Nguy cơ tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam từ lỗ hổng trong sản phẩm của WSO2
Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và xác minh hệ thống thông tin dùng sản phẩm WSO2 có bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng bảo mật CVE-2022-29464.
Nguy cơ tấn công mạng vào các hệ thống Việt Nam từ lỗ hổng bảo mật CVE-2022-29464 trong sản phẩm của WSO2 vừa được Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cảnh báo tới đơn vị chuyên trách về CNTT các bộ, ngành, địa phương; các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; các ngân hàng, tổ chức tài chính; và hệ thống các đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin.
Cục An toàn thông tin cho biết, ngày 1/4, WSO2 đã công bố lỗ hổng bảo mật CVE-2022-29464 (WSO2-2021-1738) ảnh hưởng đến các sản phẩm của WSO2 gồm WSO2 API Manager, WSO2 Identity Server, WSO2 Enterprise Integrator. Lỗ hổng bảo mật này có điểm CVSS là 9.8 (Nghiêm trọng), cho phép đối tượng tấn công tải tệp tùy ý lên máy chủ từ đó thực thi mã từ xa.
WSO2 cung cấp các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều trong các cơ quan tổ chức có hệ thống thông tin với quy mô lớn như một giải pháp chia sẻ dữ liệu tập trung. Vì vậy theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia ( NCSC), Cục An toàn thông tin mức độ ảnh hưởng của lỗ hổng này rất lớn.
Các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cũng cho biết thêm, hiện tại, qua hệ thống nghiệp vụ, Trung tâm ghi nhận đã có nhiều hệ thống bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng CVE-2022-29464.
Trường hợp bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng CVE-2022-29464, các đơn vị cần nâng cấp phần mềm lên phiên bản mới nhất hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục thay thế để giảm thiểu nguy cơ tấn công.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của đơn vị, góp phần bảo đảm bảo an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và xác minh hệ thống thông tin có sử dụng sản phẩm WSO2. Trường hợp bị ảnh hưởng, đơn vị cần nâng cấp lên phiên bản mới nhất hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục thay thế nhằm giảm thiểu nguy cơ tấn công.
Video đang HOT
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cũng cần tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong trường hợp cần hỗ trợ, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thể liên hệ đầu mối hỗ trợ của Cục An toàn thông tin là Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) theo số điện thoại: 02432091616 và địa chỉ thư điện tử ncsc@ais.gov.vn
Trong chia sẻ trước đó với ICTnews, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết: Việc cập nhật bản vá để khắc phục điểm yếu lỗ hổng trên các phần mềm, sản phẩm hay hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức hiện nay đã được quan tâm. Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin đã liên tục cảnh báo rộng rãi đến các tổ chức, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức.
Tuy nhiên, khoảng thời gian từ khi lỗ hổng bảo mật được công khai trên mạng đến khi các hacker tấn công khai thác hệ thống thông tin qua các lỗ hổng này là rất ngắn. “Bởi vậy, các cơ quan đơn vị cần tăng cường tốc độ cập nhật thông tin về bản vá để kịp thời hành động trước khi lỗ hổng được khai thác, cùng với đó truyền thông quyết liệt hơn nữa về nguy cơ và mức độ nguy hiểm của việc tấn công qua các lỗ hổng này, để các nhà đầu tư cũng như người dùng quan tâm và hiểu rõ hơn về tình hình bảo mật đối với các sản phẩm, dịch vụ đang sử dụng”, đại diện Cục An toàn thông tin lưu ý.
Mỗi ngày có hơn 23 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam
Theo thống kê, trong 10 tháng đầu năm nay, đã có 7.249 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam. Như vậy, trung bình mỗi ngày các hệ thống thông tin trong nước phải hứng chịu hơn 23 sự cố.
Hơn 7.200 sự cố tấn công mạng trong 10 tháng
Đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử trong tháng 10, Bộ TT&TT cho biết, thời gian qua, công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử tiếp tục được đẩy mạnh.
Cụ thể, trong tháng 10/2021, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận 1.093 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 1,77% so với tháng 9 và tăng 42,13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng botnet (mạng máy tính ma - PV) trong tháng 10 đã giảm 11,32% so với tháng 9 và giảm 26,93% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước đó, hệ thống của NCSC cũng ghi nhận, 9 tháng đầu năm nay, có 6.156 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 30,15% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2020. Như vậy, tính chung 10 tháng đầu năm nay, tổng số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam là 7.249 cuộc.
