Nguy cơ tử vong khi mắc thủy đậu ở người lớn
Thủy đậu mặc dù được xem là bệnh lành tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ, thế nhưng không ít trường hợp người lớn mắc thủy đậu phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Bác sĩ thăm khám bệnh nhân mắc thủy đậu. Ảnh: BV Bạch Mai.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn thành phố ghi nhận 679 ca mắc thủy đậu. Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, rất nhiều địa phương trên cả nước cũng đã ghi nhận tình trạng dịch thủy đậu diễn biến phức tạp, đơn cử, tại tỉnh Yên Bái ghi nhận vụ dịch thủy đậu với 69 ca bệnh, trong đó có một trường hợp tử vong.
BS Nguyễn Thị Thúy Hậu – Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, thủy đậu là bệnh lý rất dễ lây, tốc độ lây truyền cực kỳ nhanh qua đường hô hấp, hệ số lây nhiễm của thủy đậu là 6, tức là 1 người mắc bệnh thủy đậu thì có thể lây cho 6 – 7 người tiếp xúc gần xung quanh. Bên cạnh đó, một người chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa từng tiêm vaccine thủy đậu trước đây có đến 90% nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thủy đậu. Trong khi đó, nhiều người vẫn còn thái độ thờ ơ trước sự nguy hiểm của bệnh.
“Đây chính là những nguyên nhân khiến số ca thủy đậu tăng lên rất nhanh, thậm chí có nguy cơ bùng phát thành dịch, nhiều ca biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, suy đa cơ quan và tử vong” – BS Hậu nói.
Đáng chú ý, các chuyên gia cho biết, mặc dù thủy đậu là bệnh thường có diễn tiến lành tính và bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn, tuy nhiên, nhiễm thủy đậu ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng.
BS Nguyễn Quang Huy – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay: Nhiều người chủ quan khi cho rằng, người lớn không mắc thủy đậu. Nếu có nhiễm bệnh thì cũng tự khỏi và không để lại biến chứng. Thế nhưng, trên thực tế, khi mắc bệnh, tỷ lệ xảy ra biến chứng và tử vong cao hơn ở người lớn – một số nghiên cứu về việc điều trị bệnh thủy đậu đối với người lớn, các trường hợp nặng và tử vong chiếm tới 10,4%, đây là tỷ lệ rất cao đối với bệnh đã có vaccine. Trung tâm đã tiếp nhận điều trị cho nhiều người lớn mắc thủy đậu, trong đó đã ghi nhận nam thanh niên 32 tuổi tử vong do biến chứng viêm phổi, suy gan.
Tương tự, thông tin từ Bệnh viện Nội tiết trung ương cũng cho biết, thời gian qua cơ sở y tế này tiếp nhận không ít ca bệnh mắc thủy đậu kèm theo bệnh lý nền đái tháo đường, tăng huyết áp, suy thượng thận…
Điển hình, bệnh nhân V.T.O. (ở Nam Định) được chuyển đến viện trong tình trạng thủy đậu bội nhiễm viêm phổi; nhiễm khuẩn tiết niệu; đái tháo đường type 2; tăng huyết áp; rối loạn lipid máu.
Video đang HOT
Một tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân có tiếp xúc với hai học sinh mắc bệnh thủy đậu, sau đó sốt cao 38-39 độ C kèm các nốt phỏng nước ở miệng họng và rải rác toàn thân, đa lứa tuổi, đa kích thước.
Bệnh nhân tự uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, xuất hiện thêm tình trạng đau rát họng, ho nặng tiếng, ho nhiều, đờm vàng đục, đau nhức đầu và toàn thân. Trên da bệnh nhân xuất hiện nhiều nốt phỏng đã vỡ viêm tấy đỏ và có mủ, kèm theo tiểu tiện khó, tiểu buốt rắt….
BS Huy diễn giải thêm, triệu chứng thủy đậu ở người lớn cũng giống với trẻ em, nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi biến chứng. Bệnh tiến triển thông qua các triệu chứng ban đầu từ 1-3 tuần sau khi tiếp xúc với virus, như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức cơ thể và đầu. Những triệu chứng này thường bắt đầu 1 hoặc 2 ngày trước khi xuất hiện phát ban. Với người lớn, số mụn nước dao động từ 250 – 500 nốt.
“Đặc biệt, thai phụ nhiễm thủy đậu có nguy cơ viêm phổi do virus varicella, nguy cơ tử vong lên đến 40%. Tỷ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người lớn nhiễm bệnh này. Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây sau khi sinh nở” – BS Huy nhấn mạnh.
Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lại không?
Hiện nay thời tiết đang giao mùa, độ ẩm không khí cao là môi trường thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm bùng phát và lây lan nhanh chóng, trong đó có bệnh thủy đậu.
Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi trẻ đã từng mắc thủy đậu rồi liệu có mắc lại không?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, với triệu chứng điển hình là nổi mụn nước toàn thân kèm sốt, mệt mỏi, nhức đầu và mất cảm giác ngon miệng.
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Varicella zoster (VZV). Bệnh lây truyền trực tiếp từ người sang người qua dịch tiết đường hô hấp (các giọt bắn do hắt hơi, ho có chứa virus) hoặc dịch trong các mụn nước trên da (nốt thủy đậu). Bệnh lây lan với tốc độ chóng mặt và nặng hơn đối với trẻ dưới 5 tuổi.
Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thủy đậu
Triệu chứng thường xuất hiện từ 14 - 16 ngày sau lần tiếp xúc đầu tiên với người bệnh.
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
Sốt nhẹ từ 1 - 2 ngày.
Cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi người và toàn thân phát ban.
Ban thủy đậu thường dưới dạng chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành các mụn nước.
Đầu tiên ban mọc ở đầu, mặt, cổ, thân người và các chi.
Ban thủy đậu thường rất ngứa.
Thời gian những nốt tròn nhỏ (nốt thủy đậu hoặc nốt rạ) sẽ xuất hiện trong khoảng 12 - 24 giờ. Các nốt thủy đậu nhanh chóng lan nhanh khắp cơ thể và tứ chi, sau đó tiến triển thành bóng nước có kích thước từ 3 - 10mm có chứa dịch trong. Dịch này sau 24 giờ sẽ hóa đục và bóng nước này có thể mọc ở niêm mạc miệng.
Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau có thể sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi. Thủy đậu cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng thứ phát, viêm phổi, viêm não...
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Varicella Zoster.
Mắc bệnh thủy đậu rồi có bị lây nhiễm lại không?
Trên thực tế bệnh thủy đậu năm nào cũng có những ổ dịch nhỏ ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Chính vì vậy, nhiều cha mẹ lo lắng liệu trẻ có bị lây nhiễm lại nhiều lần không, có nên tiêm phòng nhắc lại không? Theo ghi nhận hầu hết mọi người có miễn dịch với bệnh thủy đậu sau khi mắc bệnh. Tuy nhiên, dù không phổ biến, vẫn có người mắc thủy đậu lần thứ hai, đặc biệt là ở những người suy giảm miễn dịch.
Do đó, nếu trẻ đã bị bệnh thủy đậu hoặc đã được tiêm phòng thì không cần phải làm gì cả. Người nhạy cảm (người chưa từng mắc bệnh thủy đậu) được khuyến cáo nên chủng ngừa thủy đậu càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với virus. Có bằng chứng cho thấy vaccine có thể ngăn ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu tiêm phòng trong vòng 3 - 5 ngày sau khi phơi nhiễm. Ngay cả khi chưa nhiễm virus do phơi nhiễm, tiêm vaccine sẽ giúp ngăn ngừa việc nhiễm bệnh trong tương lai.
Cần làm gì khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh thủy đậu?
Trong giai đoạn ủ bệnh thủy đậu không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh thủy đậu thì cha mẹ nên cho nghỉ học và đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xác định.
Hầu hết các ca bệnh thủy đậu ở trẻ khỏe mạnh được điều trị bằng nghỉ ngơi tại giường, bù nước và kiểm soát sốt. Thông thường bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt (nếu trẻ sốt cao), kháng sinh (để chống bội nhiễm) và thuốc bôi ngoài da. Việc dùng thuốc gì phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ mắc thủy đậu cần phải được cách ly với những người khác. Tất cả đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng,... phải dùng riêng.
Cha mẹ cần rửa tay và cắt ngắn móng tay cho trẻ. Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay để tránh cào gãi vào các nốt thủy đậu.
Cần giữ vệ sinh cho trẻ bằng cách dùng nước ấm và khăn mềm thấm nước lau người cho trẻ, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm trợt các nốt thủy đậu. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho trẻ.
Đối với khẩu phần ăn hàng ngày cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp... uống nhiều nước như nước lọc, nước canh và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như cam, chuối...
Trong quá trình điều trị và chăm trẻ vẫn cần chú ý theo dõi kỹ tình trạng của trẻ. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao không hạ nhiệt hoặc đã hạ sốt nhưng đột nhiên sốt cao trở lại; các mụn thủy đậu bị vỡ gây trầy xước da, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Thủy đậu là bệnh có tỷ lệ tử vong cao Những năm gần đây, thủy đậu là một trong 5 bệnh có tỷ lệ nhiễm cao nhất tại Việt Nam. Khi mắc bệnh, tỷ lệ xảy ra biến chứng và tử vong cao hơn ở người lớn. Theo bác sỹ Nguyễn Quang Huy, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, những năm gần đây, thủy đậu là một trong 5 bệnh...