo Mỹ, Canada và Phần Lan đã công bố ý định thành lập Nỗ lực hợp tác phá băng, hay Hiệp ước ICE, để tăng cường hiện diện ở Bắc Cực.

“Phần Lan, Mỹ và Canada có ý định cùng xây dựng một hạm đội phá băng, sẽ hoạt động ở vùng Bắc Cực. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hành động của Nga ở vùng Bắc Cực”, ông Vorotnikov bình luận.

Ngoài ra, học thuyết này cũng đề cập đến tình trạng nóng lên toàn cầu như một yếu tố quan trọng của khu vực về mặt kinh tế, an ninh và địa chính trị.

“Khi băng tan, tầm quan trọng chiến lược chung của khu vực thay đổi, vì eo biển Bering giữa Alaska và Nga và biển Barents phía bắc Na Uy trở nên dễ điều hướng hơn và quan trọng hơn về mặt kinh tế và quân sự. Chiến lược cũng lưu ý rằng đến năm 2030, chúng ta có thể kỳ vọng rằng khí hậu ở đây sẽ thay đổi rất lớn đến mức không thể sử dụng tàu phá băng”, ông nói.

Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ

Washington đang thúc đẩy việc Thụy Điển gia nhập NATO để đạt được lợi thế chiến lược ở Bắc Cực.

Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ - Hình 1

Một chiếc trực thăng Merlin trên boong tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc tập trận chung Viking với lực lượng NATO ở biển Na Uy gần Bắc Cực hồi tháng 3/2023. Ảnh: Getty Images

Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã nhắc lại sự ủng hộ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO trong cuộc gặp với Thủ tướng quốc gia Bắc Âu này, ông Ulf Kristersson.

Cụ thể, Nhà Trắng đã kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ, nước phản đối mạnh mẽ nhất, bật đèn xanh cho việc Stockholm gia nhập khối quân sự trước Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius dự kiến diễn ra vào ngày 11-12/7. Tuy nhiên, Ankara một lần nữa khẳng định rằng họ chưa sẵn sàng phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển do nước này không đáp ứng các yêu cầu của Ankara liên quan đến cuộc chiến chống lại "các tổ chức khủng bố" người Kurd và phong trào bài Hồi giáo.

Nikita Lipunov, một chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Quốc tế, Đại học MGIMO đánh giá: "Mỹ đã cố gắng để các nước Bắc Âu hội nhập đầy đủ vào NATO trong nhiều năm qua bằng cách tích cực phát triển quan hệ quốc phòng với họ. Kết quả là, cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã hội nhập sâu vào hệ thống liên minh quân sự này vào thời điểm họ nộp đơn xin gia nhập NATO".

Ông Lipunov nhấn mạnh: "Bằng cách đẩy NATO về phía đông, Washington tìm cách kiềm chế Nga. Việc mở rộng liên minh thông qua Thụy Điển sẽ củng cố sườn đông bắc của NATO vì nó sẽ bao gồm toàn bộ khu vực Bắc Âu-Baltic, biến Biển Baltic trở thành một vùng biển gần như nội bộ của khối".

Sườn Đông Bắc của NATO

Theo chuyên gia Lipunov, với sự hội nhập chặt chẽ của các quốc gia Bắc Âu trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, giao thông vận tải và các lĩnh vực khác, sườn đông bắc sẽ trở nên gắn kết và có sự kết nối quân sự tốt hơn và điều này làm thay đổi thực chất tình hình chiến lược quân sự ở châu Âu và đặt ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga dọc theo toàn bộ biên giới phía tây.

Cùng với đó, việc Thụy Điển gia nhập khối sẽ có tác động gián tiếp đến Bắc Cực, đáng chú ý nhất là vùng biển Barents - Bắc Cực liền kề, nơi hoạt động quân sự và căng thẳng sẽ gia tăng.

Ông Lipunov cho rằng, đến nay NATO đã có một lập trường kín đáo về vấn đề hiện diện và các hoạt động ở Bắc Cực với các hoạt động chính tập trung vào các vùng biển lân cận của Bắc Đại Tây Dương, có tầm quan trọng sống còn đối với tổ chức này. Tuy nhiên, về lâu dài, NATO có thể xem xét lại cách tiếp cận của mình, bao gồm cả sau khi mở rộng sang Thụy Điển.

