Nguy cơ ung thư da từ phong trào lưu lột da, tắm trắng
Bác sĩ da liễu cảnh báo việc lột da, tắm trắng sẽ khiến da mất đi hàng rào bảo vệ, tăng nguy cơ ung thư da, nhất là trong thời điểm nắng nóng như hiện nay
Ngày 3-6, chia sẻ bên lề Hội nghị ung thư da toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Hà Nội, PGS-TS Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết ung thư da là bệnh khá lành tính nếu được chữa trị sớm, thế nhưng nhiều bệnh nhân đến viện khi tổn thương đã xâm lấn sâu vào bờ mi, tai, môi, mũi, thậm chí đến gần xương sọ, màng não.
Theo PGS Doanh, ung thư da hiện nay được xem là một loại ung thư hay gặp ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Gần 70% bệnh nhân ung thư da mắc thể biểu mô tế bào đáy. Loại ung thư này có xu hướng trẻ hóa.
PGS Lê Hữu Doanh cảnh báo nguy cơ ung thư da do lạm dụng việc tẩy trắng da
Bệnh phát triển chủ yếu trên các vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gồm da đầu, mặt, môi, tai, cổ, ngực, cánh tay và bàn tay, chân. Tổn thương cũng có thể hình thành trên lòng bàn tay, bên dưới móng tay/móng chân, vùng sinh dục…
PGS Doanh cho biết ngoài yếu tố di truyền, sự tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, do nhiễm độc asen, có tổn thương nhưng không được điều trị đúng… thì nguy cơ ung thư da còn đến từ việc sử dụng các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có chứa chất cấm.
“Hiện nay, nhiều loại kem lột trắng da được quảng cáo nhan nhản, thu hút nhiều chị em làm đẹp với những lời hoa mỹ “ trắng như trứng gà bóc”, “trắng sáng không tì vết”… Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn của những sản phẩm này như thế nào thì chưa ai chứng minh”- ông cảnh báo.
Video đang HOT
Các chuyên về da liễu cũng cho biết việc lột da làm trắng sẽ làm mất màu da vốn có, điều này đồng nghĩa với việc mất đi hàng rào bảo vệ da. Sắc tố da chính là hàng rào bảo vệ da của cơ thể, lột da làm trắng khiến hàng rào bảo vệ da ngày càng suy yếu, dễ bị tổn thương bởi tia UV có trong ánh sáng mặt trời hơn nên dễ bị bỏng nắng, cháy nắng. Tình trạng này lặp đi lặp lại thường xuyên, nguy cơ mắc ung thư da sẽ rất cao.
Hội nghị với chủ đề những bước tiến mới trong chẩn đoán và điều trị có sự tham gia của các chuyên gia từ Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ và các bác sĩ 3 chuyên ngành: Da liễu, huyết học và ung thư. Tại đây các chuyên gia đã cập nhật những tiến bộ mới nhất về phương pháp điều trị; tìm kiếm những giải pháp tiên tiến và hiệu quả hơn nữa, để ung thư da không còn lại một thách thức.
Bác sĩ da liễu chỉ ra 5 lầm tưởng về kem chống nắng trước giờ nhiều người vẫn nghĩ sai
Không giống với suy nghĩ của nhiều người, kem chống nắng ẩn chứa những 'bí mật' ít được nhắc đến.
Bác sĩ da liễu, BTV làm đẹp... vẫn luôn nói kem chống nắng là sản phẩm phải có trong chu trình chăm sóc da. Họ nhắc đi nhắc lại về việc thoa kem chống nắng có chỉ số chống nắng sẽ giúp ngăn ngừa không chỉ các dấu hiệu lão hóa mà còn cả ung thư da. Tuy nhiên, kem chống nắng bên cạnh đó cũng còn có những lầm tưởng mà không phải ai cũng biết.
Trang InStyle mới đây đã liên hệ với các bác sĩ da liễu nhằm hiểu thêm nhiều điều về kem chống nắng.
Sai lầm 1: Chỉ số SPF cao sẽ bảo vệ da 100%
SPF đo lường khả năng kem chống nắng bảo vệ da chống lại tia cực tím B (UVB) - nguyên nhân gây cháy nắng vào mùa hè. Nhưng, môi trường còn tồn tại tia UVA cũng có thể gây tổn thương da.
Tiến sĩ Melanie Palm, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận đồng thời cũng là người sáng lập Art of Skin MD cho biết: "Có một đường cong lợi nhuận giảm dần khi nói đến SPF và tỷ lệ phần trăm chống tia cực tím. Chỉ số SPF 2 cung cấp khả năng bảo vệ khoảng 50%, SPF 15 - 93%, SPF 30 - 97%, SPF 50 - 98% và SPF 100 - 99%. Do đó, chỉ số SPF từ 30 trở lên mang lại khả năng chống tia cực tím tuyệt vời. Tuy nhiên, kem chống nắng thực sự khó mà bảo vệ da 100% khỏi tia UV với các công thức có sẵn trên thị trường."
