Nguy cơ tiềm ẩn sau những cách phẫu thuật nâng mũi đắt đỏ
Phẫu thuật nâng mũi hiện nay đang được rất nhiều người, kể cả phái mạnh lựa chọn. Nhưng việc cô gái bị mù vĩnh viễn mắt phải sau nâng mũi đang khiến nhiều người lo lắng, phương pháp nào thực sự an toàn, ít gây biến chứng nhất?
Chiếc mũi là điểm nhấn quan trọng trên gương mặt mỗi người và là điểm mà chị em phụ nữ quyết định thẩm mỹ đầu tiên nếu có ý định làm đẹp. Thế nhưng, những ca phẫu thuật nâng mũi cũng gây ra những nguy cơ, rủi ro cho chính sức khỏe và sắc đẹp rất nghiêm trọng, hậu quả để lại là những dáng mũi lệch vẹo, nhiễm trùng cả vùng mũi, và thậm chí lan sang bộ phận khác.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp phẫu thuật chỉnh hình mũi và nâng mũi như nâng mũi silicon, nâng mũi bọc sụn và tiêm filler. Tuy nhiên, đâu là phương pháp hoàn hảo nhất và phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người lại là điều mà chị em phụ nữ băn khoăn? Công nghệ và các phương pháp y tế ngày một tân tiến hơn, nhưng phương pháp nào cũng sẽ có những ưu điểm và tiềm ẩn nguy hiểm khác nhau:
1. Phương pháp nâng mũi bằng phẫu thuật
Với phương pháp nâng mũi thông qua việc sử dụng dao kéo thì hiện nay có những phương pháp nâng mũi phổ biến như sau: nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone, nâng mũi bọc sụn…
Nâng mũi bằng sống nhân tạo silicone
Ở phương pháp này, sống mũi và đầu mũi được nâng thông qua việc cấy các mảnh ghép nhân tạo dưới da. Có nhiều loại mảnh ghép nhân tạo silicone được sử dụng phổ biến vì giá thành rẻ.
Phương pháp này thường áp dụng với những người có sống mũi thấp nhưng đầu mũi dài và nhỏ, da đầu mũi không quá mỏng.
- Ưu điểm: Sau khi phẫu thuật, sóng mũi sẽ cao đẹp tự nhiên và dễ dàng đạt được dáng chuẩn.
- Nhược điểm: một chiếc mũi có da dày bình thường, được nâng cao vừa phải bằng thanh silicon dẻo sẽ có “độ tuổi” lâu bền. Nhưng nếu cố gắng làm mũi thật cao cho thật “Tây”, thì lớp da vùng mũi bên trên sụn độn silicon sẽ nhanh chóng mỏng dần, không đủ sức che phủ.
Nâng mũi bằng sụn có thể lộ sống mũi hoặc mũi bị vẹo nghiêng
- Rủi ro: Chất liệu độn lộ rõ ra dưới da, nhất là vùng đầu mũi, thậm chí làm da bị thủng nếu sử dụng thanh độn kém chất lượng. Hơn nữa, đặc biệt đối với trường hợp mũi gặp những biến chứng thường gặp sau thẩm mỹ nâng mũi là mũi bị vẹo, mũi nghiêng, lệch sang bên, tụt sóng, lộ chất liệu độn.
Giá thành của phương pháp này chỉ dao động trong khoảng 8-10 triệu đồng.
Nâng mũi bằng bọc sụn
Phương pháp này sử dụng sụn sinh học (loại thường dùng là sụn sóng mũi giả có lỗ nhỏ để máu dễ lưu thông) để nâng cao sống mũi hoặc sử dụng sụn sinh học để nâng cao sống mũi sau đó sử dụng thêm sụn được lấy từ chính cơ thể (sụn tự thân bao gồm: sụn vành tai, sụn vách ngăn mũi hoặc sụn sườn) để tạo thành lớp bọc bảo vệ cho phần sụn sinh học và bảo vệ đầu mũi.