Mỹ xoay trục sang Bắc Cực

Từ thời chính quyền Donald Trump cho đến khi Tổng thống Biden lên nắm quyền hiện nay, Mỹ luôn đặc biệt chú trọng đến Bắc Cực. Chính sách xoay trục mới của Mỹ sang vùng cao phía Bắc đã được phản ánh rõ trong Chiến lược Bắc Cực năm 2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ. Sau đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã công bố Triển vọng Chiến lược Bắc Cực vào tháng 4 cùng năm đó. Không quân Mỹ đã đưa ra kế hoạch chi tiết vào tháng 7/2020. Hải quân Mỹ đã vạch ra chiến lược Bắc Cực vào tháng 1/2021. Quân đội Mỹ đã công bố tài liệu mang tên "Giành lại sự thống trị ở Bắc Cực" vào tháng 3/2021.

Theo chiến lược của mình, Washington đã ký Thỏa thuận hợp tác quốc phòng bổ sung với Na Uy vào tháng 4/2021, trong đó cho phép Mỹ xây dựng cơ sở hạ tầng tại ba căn cứ không quân và một cơ sở hải quân dọc theo bờ biển Na Uy. Lầu Năm Góc và các đồng minh NATO cũng tăng cường các cuộc tập trận hải quân và không quân chung trong khu vực.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine được sử dụng như một cái cớ để thuyết phục các quốc gia trung lập trước đây là Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO và từ đó biến 7 quốc gia Bắc Âu, vốn là chìa khóa cho "sự thống trị" của Washington trong khu vực, trở thành đồng minh NATO. Trong khi tư cách thành viên NATO của Phần Lan đã được các quốc gia thành viên của khối phê chuẩn, đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển vẫn đang treo lơ lửng.

Chuyên gia Lipunov chỉ ra rằng Bắc Cực được Mỹ coi là khu vực "kiềm chế chiến lược" và là khu vực "răn đe hạt nhân chiến lược giữa Liên Xô/Nga và Mỹ".

"Do biến đổi khí hậu và băng tan, khu vực Bắc Cực đang trở nên dễ tiếp cận hơn, buộc các quốc gia ven biển phải tăng cường sự hiện diện quân sự ở đó", ông Lipunov giải thích.

Ông Lipunov cũng đánh giá: "Đối với Nga, Bắc Cực là một khu vực chiến lược quan trọng vì nhiều lý do và vì vậy họ đang tích cực tăng cường phòng thủ ở khu vực Bắc Cực. Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc mới và điều kiện khí hậu thay đổi, Mỹ coi Bắc Cực là một sân khấu đối đầu khác với Nga và Trung Quốc. Bắc Cực liên kết các khu vực châu Âu-Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, vốn rất quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Những hoàn cảnh này đã quyết định một chính sách Bắc Cực tích cực hơn của Mỹ trong những năm gần đây".

Sự thống trị mạnh mẽ của Nga ở Bắc Cực

Nga trải dài trên 53% đường bờ biển Bắc Băng Dương và mặc dù phải đối mặt với 7 quốc gia Bắc Cực trong khu vực, họ vẫn duy trì vị trí mạnh mẽ và kiểm soát hoàn toàn các vùng lãnh thổ Bắc Cực của mình.

Theo các nhà quan sát quốc tế, quân đội phương Tây vẫn đứng sau Nga ở Bắc Cực khoảng mười năm về quốc phòng và sự sẵn sàng.

Thụy Điển gia nhập NATO là mảnh ghép quan trọng cuối cùng trong chiến lược Bắc Cực của Mỹ - Hình 2
Lực lượng thuộc Hạm đội phương Bắc của Nga trong một cuộc tập trận.

Chuyên gia Samu Paukkunen, Phó Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Phần Lan, cho biết: "Kể từ thời Liên Xô, Moskva đã tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự và phòng thủ ở vùng cao phía Bắc, và trong những năm gần đây đã có sự hiện đại hóa tích cực của các lực lượng vũ trang đóng quân ở khu vực Bắc Cực của Nga. Nhờ vậy, Moskva đã trở thành một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực này. Các quốc gia phương Tây đang nỗ lực bắt kịp và đã tích cực tăng cường sự hiện diện của họ ở miền Bắc, tăng chi tiêu quốc phòng và phát triển các công nghệ quân sự đặc biệt".

