Nguy cơ Thủ tướng Netanyahu ‘mất ghế’ sau khi chiến tranh Gaza kết thúc
Hãng truyền thông Israel Ynet dẫn đánh giá từ một thành viên cấp cao giấu tên trong đảng Likud của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Jerusalem vào ngày 5/2.2024. Ảnh: AFP
Cụ thể, dẫn lời một quan chức cấp cao đảng Likud giấu tên, hãng Ynet đưa tin Thủ tướng Netanyahu sẽ không thể giữ quyền lực một khi quân đội nước này kết thúc chiến dịch chống Hamas ở Gaza.
Về phần mình, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi tổ chức bầu cử sớm, nhà lãnh đạo Israel ngày 17/2 nhấn mạnh bây giờ không phải là lúc dành cho chính trị, ám chỉ phải vài năm nữa cuộc bỏ phiếu tiếp theo mới nên diễn ra.
Kết quả nhiều cuộc thăm dò dư luận đã chứng minh tỷ lệ tín nhiệm đối với Thủ tướng Netanyahu và đảng Likud của ông đã giảm sút kể từ khi Hamas tiến hành cuộc tấn công bất ngờ vào lãnh thổ Israel vào ngày 7/10/2023. Tháng12/2023, dẫn kết quả khảo sát, Viện Dân chủ Israel tuyên bố hơn 2/3 người Israel muốn cuộc tổng tuyển cử được tổ chức ngay sau khi xung đột ở Gaza kết thúc. Một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 2 cũng cho kết quả các đảng đối lập sẽ giành được tới 75 trong tổng số 120 ghế của quốc hội Israel nếu bầu cử được tổ chức ngay bây giờ.
Thủ tướng Netanyahu bác bỏ lời kêu gọi tổ chức một cuộc bầu cử sớm, nhấn mạnh cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra như kế hoạch ban đầu, tức là vào tháng 10/2026.
Video đang HOT
“Tôi đề nghị chúng ta không nên quan tâm đến điều đó trong thời kỳ chiến tranh. Bầu cử là việc làm cuối cùng chúng ta cần lúc này”, nhà lãnh đạo cho rằng sự chia rẽ chính trị nội bộ ở Israel sẽ ảnh hưởng đến cuộc chiến chống Hamas.
Trong một tuyên bố, đảng đối lập Yesh Atid cho rằng thủ tướng Netanyahu không phù hợp với vị trí lãnh đạo đất nước và từ lâu đã đánh mất lòng tin của công chúng.
Mỹ tính khả năng trì hoãn gửi vũ khí để gây áp lực với Thủ tướng Israel
Kênh NBC dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ đang thảo luận về khả năng trì hoãn giao vũ khí cho Israel, nhằm thuyết phục Thủ tướng Benjamin Netanyahu nghe theo lời kêu gọi lâu nay là giảm quy mô cuộc tấn công quân sự ở Dải Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo chỉ đạo của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đang xem xét sử dụng loại vũ khí nào mà Israel yêu cầu để làm đòn bẩy. Các nguồn tin cho biết chưa có quyết định nào về vấn đề này.
Trong khi đó, các quan chức Israel tiếp tục yêu cầu Mỹ cung cấp thêm vũ khí, trong đó có cả bom cỡ lớn, đạn dược và hệ thống phòng không.
Sau nhiều tuần đề nghị riêng mà không mang lại kết quả như mong muốn, Mỹ đang xem xét trì hoãn hoặc tạm dừng giao vũ khí với hy vọng rằng làm như vậy sẽ khiến Israel hành động, ví dụ như mở hành lang nhân đạo để cung cấp thêm hàng hóa viện trợ cho dân thường Palestine.
Trong số các loại vũ khí mà Mỹ đã thảo luận sử dụng để làm đòn bẩy là đạn pháo 155 mm và bom tấn công trực tiếp hỗn hợp (JDAM). JDAM là những bộ dẫn đường để chuyển bom thường thành bom dẫn đường chính xác. Mỹ có thể sẽ tiếp tục cung cấp JDAM để giúp Israel tấn công chính xác hơn.
