Nguy cơ tiềm ẩn khi không uống đủ nước trong mùa đông
Khi nhiệt độ giảm, cơ thể thường cảm thấy ít khát hơn, do đó mất nước là vấn đề phổ biến mà nhiều người trong chúng ta phải đối mặt trong mùa đông, khi thời tiết lạnh…
1. Nguy cơ tiềm ẩn khi cơ thể thiếu nước
Khi cơ thể bị mất nước có thể gây ra các biểu hiện (triệu chứng):
Đau đầu
Da khô
Một số nguy cơ tiềm ẩn khác khi cơ thể mất nước như:
- Giảm hiệu suất tinh thần và thể chất: Nước có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng tập trung của cơ thể. Thiếu nước trong cơ thể có thể làm giảm (mất) trí nhớ ngắn hạn, gây lú lẫn và giảm thời gian phản ứng.
- Sỏi thận : Khi không uống đủ nước, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn, tăng nguy cơ gây sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, mất nước có thể dẫn đến tổn thương thận và suy thận.
Video đang HOT
Ngay cả khi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước cho cơ thể.
- Bệnh tim: Trong thời tiết lạnh, cơ thể cố gắng duy trì nhiệt độ thích hợp giúp các cơ quan quan trọng hoạt động đúng cách, bằng cách sử dụng các mạch máu ở da để điều chỉnh nhiệt. Điều này có thể làm tăng huyết áp, gây căng thẳng cho tim. Khi cơ thể không có nước, sự căng thẳng này đối với tim sẽ tăng lên.
- Táo bón: Nước giúp tiêu hóa thức ăn và làm cho phân mềm hơn. Khi ruột kết không có đủ nước, sẽ dẫn đến táo bón, đau bụng và chuột rút…
Bất kể nhiệt độ như thế nào, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là rất quan trọng. Thiếu nước không chỉ dẫn đến mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Mẹo để giữ đủ nước trong mùa đông
Một cách phổ biến mà đơn giản để kiểm tra tình trạng mất nước là xem màu nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là dấu hiệu tốt, nếu có màu vàng đậm, cảnh bảo cơ thể thiếu nước. Lưu ý, ngay cả khi dành phần lớn thời gian trong ngày ngồi ở nhà hoặc ở văn phòng để tránh lạnh, bạn vẫn cần phải cung cấp đủ nước.
Dưới đây là một số cách hữu ích giúp bạn duy trì đủ nước cho cơ thể vào mùa đông:
- Mang theo bên mình một chai nước hoặc để cốc, bình nước trước mặt khi làm việc, sẽ nhắc nhở bạn uống nước.
- Uống trà hoặc nước ấm:Các nghiên cứu cho thấy uống đồ uống nóng có hiệu quả cung cấp nước tương tự như nước lạnh. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy lạnh hãy đun sôi một ít trà thảo mộc, đảm bảo chọn loại không chứa caffeine vì caffeine cũng có thể gây mất nước.
Cơ thể thiếu nước làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều vấn đề sức khỏe khác …
- Thêm hương vị vào nước:Thả các miếng trái cây, như táo thái hạt lựu, một lát chanh, kiwi, dưa chuột hoặc xoài… vào nước thường, để làm tăng hương vị của nước, giúp bạn muốn uống nước hơn.
- Ăn thực phẩm giàu nước:Tăng lượng thức ăn dạng lỏng như súp và nước ép trái cây… vì chúng có thể dùng thay thế cho bữa ăn, đồng thời đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong ngày. Tổng lượng nước từ chất lỏng và thức ăn được tính vào quá trình hydrat hóa.
Mất nước vào mùa đông chắc chắn vẫn là một nguy cơ. Các dấu hiệu mất nước rất nhiều, nhưng một số dấu hiệu phổ biến hơn bao gồm đau đầu, chóng mặt, da khô và khô miệng hoặc có thể bị thiếu năng lượng, khó tập trung và dễ bị thương hơn, đặc biệt là nếu bạn đang tập luyện hoặc chơi thể thao.
Một số mẹo để giữ đủ nước vào mùa đông bao gồm đổi đồ uống lạnh thành đồ uống nóng, để nước bên cạnh, ăn các loại thực phẩm giàu nước như súp và trái cây và thêm hương vị vào nước.
Những bệnh trẻ rất dễ gặp khi thời tiết chuyển lạnh cha mẹ cần biết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh.
Dưới đây là những bệnh cha mẹ cần lưu ý:
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi, biểu hiện qua sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, hoặc đau đầu. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong giai đoạn đầu. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng thường nặng hơn trong 3-5 ngày đầu và có thể mất khoảng 7-10 ngày để hết hoàn toàn.
Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các vùng tay, chân, ngực, đầu và cổ; cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ lạnh và bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả và rau xanh.
(Ảnh minh họa).
Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) / Viêm phế quản
Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù các virus khác cũng có thể gây bệnh. Triệu chứng bệnh thường giống cảm lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó có thể tiến triển thành khó thở, khò khè và mất nước.
Hầu hết các trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ khó thở hoặc mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện.
Cảm cúm
Cúm thường khởi phát đột ngột với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Hiện có các thuốc kháng virus giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh, nhưng cần được sử dụng sớm và chủ yếu dành cho trẻ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.
Viêm họng do liên cầu khuẩn
Viêm họng do liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học, biểu hiện bằng đau họng, đau đầu và đau dạ dày, kèm theo sốt cao hoặc nôn mửa. Bệnh thường không đi kèm với triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho và có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ cần ở nhà cho đến khi hết sốt 24 giờ và đã sử dụng kháng sinh.
Viêm thanh quản
Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, kèm theo tiếng thở khò khè. Trẻ bị ho nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Để làm giảm triệu chứng, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khí dung và dùng steroid.
Viêm phổi
Không giống các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra và có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể bắt đầu từ một cơn cảm lạnh nhưng sau đó diễn tiến xấu hơn, hoặc ban đầu có vẻ như đã thuyên giảm nhưng sau đó lại nặng trở lại. Nếu trẻ cảm thấy sốt cao và ho nặng hơn sau vài ngày cảm lạnh, có thể đây là dấu hiệu của viêm phổi và cần đưa trẻ đi khám.
Cha mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong những tháng lạnh và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.
Triệu chứng và cách phòng ngừa mày đay mùa lạnh Mày đay là bệnh dị ứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính vào thời điểm thời tiết lạnh và chuyển mùa. Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Theo Bác sĩ phụ trách Đơn nguyên da liễu - Laser thẩm mỹ...