Trong bối cảnh đó, sự gia nhập của Phần Lan và khả năng Thụy Điển gia nhập NATO sẽ giúp thu hẹp khoảng cách này với chi phí cho các lĩnh vực công nghệ phát triển cao của họ. Một tài sản quý giá đối với NATO sẽ là công nghệ của Phần Lan và Thụy Điển trong lĩnh vực thông tin liên lạc, vũ khí và chế tạo tàu phá băng.

Về phần mình, Nga đã hợp tác với Trung Quốc để duy trì hòa bình và ổn định khu vực ở Bắc Cực. Cả hai nước đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự hợp tác của họ không nhằm vào bất kỳ quốc gia bên thứ ba nào.

Trong khi đó, sách trắng "Chính sách Bắc Cực của Trung Quốc" mà Bắc Kinh đã công bố bày tỏ ủng hộ việc sử dụng Bắc Cực vì mục đích hòa bình. Vào tháng 4/2023, Moskva và Bắc Kinh đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác thực thi pháp luật hàng hải ở thành phố Murmansk, phía bắc Nga.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắtHé lộ bức thư viết tay của Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt
01:27:46 16/01/2025
Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng việnỨng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ điều trần căng thẳng tại thượng viện
22:37:27 15/01/2025
TikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lạiTikTok lên tiếng về tin tỷ phú Elon Musk mua lại
08:49:54 16/01/2025
SEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoánSEC khởi kiện tỷ phú Elon Musk gian lận chứng khoán
16:57:56 15/01/2025
Ông Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữÔng Yoon đi vào lịch sử, thành tổng thống đương nhiệm Hàn Quốc đầu tiên bị bắt giữ
16:27:26 15/01/2025
Tổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạyTổng thống Hàn Quốc bị bắt: Đồng won lao dốc, nhà đầu tư ngoại tháo chạy
01:16:35 16/01/2025
Cơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở MỹCơn ác mộng với những người mất nhà vì thảm họa cháy rừng ở Mỹ
09:17:55 16/01/2025
Ông Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cửÔng Trump suýt nữa bị kết án nếu không đắc cử
06:42:37 15/01/2025

Tin đang nóng

Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?Á hậu Phương Nhi phản ứng thế nào sau 1 ngày tổ chức đám hỏi với thiếu gia Vingroup?
15:27:47 16/01/2025
Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"Sự trùng hợp khó tin: 4 Á hậu thi Hoa hậu Quốc tế xong đều lấy chồng, đàng trai toàn gia thế cực "khủng"
16:58:19 16/01/2025
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở TP.HCM, lời nhắn trong tờ giấy khiến nhiều người nghẹn lòng: "Em là sinh viên không nuôi được con"Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở TP.HCM, lời nhắn trong tờ giấy khiến nhiều người nghẹn lòng: "Em là sinh viên không nuôi được con"
13:56:11 16/01/2025
Cuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậuCuộc sống của Top 3 Miss World Vietnam 2022 sau hơn 2 năm thành hoa hậu, á hậu
16:48:50 16/01/2025
Chảo mất hết lớp chống dính, làm cách này biến chảo cũ thành chảo mới thật dễ dàngChảo mất hết lớp chống dính, làm cách này biến chảo cũ thành chảo mới thật dễ dàng
14:20:13 16/01/2025
Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'Hieuthuhai bất ngờ khi vượt mặt Sơn Tùng M-TP giành giải 'Nam ca sỹ của năm'
14:54:26 16/01/2025
Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"Sao nữ Vbiz bất ngờ lên tiếng: "Nếu là con riêng chỉ nên đóng vai hiền, vì sơ hở là thành mẹ ghẻ"
17:01:38 16/01/2025
Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?Con dâu các triệu phú, tỷ phú Việt làm gì sau khi kết hôn?
15:32:30 16/01/2025

Tin mới nhất

Phái bộ Nhật Bản tại NATO chính thức ra mắt

Phái bộ Nhật Bản tại NATO chính thức ra mắt

18:19:44 16/01/2025
Động thái này diễn ra khi Nhật Bản tìm cách thúc đẩy hợp tác với liên minh, 7 năm sau khi thành lập Phái bộ. Chức vụ Đại sứ của Phái bộ Nhật Bản tại NATO do ông Osamu Izawa, cựu Đại sứ Nhật Bản tại Senegal và 3 quốc gia châu Phi, đảm nh...
Tổng thống Zelensky tiết lộ tỷ lệ vũ khí từ Mỹ và châu Âu trên chiến trường Ukraine