- Ưu điểm: sống mũi được nâng cao nhưng có độ võng, không lộ chất liệu độn dưới da, kết quả sau nâng mũi không nhận biết được dấu vết của phẫu thuật sửa mũi.
Đầu mũi được được định hình rõ, điều chỉnh theo ý muốn (độ cao, độ xoay, chiều rộng) bằng sụn vách ngăn, một lớp sụn vành tai và một lớp mô đệm.
Video đang HOT
- Nhược điểm: Đối với sụn nhân tạo, bạn sẽ phải phẫu thuật lại để giữ nguyên dáng mũi cao của mình.
- Rủi ro: Đối với 1 số cơ sở phẫu thuật thiếu uy tín, 1 số bệnh nhân vẫn gặp phải biến chứng sau khi thực hiện như sưng tấy, dị ứng hay thậm chí là bị lệch sống mũi.
Giá thành của phương pháp bọc sụn thường dao động trong khoảng 20-45 triệu đồng.
2. Phương pháp nâng mũi không phẫu thuật bằng chất làm đầy
Filler là một trong những loại chất làm đầy được tạo ra từ Axit Hyaluronic. Chất này có khả năng tồn tại bên trong cơ thể với mục đích làm đầy phần mô mềm. Đây được xem là chất làm đầy có tính tự nhiên, không vĩnh viễn.
Bác sĩ sẽ sử dụng filler để tiêm trực tiếp vào vùng cần làm đẹp. Từ đó, filler tạo thành một khối mô dưới da để làm căng da, nâng cao hoặc làm đầy. Trải qua thời gian, chất này sẽ tiêu biến dần.
- Ưu điểm: không có dao kéo xâm lấn, không chảy máu hay phải tiêm thuốc tê. Thời gian tiêm filler nhanh, kéo dài từ 15-20 phút.
- Nhược điểm: Không vĩnh viễn, các chất filler khi tồn tại bên trong cơ thể chỉ có khả năng duy trì từ 4 tháng đến 18 tháng.
- Rủi ro của nâng mũi bằng chất làm đầy: Bản chất của filler là một dạng chất làm đầy có tính tự tan trong cơ thể. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, thị trường làm đẹp sản xuất ra rất nhiều loại filler với chất lượng không đảm bảo. Đó là lý do gây nên biến chứng sau khi nâng mũi bằng filler. Nhiều tín đồ thẩm mỹ vì tin lầm quảng cáo thẩm mỹ giá rẻ nên đã tìm đến các cơ sở thẩm mỹ không chuyên nghiệp để nâng mũi bằng filler kém chất lượng.
Hậu quả để lại là những dáng mũi lệch vẹo, nhiễm trùng hoặc thậm chí là hoại tử cả vùng mũi, và lan sang vùng khác. Cụ thể là vào ngày 6/6/2019, một người phụ nữ 26 tuổi đến từ Bắc Giang đã bị mù vĩnh viễn mắt phải khi nâng mũi bằng phương pháp tiêm filler tại một spa không uy tín.
3. Mất bao lâu để cơ thể thích nghi và hồi phục sau khi nâng mũi?
Thông thường, 2-3 ngày đầu sau nâng, mũi có thể bị sưng nề nhẹ và cảm thấy đau. Đây là dấu hiệu hoàn toàn bình thường, bởi da vùng mặt vốn luôn vô cùng nhạy cảm. Tình trạng sưng tấy nhanh chóng thuyên giảm và chấm dứt sau khoảng 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, ở một số người có cơ địa và khả năng hồi phục kém hơn, tình trạng sưng có thể kéo dài đến ngày thứ 10 hoặc 12.
Sang tuần thứ 2 mũi bắt đầu ổn định và thành quả sẽ đến với bạn chậm nhất là 1 tháng. Lúc này, chiếc mũi mà bạn luôn mong đợi sẽ hoàn toàn về form và tự nhiên nhất.
Bác sĩ khuyến cáo trước khi quyết định sửa mũi hay thực hiện việc sửa lại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, các cô gái đừng ngại trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ để có được kết quả ưng ý cũng như đảm bảo an toàn nhất.
