Mảnh đất ‘địa chiến lược’ cuối cùng tại cửa ngõ Bắc Cực rao bán với giá đặc biệt
Mảnh đất thuộc sở hữu tư nhân cuối cùng còn sót lại trên quần đảo Svalbard ở Na Uy này có tầm quan trọng đáng kể về môi trường, khoa học và kinh tế, đang được rao bán với giá 300 triệu euro.
Một phần Sre Fagerfeld tại Wedel Jarlsberg ở phía Tây Nam Svalbard. Ảnh: Aktieselskabet Kulspids
Khu đất này rộng 15.000 mẫu Anh (hơn 6000 hecta) nằm giữa Na Uy và Bắc Cực. Nó nằm ở trung tâm của một vùng hoang dã nguyên sơ, nơi đã gây ra tranh luận về biến đổi khí hậu và là tâm điểm căng thẳng địa chính trị giữa các cường quốc toàn cầu đang mong muốn khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Cực, theo mạng tin Euronews mới đây.
Vùng đất được rao bán có tên Sre Fagerfeld, nằm ở Wedel Jarlsberg, phía Tây Svalbard, được công nhận trong Hiệp ước Svalbard, ký năm 1920. Tất cả tài sản khác trên Svalbard đều thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của Na Uy hoặc Nga.
Đây là mảnh đất thuộc sở hữu tư nhân cuối cùng còn sót lại trên quần đảo Svalbard của Na Uy và có tầm quan trọng đáng kể về môi trường, khoa học và kinh tế, đang được rao bán với giá 300 triệu euro. Will Matthews, Giám đốc Trang trại & Bất động sản tại Knight Frank nói với Euronews Business: “Đây là cơ hội có một không hai trong đời để mua mảnh đất trên một trong những hòn đảo Svalbard nổi tiếng thế giới”.
Công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Knight Frank, nơi đang tiếp thị về mảnh đất, cho biết đây là “cơ hội bảo tồn, từ thiện và môi trường độc đáo”. “Người bán sẽ bán cho người trả giá cao nhất”, Per Kyllingstad, luật sư đại diện cho người bán nói với Bloomberg.
Vùng đất có vị trí chiến lược và có lợi ích địa chính trị
Video đang HOT
Sự cạnh tranh địa chính trị trong khu vực giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc là rõ ràng, trong bối cảnh Nga đã gia tăng các hoạt động quân sự ở Bắc Cực. Vận chuyển thương mại qua Bắc Cực cũng có sự gia tăng đáng kể. Băng biển đang tan dần, nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, mở ra khả năng khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn như dầu, khí đốt và các mỏ khoáng sản ở Bắc Cực.
Svalbard cũng có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt vì nó về cơ bản là cửa ngõ vào Bắc Cực. Đây là nơi lý tưởng để kiểm soát các tuyến hàng hải và giao thông hàng không ở Bắc Băng Dương. Hiện có gần 3.000 người sinh sống trên chín hòn đảo chính của Svalbard, nơi có trường đại học tư (UNIS) và nổi tiếng với khu vườn ươm hạt giống toàn cầu Svalbard.
Trước đây, khu vực này phụ thuộc chủ yếu vào ngành than đá, nhưng ngày nay nghiên cứu, tải dữ liệu vệ tinh và du lịch cũng đã trở thành những ngành bổ sung quan trọng.
Theo Bloomberg, tranh cãi đã nổ ra vào năm 2014 khi một chủ sở hữu tư nhân nắm giữ đất khai thác than trong khu vực nhận được lời đề nghị từ một người mua Trung Quốc, nhưng nhà nước Na Uy đã quyết định mua lại.
Nằm giữa bờ biển phía bắc của Na Uy và Bắc Cực ở Bắc Băng Dương, khoảng 60% quần đảo được bao phủ bởi sông băng. Quần đảo có nhiều núi và vịnh hẹp, với khí hậu Bắc Cực, mặc dù có nhiệt độ cao hơn đáng kể so với các khu vực khác ở cùng vĩ độ.
Svalbard là nơi sinh sản của nhiều loài chim biển và là nơi sinh sống của gấu Bắc Cực, tuần lộc, cáo Bắc Cực và một số động vật có vú ở biển. Quần đảo có ánh sáng mặt trời 24 giờ từ ngày 20/4 đến ngày 22/8 hàng năm. Bảy công viên quốc gia và 23 khu bảo tồn thiên nhiên bao phủ 2/3 quần đảo.
Hạn chế duy nhất về việc ai có thể mua là người đó phải đến từ một quốc gia đã phê chuẩn Hiệp ước Svalbard. Theo Wikipedia, có gần 50 quốc gia phê chuẩn trên toàn cầu, bao gồm cả Nga và Trung Quốc.