Tổng thống Zelensky tiết lộ tỷ lệ vũ khí từ Mỹ và châu Âu trên chiến trường Ukraine

18:16:07 16/01/2025
Người phát ngôn Cơ quan Tình báo Quốc phòng Andrii Yusov cũng xác nhận con số này, cho biết lực lượng Nga ở Ukraine có quân số ổn định vào khoảng 600.000 người.
Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Tác động chưa thể đo đếm từ việc rò rỉ khí methane

Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Tác động chưa thể đo đếm từ việc rò rỉ khí methane

18:14:33 16/01/2025
Khí methane được thải ra từ cả các nguồn tự nhiên như đất ngập nước, sông ngòi và gia súc, cũng như các hoạt động của con người, đặc biệt là các dự án dầu khí.
Nhật Bản nâng dự đoán khả năng xảy ra siêu động đất làm hàng trăm nghìn người chết

Nhật Bản nâng dự đoán khả năng xảy ra siêu động đất làm hàng trăm nghìn người chết

18:14:17 16/01/2025
Theo dữ liệu lịch sử, siêu động đất xung quanh Rãnh Nankai xảy ra khoảng 100 đến 150 năm một lần. Lần gần đây nhất xảy ra động đất tại khu vực này là vào năm 1946, cách đây gần 80 năm.
Các binh sĩ Israel đầu tiên sẽ được thả tự do theo thoả thuận ngừng bắn-trao trả con tin

Các binh sĩ Israel đầu tiên sẽ được thả tự do theo thoả thuận ngừng bắn-trao trả con tin

18:12:14 16/01/2025
Bảy con tin, bao gồm năm nữ binh sĩ Israel và hai người Mỹ, dự kiến sẽ được trả tự do vào ngày 18/1 trong giai đoạn đầu của thỏa thuận ngừng bắn-trao đổi con tin vừa đạt được giữa Israel và phong trào Hamas ở Dải Gaza.
Ukraine mở chiến dịch tấn công sâu rộng nhất vào lãnh thổ Nga

Ukraine mở chiến dịch tấn công sâu rộng nhất vào lãnh thổ Nga

17:36:06 16/01/2025
Cuộc tấn công của Ukraine không chỉ sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV) máy bay không người lái mà còn có sự tham gia của tên lửa tầm xa. Theo thông tin từ các nguồn tin quân sự, Ukraine đã phóng hơn 200 UAV trong chiến dịch này.
Căng thẳng tại Trung Đông: Na Uy tổ chức hội nghị toàn cầu về giải pháp hai nhà nước

Căng thẳng tại Trung Đông: Na Uy tổ chức hội nghị toàn cầu về giải pháp hai nhà nước

17:25:02 16/01/2025
Ông kêu gọi các đại biểu dự hội nghị tìm kiếm những cách thức sáng tạo để củng cố các thể chế của Palestine và đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước, nhấn mạnh rằng quyền tự quyết của người dân Palestine là chìa khóa để đạt được hòa bìn...
Ba Lan ấn định ngày bầu cử Tổng thống

Ba Lan ấn định ngày bầu cử Tổng thống

16:22:27 16/01/2025
Quyết định này đã được chuyển tới Chủ tịch Ủy ban Bầu cử quốc gia Ba Lan Sylwester Marciniak cũng như Thủ tướng nước này Donald Tusk và đã được công bố trên công báo trong ngày 15/1, đánh dấu sự khởi đầu chính thức của chiến dịch bầu cử...
Quân đội Israel tuyên bố tịch thu hơn 3.000 đơn vị vũ khí và thiết bị của Syria

Quân đội Israel tuyên bố tịch thu hơn 3.000 đơn vị vũ khí và thiết bị của Syria

16:20:28 16/01/2025
Tháng 12/2024, Thủ tướng Benjamin Netanyahu nhấn mạnh Israel sẽ tìm cách thiết lập quan hệ với chính quyền mới tại Syria, nhưng cũng không ngần ngại tấn công đáp trả nếu có nguy hiểm với Tel Aviv.
Loạt ngân hàng Thái Lan chuẩn bị hàng tỷ USD tiền mặt dịp Tết Nguyên đán