An An
Theo vietnamnet.vn
Có nâng mũi bọc sụn - Không còn lo bóng đỏ đầu mũi
Nếu như các phương pháp nâng mũi trước kia chỉ có thể giúp bạn nâng cao sống mũi một cách cao thô, dáng mũi chỉ duy trì được từ 1 - 3 năm sẽ xuất hiện tình trạng như căng cứng, bóng đỏ đầu mũi, lộ sống, tụt sụn.
Do đó, nâng mũi bọc sụn đã ra đời như một phương pháp "cứu tinh" cho những biến chứng này.
Nâng mũi bọc sụn - Phương pháp nâng mũi quốc dân
Không giống như những phương pháp nâng mũi cũ thường rất kén dáng mũi hay chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định. Có thể nói nâng mũi bằng sụn tai là phương pháp nâng mũi quốc dân, hầu như ai cũng có thể thực hiện.
Công nghệ nâng mũi bọc sụn sẽ phù hợp cho những bạn trong những trường hợp dưới đây:
Người có dáng mũi thấp tẹt
Trường hợp gặp các khuyết điểm về đầu mũi như đầu mũi ngắn, hếch nhẹ
Người có vùng da mũi mỏng
Người sở hữu dáng mũi có nhiều khuyết điểm
Các trường hợp đã từng nâng mũi nhưng gặp phải tình trạng: Đầu mũi bóng đỏ, lộ sống, tụt sụn,...
Người mong muốn sở hữu mũi cao đẹp lâu dài và không gặp phải biến chứng
Nâng mũi bọc sụn là gì?
Nâng mũi bọc sụn sử dụng kết hợp giữa 2 chất liệu sụn tự thân và sụn sinh học
Khác với các phương pháp thông thường, nâng mũi bọc sụn là sự kết hợp tinh tế giữa 2 chất liệu sụn sinh học và sụn tự thân. Trong đó, 2/3 sống mũi sẽ được nâng cao bằng sụn sinh học cao cấp NanoForm, 1/3 đầu mũi sẽ được bao bọc bằng lớp sụn vành tai được lấy từ chính cơ thể người thực hiện.
Có thể nói, nâng mũi bọc sụn ra đời giúp khắc phục hoàn toàn những biến chứng - Điều mà các phương pháp phẫu thuật cũ chưa làm được.
Hiện nay, nâng mũi bọc sụn đang được ứng dụng thành công tại Việt Nam bằng công nghệ nâng mũi Model.
Vị trí lấy sụn tai chỉ khoảng từ 2-4cm
3 yếu tố thuyết phục khiến bạn không thể "chối từ" nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi bọc sụn - Nói không với biến chứng
Nâng mũi bọc sụn còn có thể khắc phục được mọi biến chứng sau phẫu thuật
Trước đây, các phương pháp nâng mũi thông thường chỉ chú trọng vào việc nâng cao sống mũi nên chỉ sử dụng duy nhất một chất liệu đó là silicon. Tuy nhiên, chỉ sau một khoảng thời gian ngắn (khoảng 1 - 2 năm), chất liệu sụn silicon sẽ dần dần tụt xuống và làm bào mòn vùng da đầu mũi. Đây là lý do mà bạn gặp phải các tình trạng như bóng đỏ đầu mũi, lộ sụn, thậm chí thủng da đầu mũi.
Để khắc phục được các biến chứng kể trên, các bác sĩ tại Bệnh viện Đông Á đã nghiên cứu và ứng dụng thành công phương pháp nâng mũi Model.
Bằng kỹ thuật khéo léo, bác sĩ sẽ tiến hành lấy một miếng sụn vành tai, đặt vào vị trí đầu mũi. Lớp sụn này sẽ có tác dụng như một miếng "đệm đàn hồi" giúp hạn chế sự ma sát của sụn sống mũi tác động lên vùng da đầu mũi. Đồng thời, miếng sụn tai còn giúp cố định vị trí sụn nâng tại sống mũi.
Việc nâng mũi Model tận dụng những ưu điểm của chất liệu sụn vành tai như: Mềm mại, dẻo dai, tương thích với cơ thể,... không chỉ mang lại dáng mũi cao thanh tú mà còn giúp bạn không lo gặp phải những biến chứng.
Kéo dài tuổi thọ của dáng mũi
Dáng mũi không chỉ đẹp mà còn duy trì ổn định trên 40 năm khi thực hiện nâng mũi Model
Khi thực hiện bất kỳ phương pháp nâng mũi nào, vấn đề được nhiều người quan tâm nhất đó chính là tuổi thọ của dáng mũi.
Việc sử dụng chất liệu sụn vành tai kết hợp với sụn NanoForm không chỉ giúp bạn có được dáng mũi đẹp tự nhiên mà còn giảm tỉ lệ gặp biến chứng. Chính vì vậy, nâng mũi bọc sụn giúp duy trì dáng mũi dài lâu, tuổi thọ của chiếc mũi có thể lên đến trên 40 năm, thậm chí vĩnh viễn nếu như bạn có cách chăm sóc sau hậu phẫu khoa học.
Ngoài ra, để có thể sở hữu dáng mũi đẹp, ổn định lâu dài thì ngay từ bây giờ hãy tìm cho mình địa chỉ nâng mũi bọc sụn ở đâu đẹp.
Nên lựa chọn địa chỉ có các bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm
Thấy ngay hiệu quả sau phẫu thuật
Nếu như các phương pháp nâng mũi trước kia bạn sẽ phải mất từ 20 - 30 ngày để giảm thiểu tình trạng sưng nề, bầm tím; từ 2-6 tháng để mũi vào form. Tuy nhiên, với nâng mũi bọc sụn, bạn hoàn toàn có thể thấy ngay sự thay đổi của dáng mũi chỉ sau 60 phút thực hiện.
Đối với nâng mũi bọc sụn, bạn sẽ chỉ mất 5 - 7 ngày mũi hết sưng nề, thậm chí có thể soi gương, check in và cử động cơ mặt thoải mái ngay sau khi phẫu thuật. Chưa kể, chỉ cần sau 1 tháng là dáng mũi của bạn đã hoàn toàn có thể vào form tự nhiên, hài hòa với gương mặt.
Nắm rõ nguyên tắc vàng trước khi thực hiện nâng mũi bọc sụn
Chất liệu sụn vành tai được sử dụng để bao bọc đầu mũi
Không nên nâng sống mũi quá cao
Mặc dù xu hướng mũi cao tây hiện nay đang là dáng mũi được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, nếu gương mặt của bạn quá nhỏ hoặc không phù hợp thì dáng mũi cao sẽ là một điểm trừ cho khuôn mặt.
Đặc biệt, khi nâng mũi quá cao sẽ làm giảm tuổi thọ của mũi, cũng như bạn có thể gặp phải những biến chứng như bóng đỏ đầu mũi, thủng da mũi, lộ sống hay tụt sụn chỉ sau một thời gian ngắn.
Không nên lạm dụng sụn vành tai
Mặc dù chất liệu sụn vành tai là chất liệu độn rất tốt. Tuy nhiên kỹ thuật bọc sụn đầu mũi chỉ có tác dụng bảo vệ vùng da đầu mũi tốt hơn chứ không có tác dụng nâng cao đầu mũi. Chính vì vậy, nếu bạn quá lạm dụng chất liệu sụn tự thân để kéo dài đầu mũi sẽ khiến dáng mũi mất đi sự cân đối, thậm chí còn xảy ra nhiều rủi ro.
Thùy Linh
Theo doisongphapluat.com
Người phụ nữ bị gọi là 'quỷ Dạ Xoa' vì biến chứng sau nâng mũi "Tiền mất tật mang, tôi xấu hổ đến mức không dám bước ra đường", bà Hòa nghẹn ngào kể lại trải nghiệm khi nâng mũi. Nâng mũi ngày càng trở thành phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ Việt Nam lựa chọn để cải thiện nhan sắc. Tuy nhiên, dù là ca phẫu thuật đơn giản, bạn vẫn có thể gặp phải...