Will Matthews từ Knight Frank nói với Euronews: “Chúng tôi hiện đang nói chuyện với một nhóm khách hàng có giá trị ròng cực cao trên toàn cầu, những người đều có niềm đam mê bảo tồn và hoạt động từ thiện. Chúng tôi đang nỗ lực tìm kiếm những người bảo vệ tiếp theo cho vùng đất xinh đẹp này, với các phương tiện để hành động chống lại các yếu tố môi trường rộng lớn hơn đang diễn ra, bảo vệ hệ động thực vật đa dạng vốn coi mảnh đất này là nhà”.
Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học
Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (IDB) năm 2024 rơi vào ngày 22/5 có chủ đề "Hãy là một phần của kế hoạch", nhằm kêu gọi hành động để đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học bằng cách hỗ trợ việc thực hiện Khung Đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal.
Các thành phố và các tỉnh trên khắp Trung Quốc đã tổ chức một loạt hoạt động để kỷ niệm ngày này.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, trên khắp Trung Quốc, các hoạt động và chiến dịch IDB đã được tổ chức cho cả người lớn và tr.ẻ e.m nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của những "tài nguyên thiên nhiên" của Trung Quốc.
Nhiều hoạt động IDB đã diễn ra tại thành phố Lũng Nam, tỉnh Cam Túc. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về bảo tồn đa dạng sinh học, những người tham gia sự kiện đã đến thăm Vườn quốc gia Gấu trúc khổng lồ và tham quan hệ thống giám sát môi trường tích hợp, bảo tàng...
Ngày 21/5, tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, miền Bắc Trung Quốc, trẻ mẫu giáo được tham gia các hoạt động theo chủ đề đa dạng sinh học. Những hoạt động này giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, cũng như những nỗ lực tập thể cần thiết để bảo tồn đa dạng sinh học.
Tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, người dân được khuyến khích tham gia vào các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học thông qua hoạt động triển lãm động vật hoang dã, triển lãm tranh khoa học đa dạng sinh học và các bài giảng về đa dạng sinh học.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những năm hoạt động tích cực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu thông qua một loạt chính sách và hành động thiết thực.
Năm 2021, một đàn voi di cư đã thu hút sự quan tâm của thế giới. "Hành trình về nhà" của đàn voi hoang dã này ở Vân Nam, Trung Quốc chính là hình ảnh thu nhỏ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học của Trung Quốc trong những năm qua. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng việc bảo vệ đa dạng sinh học và coi đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng nền văn minh sinh thái. Trung Quốc đã xây dựng và thực hiện một loạt chính sách và biện pháp bảo vệ, đồng thời không ngừng tăng cường bảo vệ. Ví dụ, ban hành "Luật Bảo vệ đa dạng sinh học", thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và đưa ra lằn ranh đỏ bảo vệ sinh thái, xây dựng mạng lưới bảo vệ sinh thái khá hoàn chỉnh. Những biện pháp này bảo vệ hiệu quả môi trường sống của các giống loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng và duy trì tính toàn vẹn của hệ sinh thái.
Trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Trung Quốc đã tận dụng tối đa các phương tiện khoa học công nghệ và đổi mới phương pháp bảo vệ. Ví dụ, thông qua công nghệ viễn thám vệ tinh, giám sát bằng máy bay không người lái và phân tích dữ liệu lớn, giám sát theo thời gian thực sự thay đổi của môi trường sinh thái và xu hướng di chuyển của động vật hoang dã, đã cải thiện tính khoa học và độ chính xác của công tác bảo tồn. Đồng thời, việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học và ngân hàng gen cũng cung cấp cơ sở khoa học và hỗ trợ kỹ thuật quan trọng cho việc bảo vệ và phục hồi các giống loài.
Bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của chính phủ mà còn cần sự tham gia của toàn xã hội. Trung Quốc đã triển khai tuyên truyền giáo dục rộng rãi về đa dạng sinh học để nâng cao ý thức bảo vệ sinh thái của người dân và thúc đẩy mọi người tham gia các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học. Ví dụ, các trường học và cộng đồng dân cư các địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường, các phương tiện truyền thông phổ biến kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học đã nâng cao đáng kể nhận thức và sự tham gia của người dân về bảo vệ môi trường của. Ngày càng nhiều người dân bình thường tự nguyện tham gia vào hàng ngũ bảo vệ sinh thái và chung tay góp sức xây dựng ngôi nhà xanh.
Hiện nay, Trung Quốc đã có 2.750 khu bảo tồn thiên nhiên các cấp và các loại, trong đó có 474 khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia.
Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên lục địa đã lên tới hơn 1,7 triệu km2, đóng vai trò tích cực trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao chất lượng môi trường sinh thái.
Mỹ thừa nhận khó cạnh tranh với Nga ở Bắc Cực do thiếu tàu phá băng Quân đội Mỹ không có tàu phá băng để cạnh tranh với Nga ở Bắc Cực. Bắc Mỹ sắp được chứng kiến nhật thực toàn phần Mỹ tìm mua 3 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược Nga bổ sung 227 công dân Mỹ vào danh sách cấm nhập cảnh Một tàu phá băng của Nga hoạt động ở Bắc Cực....