Mỹ có thể cũng không trì hoãn cung cấp hệ thống phòng không cũng như các hệ thống khác vì các hệ thống này bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng của Israel khỏi bị tấn công. Do đó, chính quyền Mỹ đang tập trung vào các thiết bị quân sự tấn công để xem xét những loại nào họ có thể giữ lại hoặc trì hoãn giao cho Israel.
Các quan chức Mỹ cũng đã thảo luận về cung cấp cho chính phủ Israel nhiều loại vũ khí mà họ yêu cầu để Israel có động lực thực hiện một số bước theo đề nghị của Mỹ.
Những nỗ lực này được đưa ra sau nhiều tuần Tổng thống Joe Biden và nhóm an ninh quốc gia không thuyết phục được ông Netanyahu và các quan chức Israel thay đổi đáng kể chiến thuật ở Gaza, cũng như thực hiện nhiều bước hơn để giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Nỗ lực này đánh dấu thay đổi tiềm tàng trong cách tiếp cận của ông Biden khi không chỉ đề nghị ở hậu trường mà thực hiện những thay đổi chính sách hữu hình nhằm thúc đẩy Israel hành động.
Một số thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội đã thúc giục chính quyền Mỹ làm nhiều hơn để gây áp lực với ông Netanyahu và các quan chức Israel khác.
Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 24/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã bảo vệ lập trường của chính quyền Mỹ trong cuộc xung đột Israel - Hamas. Ông cho biết trong một tuyên bố: "Như Tổng thống đã nói rõ, ông tin rằng cách tiếp cận mà ông theo đuổi đã hiệu quả hơn. Israel có quyền và nghĩa vụ tự vệ trước mối đe dọa từ Hamas, đồng thời tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ mạng sống của dân thường. Chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ Israel trong cuộc chiến chống Hamas".
Sau khi NBC đăng bài viết, người phát ngôn trên nói thêm: "Chúng tôi đã làm như vậy kể từ ngày 7/10/2023 và sẽ tiếp tục. Không có thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi".
Trong khi đó, các quan chức cấp cao Mỹ tiếp tục thất vọng vì Israel thường phớt lờ lời kêu gọi giảm thiểu thiệt hại cho dân thường Palestine. Tình trạng này gần đây cũng gia tăng ở Lầu Năm Góc, còn Tổng thống Biden và các quan chức Nhà Trắng khác từ lâu đã tỏ ra không hài lòng với cách xử lý cuộc chiến của Thủ tướng Netanyahu.
Trong nhiều tuần qua, Tổng thống Biden khẳng định ông đang làm tất cả những gì có thể để khiến Israel thay đổi chiến thuật quân sự. Ông nói ngày 8/1: "Tôi đã âm thầm làm việc với chính phủ Israel để yêu cầu họ giảm bớt và rút quân khỏi Gaza một cách đáng kể. Tôi đã sử dụng tất cả những gì có thể để làm điều đó".
Các quan chức Nhà Trắng cho rằng Tổng thống Biden đã đạt được một số thành công nhất định, dù họ thừa nhận các quan chức Israel vẫn chưa làm được như mức mà Tổng thống mong muốn.
Israel tuyên bố bắt giữ hàng chục khủng bố ở bệnh viện Nasser, Hamas bác bỏ Israel và lực lượng Hamas đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau về vụ đột kích bệnh viện Nasser ở Dải Gaza. Một người đàn ông bị thương được đưa đến bệnh viện Nasser ở Khan Younis Ảnh: EPA-EFE Theo kênh Al Jazeera, ông Daniel Hagari, phát ngôn viên quân đội Israel, cho biết trong cuộc đột kích bệnh viện Nasser ở...