Loạt ngân hàng Thái Lan chuẩn bị hàng tỷ USD tiền mặt dịp Tết Nguyên đán

15:49:19 16/01/2025
Số tiền này sẽ được sử dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trọng việc sử dụng tiền mặt để phát phong bao lì xì, mua sắm, du lịch và nhiều hoạt động khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ

15:22:14 16/01/2025
Khác với một số bài phát biểu gần đây, Tổng thống Biden không tận dụng cơ hội này để kể lại những thành tựu. Thay vào đó, Tổng thống Biden cảnh báo về con đường mà Mỹ tiến tới, nguy cơ sẽ xói mòn các thể chế được duy trì trong 50 năm qu...
Ấn Độ: Tái áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng không khí

Ấn Độ: Tái áp dụng các biện pháp cải thiện chất lượng không khí

15:09:48 16/01/2025
Delhi nằm trong số những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Các hoạt động công nghiệp và giao thông đường bộ là những tác nhân đáng kể gây ô nhiễm không khí trong thành phố, cùng tình trạng xây dựng tràn lan.

Có thể bạn quan tâm

Màn lộ diện nguy hiểm của Triệu Lộ Tư khiến hơn 50 triệu người lo lắng

Màn lộ diện nguy hiểm của Triệu Lộ Tư khiến hơn 50 triệu người lo lắng

Sao châu á

19:26:55 16/01/2025
Triệu Lộ Tư thông báo trở lại vào ngày 25/1. Tuy nhiên, bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe của cô chưa phục hồi hoàn toàn, có thể gặp rủi ro nếu tái xuất showbiz quá sớm.
Cảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương Nhi

Cảnh tượng diễn ra sau đính hôn với con trai tỷ phú làm lộ rõ gia thế của Á hậu Phương Nhi

Sao việt

18:18:44 16/01/2025
Sau khi những khung rạp, rèm che chắn được dọn dẹp, cơ ngơi của Á hậu Phương Nhi hiện ra rõ ràng khiến nhiều người bất ngờ.
Nam thần xứ Hàn gây sốt tại "Địa Ngục Độc Thân": Sở hữu chiều cao 1m89, hóa ra lại là tình cũ nhân vật này

Nam thần xứ Hàn gây sốt tại "Địa Ngục Độc Thân": Sở hữu chiều cao 1m89, hóa ra lại là tình cũ nhân vật này

Tv show

18:15:01 16/01/2025
Hậu chia tay, tình cũ người Hàn của Call Me Duy bất ngờ ghi danh tham dự show Địa Ngục Độc Thân của Netflix.
Đi về miền có nắng - Tập 8: Vân cãi lời mẹ, điên cuồng theo đuổi Phong

Đi về miền có nắng - Tập 8: Vân cãi lời mẹ, điên cuồng theo đuổi Phong

Phim việt

18:04:10 16/01/2025
Khi nghe bà Hà nói Phong không yêu mình, Vân không tin. Vân khẳng định Phong yêu cô và nếu chưa yêu thì rồi anh cũng sẽ phải yêu cô.
Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'

Bí ẩn loài cá sấu quý hiếm nhất thế giới, đôi mắt xanh như pha lê, vảy trắng, có giá 'trên trời'

Lạ vui

17:40:45 16/01/2025
Với bộ vảy trắng muốt, đôi mắt xanh pha lê, cá sấu con này nặng 96 gram và dài 49cm, đánh dấu thành công vang dội của chương trình nhân giống kéo dài 15 năm tại Gatorland.
Làm dâu hào môn có sướng như lời đồn? - Người bị cho là "máy đẻ", người bị coi thường, giành quyền nuôi con

Làm dâu hào môn có sướng như lời đồn? - Người bị cho là "máy đẻ", người bị coi thường, giành quyền nuôi con

Netizen

16:31:34 16/01/2025
Không ít nàng dâu phải chịu kết cục cay đắng khi đánh mất sự nghiệp riêng, không nhận được sự coi trọng từ gia đình.
Bloomberg: Nga và Ukraine đang tổ chức 'các cuộc đàm phán hạn chế'

Bloomberg: Nga và Ukraine đang tổ chức 'các cuộc đàm phán hạn chế'

15:06:41 16/01/2025
Theo ông al-Ansari, Qatar luôn theo đuổi chính sách hướng tới "đạt được hòa bình". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar cũng tuyên bố rằng Doha ủng hộ mọi nỗ lực nhằm đạt được giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng.