Nguy cơ tính toán sai lầm từ khẩu chiến Mỹ-Triều
Lịch sử cho thấy cả Mỹ và Triều Tiên đều từng nhận định sai về ý đồ của đối phương, dẫn tới những hậu quả thảm khốc.
Khẩu chiến giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên đã làm gia tăng đáng kể căng thẳng giữa hai nước. Ảnh: SCMP.
Những lời lẽ đầy đe dọa mà Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đưa ra gần đây đã làm leo thang đáng kể căng thẳng giữa hai nước, khiến nguy cơ nổ ra xung đột cao hơn bao giờ hết và những hy vọng về giải pháp ngoại giao dường như ngày càng trở nên xa vời, theo BBC.
Theo tiến sĩ John Nilsson-Wright, chuyên gia về Đông Bắc Á tại Viện Chatham, nhìn bề ngoài, bài phát biểu đầy quyết liệt của ông Trump tại Liên Hợp Quốc là sự tiếp nối về chính sách của những người tiền nhiệm, trong đó thể hiện rõ rằng biện pháp quân sự với hậu quả có thể dẫn đến sự “hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên” chỉ được thực hiện khi Mỹ “buộc phải tự bảo vệ mình và đồng minh”.
Các chiến lược gia Mỹ nhiều khả năng cũng cho rằng việc họ triển khai phi đội oanh tạc cơ bay dọc bờ biển Triều Tiên là biện pháp răn đe bổ sung cần thiết nhằm gửi một thông điệp mạnh tới Triều Tiên để nước này không có thêm các hành động khiêu khích.
Tuy nhiên, theo Nilsson-Wright, sự nguy hiểm của cách diễn giải này nằm ở chỗ nó chỉ là cách hiểu một chiều và quá lạc quan của Mỹ. Bài học lịch sử từ thời Chiến tranh Lạnh và hậu chiến tranh Triều Tiên cho thấy đã có rất nhiều lần các nước hiểu sai và tính toán sai lầm về ý đồ cũng như thông điệp mà đối phương phát ra.
Cố chủ tịch Kim Nhật Thành từng tin rằng Mỹ sẽ không đưa quân can thiệp khi Triều Tiên phát động cuộc tấn công vào Hàn Quốc tháng 7/1950. Tướng Mỹ Douglas MacArthur sau đó cũng tự tin tuyên bố ông có thể đưa lực lượng vượt qua Khu Phi quân sự (DMZ) để thống nhất bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực mà không ngờ tới sự can thiệp của Trung Quốc. Những lần nhận định sai lầm về đối thủ đó đều dẫn tới những hậu quả thảm khốc trong lịch sử.
Tình báo Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên không có phản ứng gì trước phi đội oanh tạc cơ Mỹ bay dọc bờ biển cuối tuần trước là do hệ thống radar nước này không phát hiện được sự hiện diện của những chiếc B-1B, hoặc Bình Nhưỡng cố tìm cách tránh leo thang căng thẳng có thể làm nổ ra xung đột.
Nhưng Nilsson-Wright khẳng định những báo cáo kiểu này đã không tính đến vai trò của cảm xúc trong bất cứ kịch bản leo thang nào. Việc ông Trump gọi Kim Jong-un là “Người Tên lửa” có thể bị Bình Nhưỡng coi là hành vi xúc phạm nặng nề đến nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Sự xúc phạm đó có thể thôi thúc ông Kim đưa ra biện pháp đáp trả mạnh mẽ hơn những ngôn từ mà ông và Ngoại trưởng Triều Tiên đã tung ra nhắm vào Tổng thống Mỹ.
Theo chuyên gia này, Triều Tiên có thể tính đến những biện pháp đáp trả bằng quân sự, chẳng hạn như cho nổ bom nhiệt hạch trên Thái Bình Dương, thậm chí thực hiện những vụ pháo kích vào lãnh thổ Hàn Quốc, tương tự vụ nã pháo vào đảo tiền tiêu Yeonpyong tháng 10/2010. Bình Nhưỡng cũng có thể đi xa hơn với các hành động khiêu khích ở quy mô nhỏ, như triển khai lực lượng đặc nhiệm phá hoại các khẩu đội tên lửa của Hàn Quốc hay đe dọa viên chức chính quyền Hàn Quốc gần DMZ. Họ cũng có thể phát động các cuộc tấn công mạng nhắm vào cơ sở thương mại hoặc sở chỉ huy quân đội Mỹ và Hàn Quốc.
Video đang HOT
Hàn Quốc phóng thử tên lửa đạn đạo đáp trả hành vi khiêu khích của Triều Tiên. Ảnh: Yonhap.
Để đối phó với các hành động khiêu khích của Triều Tiên, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ HR McMaster tuyên bố Washington đã vạch ra 4-5 biện pháp phản ứng, trong đó có cả các hành động quân sự, ngay cả khi không có sự đồng thuận của Hàn Quốc.
Các chuyên gia lo ngại rằng nếu Mỹ có những tính toán sai và sử dụng biện pháp quân sự với Triều Tiên để đạt được mục đích chiến lược của mình mà không tính đến lợi ích của Hàn Quốc, họ sẽ gây ra biến động lớn trong quan hệ đồng minh với Seoul, có thể hủy hoại hoạt động hợp tác giữa hai quốc gia.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bên cạnh nỗ lực răn đe cứng rắn với Triều Tiên vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng, phê chuẩn các biện pháp hỗ trợ nhân đạo và gần đây nhất là đưa ra bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc ủng hộ giải pháp hòa bình cho căng thẳng trên bán đảo.
Tuy nhiên, với tình cảnh “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại” như hiện nay giữa Mỹ và Triều Tiên, hai nước chưa có bất cứ nỗ lực nào để thảo luận với nhau, dù là thông qua kênh cấp cao tại Liên Hợp Quốc hay những cuộc gặp cấp thấp hơn như cuộc hội đàm được chính phủ Thụy Sĩ dàn xếp hồi giữa tháng 9 tại Geneva.
Bởi vậy, Nilsson-Wright tin rằng đây là lúc các nhà lãnh đạo quốc tế cần phải phát huy vai trò của mình. Thủ tướng Đức Angela Merkel từng đề xuất áp dụng mô hình “P5 3″ gồm 5 quốc gia thường trực (Pháp, Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc) cùng ba nước khác tham gia đàm phán với Triều Tiên, giống như mô hình P5 2 đã tháo gỡ cuộc khủng hoảng Iran.
Nga cũng đang có những cuộc trao đổi với ông Choe Son-hui, trưởng bộ phận Bắc Mỹ của Bộ Ngoại giao Triều Tiên. Tổng thống Hàn Quốc Moo Jae-in thì lên kế hoạch cử đoàn đại biểu cấp cao tới Bắc Kinh để thảo luận với Chủ tịch Tập Cận Bình nhân đại hội lần thứ 19 đảng Cộng sản Trung Quốc.
Dù những sáng kiến này khó có thể là “chiếc đũa thần” cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay, chúng góp phần hãm phanh những động thái nguy hiểm có thể đẩy bán đảo tới bờ vực chiến tranh.
Lịch sử cũng cho thấy những nỗ lực ngoại giao như vậy đã từng góp phần cứu vãn bán đảo Triều Tiên khỏi thảm họa. Việc Thủ tướng Anh Clement Attlee thông báo kế hoạch tới thăm Washington vào tháng 12/1950 để hối thúc chính quyền Truman không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Triều Tiên đã giúp khu vực này tránh được kết cục hủy diệt bởi bom nguyên tử.
Nilsson-Wright cho rằng những động thái can thiệp tương tự từ các nguyên thủ quốc tế sẽ góp phần chấm dứt khẩu chiến Mỹ – Triều và giảm thiểu nguy cơ xung đột ở bán đảo Triều Tiên, dù triển vọng thành công của chúng trong tương lai vẫn còn hạn chế.
Trí Dũng
Theo VNE
Hai lần Triều Tiên bắn rơi máy bay trinh sát Mỹ trong thế kỷ 20
Triều Tiên đã hai lần bắn hạ máy bay do thám của Mỹ vào năm 1969 và 1994, khiến hàng chục người thiệt mạng.
Một máy bay trinh sát EC-121 của Mỹ. Ảnh: Wikiwand.
Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 25/9 đe dọa nước này sẽ bắn hạ oanh tạc cơ chiến lược Mỹ ngay cả khi chúng không hoạt động trong không phận Triều Tiên. Chuyên gia quân sự Kyle Mizokami cho rằng đây không phải là lời đe dọa suông, bởi Bình Nhưỡng từng hai lần bắn hạ máy bay trinh sát của Washington từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953, theo Popular Mechanics.
Bắn hạ máy bay do thám EC-121 năm 1969
Trong thập niên 1950, Mỹ tiến hành chương trình Trinh sát đường không hòa bình (PARPRO) do không quân và hải quân đảm nhận, nhằm thu thập tin tức tình báo về Triều Tiên, với niềm tin rằng việc triển khai khí tài cấp chiến thuật ở bán đảo này sẽ không khơi mào xung đột vũ trang lớn. Nhưng với Bình Nhưỡng, PARPRO bị coi là hành động thù địch nhằm ngăn chặn việc thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Sau 200 chuyến bay do thám trót lọt, ngày 15/4/1969, 31 thành viên phi hành đoàn trên phi cơ EC-121 của Mỹ cất cánh từ một căn cứ phía đông Nhật Bản, bay theo hướng tây bắc về bờ biển Triều Tiên để thực hiện nhiệm vụ có mật danh Deep Sea 129. Tổ lái Mỹ tin rằng việc bay trên không phận quốc tế giúp họ tránh các sự cố với Triều Tiên.
Khi tới gần Triều Tiên, chiếc EC-121 bắt đầu bay theo quỹ đạo hình elip dài 190 km để thu thập thông tin. Lúc 12h30, một số tiêm kích MiG-21 cất cánh từ căn cứ ở Triều Tiên và hướng về phía chiếc máy bay do thám. Các trạm radar ở Hàn Quốc phát hiện sự hiện diện của phi đội MiG-21 và phát cảnh báo cho phi hành đoàn, nhưng chiếc EC-121 không nhận được thông tin này.
Lúc 13h00, EC-121 liên lạc với căn cứ nhưng không đề cập đến những tiêm kích MiG-21 tiếp cận. Đây là lần liên lạc cuối cùng, nó biến mất khỏi màn hình radar sau đó 20 phút.
Đường bay của chiếc EC-121 trước khi bị bắn rơi. Đồ họa: Station Hypo.
Bình Nhưỡng sau đó xác nhận đã bắn hạ chiếc máy bay do thám, cho rằng nó vi phạm không phận nước này, trong khi Washington bác bỏ hoàn toàn cáo buộc. Bất chấp căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô nhanh chóng cử hai tàu khu trục tới biển Nhật Bản để hỗ trợ tìm kiếm chiếc EC-121 của Mỹ. Đây được cho là hành động nhằm thể hiện sự phản đối của Moscow với việc Bình Nhưỡng bắn rơi chiếc EC-121.
Vụ bắn hạ này khiến toàn bộ 31 phi hành đoàn trên máy bay thiệt mạng. Vài giờ sau khi xảy ra vụ bắn hạ chiếc EC-121, biên đội tiêm kích F-4 trực chiến đóng tại căn cứ không quân Kunsan, Hàn Quốc do phi công Bruce Charles chỉ huy nhận lệnh chuẩn bị tấn công sân bay Triều Tiên, nơi phi đội MiG-21 xuất kích.
Một tiêm kích F-4 trong biên đội mang theo quả bom hạt nhân B-61 có sức công phá 330 kiloton, gấp 20 lần quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima. Tuy nhiên, lệnh tấn công bị hủy vài giờ sau đó, biên đội F-4 trở về trạng thái trực sẵn sàng chiến đấu thông thường. Theo nguồn tin công khai, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và các cố vấn bất đồng về cách phản ứng với Triều Tiên sau vụ việc, nên cuối cùng ông quyết định không tiến hành vụ tấn công hạt nhân.
Bắn hạ trực thăng trinh sát OH-58 năm 1994
Ngày 17/12/1994, phi công Bobby Wayne Hall thực hiện bay huấn luyện cùng hạ sĩ David Hilemon trên trực thăng trinh sát OH-58D cất cánh từ căn cứ Page, phía bắc Hàn Quốc.
Sau gần 40 phút, hai phi công bị lạc đường và không thể tự xác định vị trí. Tuyết rơi dày đã che phủ mốc biên giới tại khu giới tuyến phi quân sự (DMZ), trong khi hệ thống dẫn đường của chiếc OH-58D bị hỏng, không thể cảnh báo việc họ đang vô tình bay vào không phận Triều Tiên. Các phi công Mỹ chỉ nhận ra sai lầm chết người này khi trực thăng bị một tên lửa phòng không bắn trúng.
Một trực thăng OH-58D của Mỹ. Ảnh: USAF.
Sau khi trúng tên lửa, chiếc OH-58D bắt đầu xoay vòng, đâm xuống đất và bốc cháy ở vùng núi Kungang của Triều Tiên. Vụ tai nạn khiến phi công Hall văng khỏi buồng lái nhưng may mắn không bị thương, còn hạ sĩ Hilemon thiệt mạng. Phải đến khi bị lính biên phòng Triều Tiên bao vây, Hall mới biết mình đang ở trên lãnh thổ Triều Tiên.
Bình Nhưỡng khẳng định trực thăng của Washington đang thực hiện nhiệm vụ do thám sâu khoảng 5-8 km bên trong lãnh thổ nước này, nhưng quan chức Lầu Năm Góc tuyên bố hai phi công chỉ vô tình băng qua khu DMZ trong một buổi huấn luyện thông thường.
Sau sự cố này, chính quyền Tổng thống Mỹ Bill Clinton quyết định kiềm chế vì không tìm ra biện pháp trả đũa hiệu quả. Sau hàng loạt cuộc đàm phán căng thẳng, Triều Tiên trao trả thi thể của Hilemon vào ngày 22/12, trước khi trả tự do cho Hall tại làng đình chiến Panmunjiom. Quân đội Mỹ sau đó quyết định trang bị hệ thống định vị toàn cầu hiện đại cho tất cả trực thăng quân sự đóng tại Hàn Quốc.
Duy Sơn
Theo VNE
Mỹ sẽ triển khai thêm khí tài chiến lược gần bán đảo Triều Tiên Seoul nói Washington sẽ triển khai thêm khí tài quân sự chiến lược gần bán đảo Triều Tiên bắt đầu từ năm nay. Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson từng được triển khai đến gần bán đảo Triều Tiên hồi tháng 4. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ. "Mỹ đã cam kết tăng cường triển khai luân phiên các khí tài chiến lược...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Trump hé lộ nội dung cuộc điện đàm sắp diễn ra với Tổng thống Nga Putin

Elon Musk rút lui, DOGE vẫn quyết liệt cải tổ chính phủ Mỹ

Tiết lộ chi phí khổng lồ cho châu Âu khi thay thế sự hỗ trợ quân sự của Mỹ

Ngoại trưởng Nga, Mỹ điện đàm về Ukraine và quan hệ song phương

Giám đốc tình báo Ukraine tiết lộ thời điểm trao đổi 2.000 tù nhân với Nga

Cơ hội 90 ngày, Trung Quốc làm gì để lật ngược thế cờ trong cuộc đấu thuế quan?

Xung đột Hamas-Israel: Nối lại đàm phán ngừng bắn tại Gaza

Reuters: Nga đặt điều kiện để tiến hành ngừng bắn với Ukraine

Mỹ: Bão kèm lốc xoáy, ít nhất 16 người thiệt mạng

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng về cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào
Có thể bạn quan tâm

Bao năm làm dâu chăm mẹ chồng tận tình, đến phút cuối bà lại dặn con trai giấu tôi chuyện chia tài sản
Góc tâm tình
06:52:38 18/05/2025
Mẹ của David Beckham ra mặt ủng hộ cháu trai giữa lúc gia đình rạn nứt, liệu có cứu vãn được khủng hoảng tình thân?
Sao thể thao
06:49:39 18/05/2025
Muốn khóc nhất hôm nay: Khoảnh khắc không tiếng vỗ tay nhưng lại khiến cả triệu người nghẹn ngào trong lễ tốt nghiệp
Netizen
06:46:49 18/05/2025
Biệt phủ được xây dựng suốt 12 năm bị yêu cầu phá dỡ gấp
Lạ vui
06:27:27 18/05/2025
5 món đồ "ngỡ vô hại" lại là ổ chứa formaldehyde, càng dùng càng đánh bại sức khỏe
Sáng tạo
06:26:26 18/05/2025
Nhìn Tôn Lệ 42 tuổi và Hồ Hạnh Nhi 45 tuổi: Sự thật đằng sau "khoảng cách" của năm tháng
Sao châu á
06:23:09 18/05/2025
Chồng là doanh nhân, vợ là diễn viên "siêu bận", nhưng shark Bình - Phương Oanh luôn giữ thói quen này khi nuôi con
Sao việt
06:17:13 18/05/2025
Gợi ý 5 món vừa ngon, dễ ăn cho cuối tuần, món cuối đang cực hot, "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội
Ẩm thực
06:11:24 18/05/2025
Lộ ảnh Song Hye Kyo vào vai nàng Dae Jang Geum, tuyệt đối xinh đẹp vẫn thua xa Lee Young Ae một điểm
Hậu trường phim
05:50:57 18/05/2025
10 phim ngôn tình Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 ngược tâm đến tận cùng, ai xem cũng phải khóc
Phim châu á
05:49:18 18/05/2025