Tháng 10/2021, trong khi số sự cố tấn công mạng tăng 1,77% so với tháng 9 thì số địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet lại giảm 11,32%
Trao đổi tại hội thảo chuyên đề "An toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số" mới đây, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, cùng với sự gia tăng hoạt động của người dùng trên không gian mạng, trong 2 năm gần đây, đã bùng nổ tấn công lừa đảo nhắm trực tiếp vào người dùng Internet Việt Nam, đặc biệt là những người dùng các dịch vụ tài chính, bảo hiểm...
Theo ghi nhận từ hệ thống Viettel Cyber Security, số lượng tên miền lừa đảo trong năm 2021 tăng hơn nhiều so với các năm trước, trung bình khoảng 600 - 700 tên miền lừa đảo hàng quý, nghĩa là cứ mỗi 1 ngày trung bình có 5 - 10 website lừa đảo nhắm vào người dùng Internet Việt Nam được xây dựng.
Cũng trong năm nay, có gần 100 triệu hồ sơ dữ liệu bị khai thác, lộ lọt. Ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất là dịch vụ viễn thông với 23 triệu hồ sơ bị rò rỉ. Đặc biệt, hơn 100 nghìn tài khoản và mật khẩu trong hệ thống nội bộ trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị đưa lên không gian mạng.
"Càng ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công có chủ đích, tuy nhiên thời gian phản ứng trung bình của tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam quá lâu (khoảng 27 ngày), gây nên sự mất an toàn cho hệ thống. Cùng với đó, xuất hiện nhiều lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống trọng yếu của các tổ chức, doanh nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng tấn công xâm nhập gây rủi ro cho người dùng", đại diện Viettel Cyber Security nhận định.
Thay đổi tư duy về bảo đảm an toàn thông tin mạng
Các chuyên gia cho rằng, khi thực hiện chuyển đổi số, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trước tiên cần nhận thức rõ những rủi ro, thách thức về an toàn, bảo mật mà đơn vị mình sẽ phải đối mặt. Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy: Thay vì coi bị tấn công là kém, bị tấn công là tội; thì cần coi bị tấn công và phát hiện sớm là tốt, bị tấn công và kịp thời khắc phục sự cố là tốt, bị tấn công và kịp thời rút kinh nghiệm để chia sẻ, cảnh báo cho người khác không bị tấn công một cách tương tự là tốt.
Tư duy mới về bảo đảm an toàn thông tin mạng trong kỷ nguyên số từng được Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng chia sẻ với lãnh đạo các Sở TT&TT tại hội nghị trực tuyến "Nâng cao năng lực quản lý và thực thi triển khai chuyển đổi số và an toàn thông tin mạng tại địa phương" hồi giữa tháng 5.
Tỷ lệ bộ, ngành, địa phương triển khai bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp đã nâng từ mức 0% của các năm 2018, 2019 lên đạt 100% từ tháng 12/2020.
Nhấn mạnh quan điểm chuyển đổi số và an toàn, an ninh mạng là 2 mặt của 1 xu hướng phát triển tất yếu, Thứ trưởng cho hay: Yêu cầu đặt ra là phải chuyển đổi nhanh, bền vững, đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh mạng. An toàn, an ninh mạng là cái phanh, không phải để dừng cái xe chuyển đổi số lại mà là để giúp người lái xe yên tâm nhấn ga đi nhanh hơn.
Cùng với mong muốn các Sở TT&TT tỉnh, thành phố cùng Bộ thuyết phục các cấp lãnh đạo cho phép thay đổi tư duy về đảm bảo an toàn thông tin mạng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị các cơ quan, đơn vị xác định đâu là những hệ thống thông tin phải tuyệt đối bảo đảm an toàn, an ninh mạng bằng mọi giá, đâu là những hệ thống thông tin mà chúng ta bảo đảm an toàn, an ninh mạng theo hình thức quản trị rủi ro.
Trong phát biểu khai mạc Vietnam Security Summit 2021, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chỉ rõ, mục tiêu quan trọng nhất là bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các tổ chức, cá nhân, cho người dân. An toàn thông tin mạng giờ đây là câu chuyện của mọi người. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chiến dịch phổ cập các dịch vụ an toàn thông tin mạng cơ bản cho người dân.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục tăng cường công tác giám sát, chủ động rà quét trên không gian mạng Việt Nam, đánh giá, thống kê và tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, cảnh báo để người dùng biết và phòng tránh.
Phát hiện dấu hiệu dò quét một số hệ thống tại Việt Nam qua lỗ hổng mới Spring4Shell Cảnh báo về nguy cơ tấn công mạng từ lỗ hổng nghiêm trọng Spring4Shell, Cục An toàn thông tin cho biết đã phát hiện dấu hiệu dò quét và khai thác thử vào 1 số hệ thống CNTT của cơ quan, tổ chức tại Việt Nam qua lỗ hổng này. Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa có cảnh báo các đơn...