FDA cũng phát hiện ra rằng chỉ số SPF cao không đồng nghĩa với việc kem chống nắng cung cấp cùng mức độ bảo vệ tia cực tím A (UVA). Tiếp xúc quá nhiều với tia UVA có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và các dấu hiệu lão hóa.
Sai lầm 2: Chỉ cần bôi kem chống nắng là đủ
Kem chống nắng đúng là sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư da, nhưng cách bạn sử dụng nó mới quyết định độ hiệu quả. Tiến sĩ Marina Peredo, bác sĩ da liễu và người sáng lập Skinfluence giải thích: "Để SPF phát huy hiệu quả, bạn cần thoa một lượng chính xác, khoảng một thìa cà phê cho mặt. Bạn cũng nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa chống nắng khác như đội mũ rộng vành, đeo kính râm và ở trong những khu vực râm mát hơn."
Để bảo vệ da tốt nhất, Tiến sĩ Peredo khuyên bạn nên bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra nắng và bôi lại sau mỗi hai giờ. Cô ấy nói thêm: "Nếu bạn thoa kem chống nắng không đúng cách, bạn có thể giảm chỉ số SPF 30 xuống còn SPF 7, điều này sẽ không bảo vệ bạn khỏi các tia có hại.
Sai lầm 3: Không cần thoa kem chống nắng khi ở nhà
Tiến sĩ Elizabeth Hale, bác sĩ da liễu được hội đồng chứng nhận và phó chủ tịch cấp cao của Tổ chức Ung thư Da cho biết: "Có nhiều loại tia cực tím khác nhau ảnh hưởng đến da, đơn cử nhất là tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB). Mọi người thường nghĩ về tia UVB vì chúng là nguyên nhân gây cháy nắng vào mùa hè. Nhưng trên thực tế, tia UVA là nguyên nhân gây ra tổn thương do ánh nắng mặt trời bất kể mùa thời tiết vì chúng có bước sóng dài hơn xuyên qua các đám mây. Theo logic tương tự, tia UVA tia cũng xuyên qua cửa sổ". Bởi vậy, dù ở trong nhà hay những ngày râm mát, bạn vẫn cần bôi kem chống nắng.
Sai lầm 4: Kem chống nắng hóa học tốt hơn kem chống nắng vật lý
Kem chống nắng hóa học vốn được ưa chuộng vì nó dễ sử dụng với lớp trang điểm vì nó tệp với tông màu của da. FDA phát hiện ra rằng nó chứa 6 hoạt chất phổ biến dễ hấp thụ vào da và đôi khi có thể gây những tình trạng không mong muốn. Thay vào đó, kem chống nắng vật lý được cho là ít gây kích ứng hơn.
Tiến sĩ Palm giải thích: "Kem chống nắng vật lý chứa oxit kẽm và titan dioxide, là những khoáng chất dễ hấp thụ và không có khả năng gây phản ứng trên da. Kem chống nắng vật lý hoạt động bằng cách phản chiếu ánh sáng trở lại môi trường, giống như một tấm gương. Ngược lại, kem chống nắng hóa học chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành nhiệt trên bề mặt da. Sức nóng trên bề mặt da có thể gây viêm nhiễm, dẫn đến hình thành sắc tố bất thường trên da'.
Sai lầm 5: Da sẫm màu không cần bôi kem chống nắng
"Da sẫm màu sẽ không dễ bị bỏng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị ảnh hưởng bởi tác hại của tia UV. Tia UV làm tăng sắc tố, hình thành nếp nhăn và tăng tỉ lệ ung thư da' - Tiến sĩ Chaneve Jeanniton, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ và người sáng lập của Brooklyn Face and Eye đã nói với InStyle.
Ung thư có thể biểu hiện khác nhau ở một số tông màu da nhất định. Tiến sĩ Palm cho biết: "Một số loại da có sự phân bố không cân xứng về vị trí của khối u ác tính. Ví dụ, người da sẫm màu có nhiều khả năng phát triển khối u ác tính ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân hơn so với dân số chung." Trên thực tế, Tiến sĩ Palm chia sẻ rằng 21 ca chẩn đoán u ác tính mới của cô trong năm qua đều là người có màu da sẫm hơn. Bởi vậy, da sẫm màu cũng cần được chống nẵng kĩ và đúng cách giống như mọi loại da khác.
Lột da trị nám thần thánh và cảnh báo từ bác sĩ da liễu Nhiều người lựa chọn phương pháp lột da để loại bỏ những đốm nám trên da. Trái ngược với lời quảng cáo 'thần thánh' sẽ bóc sạch nám mảng, nám chân sâu lâu năm..., sau một thời gian ngắn sử dụng, nhiều chị em lại tá hỏa cầu cứu bác sĩ da liễu vì nám ngày càng lan rộng, đậm màu và làn...