Nguy cơ tử vong nếu để nắng gắt chiếu thẳng vào bộ phận này trên cơ thể
Bộ Y tế khuyến cáo cần ‘hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy’ để phòng một số ảnh hưởng tiêu cực của nắng nóng.
Trong công văn gửi sở y tế các địa phương về dự phòng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Bộ Y tế cảnh báo thời gian tới, nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn. Để giúp người dân phòng nguy cơ sức khỏe bị ảnh hưởng tiêu cực bởi nắng nóng, cơ quan này đưa ra một số khuyến cáo.
Trong đó, Bộ Y tế khuyến cáo “cần hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy“. Nhiều người dân chưa hiểu vì sao cần che chắn vùng vai gáy khỏi ánh nắng trực tiếp.
Bác sĩ chuyên khoa I Lê Nguyễn Hoàng, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận 11 (TP.HCM), cho biết vùng gáy được coi là trung tâm điều hòa thân nhiệt, giúp giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cân bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường.
Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt chiếu vào vùng đầu, gáy, trung tâm này sẽ bị tổn thương, làm rối loạn điều hòa thân nhiệt, cơ thể sẽ không giữ được sự cân bằng đó.
Điều này dễ gây tình trạng cơ thể mất nước cấp, rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, biểu hiện nặng ngay từ đầu tổn thương thần kinh có thể hồi phục hoặc không hồi phục; thậm chí có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Theo bác sĩ Hoàng, ánh nắng mặt trời và sức nóng là hai nguyên nhân vật lý gây ra say nắng, say nóng. Do đó, tai nạn có thể xuất hiện ở ngoài trời, trong hầm lò, nhà máy – xí nghiệp, trong nhà, toa xe, trên ô tô…
Bộ Y tế khuyến cáo cần hạn chế tối đa diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng vai gáy. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Bộ Y tế khuyến cáo người dân sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính. Mặc quần áo rộng, thoáng mát và thấm mồ hôi. Có thể sử dụng thêm các loại kem chống nắng.
Người dân cũng cần hạn chế đi ra ngoài trời trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h đến 16h. Khi đi ra ngoài đường nên che kín gáy bằng cách đội mũ rộng vành, mặc áo có cổ cao, sử dụng khăn che mặt rộng có thể vòng ra sau che phủ phần gáy.
Video đang HOT
Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi đi ra ngoài trời.
Bạn cần uống ít nhất 1,5-2 lít nước/ngày. Nên uống thành nhiều lần trong ngày, không nên uống quá nhiều nước trong một lần. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt, cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
Lý do trẻ luôn sụt sịt, cảm cúm khi trời chuyển lạnh
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên thường hay bị ho, sụt sịt, cúm hay cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Stocksy.
Thời tiết giao mùa khiến trẻ em thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Điều này thường xảy ra do tiếp xúc với thời tiết lạnh, không gian đông đúc và hệ thống miễn dịch suy yếu.
Để giảm nguy cơ trẻ ốm đau trong mùa lạnh, cha mẹ và người chăm sóc phải luôn cảnh giác, nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Nguyên nhân
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-3 lần mỗi năm, trẻ em thậm chí còn bị nhiều hơn (8-12 lần) và thường xảy ra vào mùa đông. Nhưng điều gì ở mùa lạnh khiến trẻ em có cảm giác như mọi đứa trẻ đều liên tục sụt sịt, hắt hơi hoặc ho?
Để mắc bệnh, chúng ta phải tiếp xúc với nhiễm trùng - và vào mùa lạnh, có rất nhiều cơ hội cho điều đó.
Một trong những lý do quan trọng khiến trẻ em có xu hướng bị ốm thường xuyên hơn vào thời tiết này là vì chúng ta đều dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, tức là không gian kín, gần nhau và phải giao tiếp trực tiếp nhiều hơn.
Thời gian ở trong nhà tăng lên dẫn độ ẩm giảm. Trong những tháng lạnh, độ ẩm giảm có nghĩa là bất kỳ giọt nước mũi và họng nào có đường kính khoảng 1,5 micromet đều có xu hướng tồn tại trong không khí lâu hơn rất nhiều so với bình thường. Vì hầu hết chúng ta đều ở trong vùng thở của nhau trong nhà (khoảng 1 m), đó là môi trường hoàn hảo để lây lan một số vi trùng hiệu quả.
Nguyên nhân nữa là không khí lạnh. Mặc dù bản thân không khí lạnh sẽ không khiến bạn bị bệnh, virus có xu hướng tồn tại lâu hơn trong thời tiết lạnh vì chúng có thể lây lan dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra nhiệt độ lạnh có thể làm chậm phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch - ngăn chặn khả năng nhân lên của virus.
Mũi của chúng ta, một cơ chế phòng vệ tự nhiên nói chung, ít có khả năng hoạt động hiệu quả trong không khí lạnh vì các mô bên trong có thể bị khô và nứt, khiến lông mao (những sợi lông nhỏ) kém hiệu quả trong việc bắt và đuổi vi trùng.
Một nguyên nhân quan trọng khác là chúng ta thường không có đủ ánh nắng mặt trời vào mùa lạnh. Lượng tia cực tím nhận được thường thấp hơn so với mùa hè, ảnh hưởng đến mức vitamin D của cơ thể.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh hô hấp, nhiễm trùng thông thường khi thời tiết lạnh như cúm, ho, sốt. Ảnh minhh họa: Shutterstock.
Cách bảo vệ trẻ an toàn vào mùa lạnh
Theo Healthshots, cha mẹ nên thường xuyên làm hoặc dạy trẻ làm những điều này vào mùa lạnh để phòng ngừa bệnh:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước giờ ăn và sau khi xì mũi. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là trẻ phải thấy bố mẹ làm gương và thường xuyên rửa tay.
Chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.
Luôn cập nhật về tiêm chủng, bao gồm cả vaccine cúm hàng năm.
Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng.
Không bao giờ đưa trẻ ra ngoài khi thời tiết khắc nghiệt.
Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khuỷu tay trên.
Mặc quần áo cho trẻ đầy đủ.
Khuyến khích trẻ tránh chạm vào mắt và miệng khi ra ngoài.
Luôn cho trẻ nhỏ mặc thêm một lớp quần áo vì chúng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Che đầu, cổ, chân và tay. Chọn chất liệu vải cách nhiệt, thoáng khí để giữ ấm cho trẻ mà không gây nóng nực.
Đảm bảo trẻ đội mũ và đeo găng tay để tránh mất nhiệt từ đầu và tay. Giữ ấm đôi chân bằng ủng không thấm nước để bảo vệ khỏi điều kiện lạnh và ẩm ướt.
Đảm bảo quần áo vừa vặn để giữ ấm và cho phép di chuyển dễ dàng.
Ấn Độ: Giá lạnh khiến nhiều trường học vùng thủ đô Delhi phải kéo dài kỳ nghỉ Đông Chính quyền vùng đô thị Delhi, Ấn Độ đã quyết định cho các trường từ bậc tiểu học trở xuống tiếp tục nghỉ Đông lâu hơn dự kiến do thời tiết giá lạnh. Người dân co ro trong tiết trời lạnh giá ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo nhà chức trách địa phương, các học sinh từ mầm non...