Nguy cơ sức khỏe khôn lường từ ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ là vấn đề về môi trường, mà còn là nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới các thế hệ hiện tại và cả tương lai.
Các dạng ô nhiễm không khí: Ô nhiễm dạng hạt, hay PM, là một loại ô nhiễm không khí. Bụi mịn PM10 – với đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 micromet, và bụi mịn PM2.5 – với đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2.5 micromet – là hai loại ô nhiễm nguy hiểm nhất.
Bệnh khô mắt: Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên kết giữa bệnh khô mắt và ô nhiễm không khí. Các chuyên gia về mắt cho rằng các triệu chứng như sợ ánh sáng hay đau nhức mắt mãn tính là do phản ứng viêm miễn dịch của cơ thể đối với ô nhiễm không khí.
Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến cả thai phụ và thai nhi trong mọi giai đoạn của thai kỳ. Nghiên cứu cho thấy bụi mịn PM2.5 xâm nhập vào máu của người mẹ, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung máu và dưỡng chất đến thai nhi, dẫn đến sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân dưới chuẩn.
Các vấn đề về hô hấp: Ô nhiễm không khí gây vô số tổn thương đối với hệ hô hấp của người. Các chất ô nhiễm phá hủy các tế bào RNA và DNA, gây áp lực oxy hóa khiến hệ hô hấp có nguy cơ dị ứng, sưng phù, dẫn đến ho, khò khè và khó thở.
Video đang HOT
Giả cúm: Giả cúm (ILI) là cái tên được dùng để gọi chung cho các tình trạng sốt, ho và ốm mệt kéo dài khoảng 9-10 ngày. Không giống như cúm, giả cúm không có thuốc đặc trị. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa ô nhiễm không khí đến cả cúm và giả cúm.
Mệt mỏi: Những người sống trong khu vực có chất lượng không khí kém có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, uể oải mà họ thường lầm tưởng là do thiếu ngủ. Nghiên cứu chỉ ra rằng bụi mịn và khí NO2 có thể là nguyên nhân gây tình trạng này.
Suy giảm nhận thức ở trẻ: Ô nhiễm không khí do khói bụi từ các phương tiện giao thông có liên quan đến sự chậm phát triển ở trẻ em. Hít phải các chất ô nhiễm trong không khí trong thời gian dài sẽ gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các bệnh mạch nhỏ.
Ung thư phổi: Các chuyên gia đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc tiếp xúc với các khí NOx từ khói bụi phương tiện giao thông với bệnh ung thư phổi.
Các bệnh tim mạch: Tiếp xúc với bụi mịn PM2.5 không chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và viêm, mà còn làm tăng huyết áp động mạch, dù chỉ tiếp xúc trong thời gian ngắn. Những người sống ở vùng có tỉ lệ ô nhiễm bụi mịn cao có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn./.
Chế độ ăn uống lành mạnh phòng ngừa bệnh mạn tính
Các bệnh không lây nhiễm (NCDs) như bệnh tim mạch, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính, tiểu đường, béo phì và suy giảm nhận thức là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và
tàn tật trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến dân số ở các nước phát triển cũng như đang phát triển. Việc lựa chọn chế độ ăn lành mạnh để phòng ngừa bệnh mạn tính là rất quan trọng.
Mối liên hệ nhân quả của chế độ ăn uống và bệnh mạn tính
Lựa chọn chế độ ăn uống không lành mạnh góp phần vào nguy cơ phát triển tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu, thừa cân/béo phì và viêm nhiễm, do đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Thực tế cho thấy, sự gia tăng rõ rệt của các bệnh mạn tính có mối liên hệ nhân quả với các mô hình chế độ ăn uống có hàm lượng cao các loại thịt béo và chế biến, chất béo bão hòa, ngũ cốc tinh chế, muối và đường nhưng thiếu đồ tươi, rau và hoa quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của chế độ ăn uống như một yếu tố quyết định nguy cơ bệnh tật, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra Kế hoạch Hành động Toàn cầu về Phòng ngừa và Kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.
Thay đổi chế độ ăn uống theo khuyến nghị của WHO bao gồm cân bằng năng lượng ăn vào, hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa và chuyển sang tiêu thụ chất béo không bão hòa, tăng cường ăn trái cây và rau quả, hạn chế ăn đường và muối.
Bổ sung rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin và chất xơ cho cơ thể.
Ăn như thế nào để ngừa bệnh?
Chế độ ăn lành mạnh là chế độ ăn trong đó các chất dinh dưỡng đa lượng được tiêu thụ theo tỷ lệ thích hợp để hỗ trợ nhu cầu năng lượng và sinh lý mà không bị dư thừa, đồng thời cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng và hydrat hóa để đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể. Các chất dinh dưỡng đa lượng (tức là carbohydrate, protein và chất béo) cung cấp năng lượng cần thiết cho các quá trình tế bào hoạt động hàng ngày. Các vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) mặc dù chỉ cần một hàm lượng nhỏ song lại rất cần để tăng trưởng, phát triển, chuyển hóa và hoạt động sinh lý bình thường.
Carbohydrate là nguồn năng lượng chính trong chế độ ăn uống và được tìm thấy nhiều nhất trong ngũ cốc, trái cây, các loại đậu và rau. Về mặt lợi ích sức khỏe, ngũ cốc nguyên hạt được ưa chuộng hơn ngũ cốc đã qua chế biến. Các phân tích đã liên kết việc tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt với việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch vành, đột quỵ và ung thư cũng như giảm nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào.
Trái cây và rau tươi cung cấp năng lượng cũng như chất xơ, giúp thúc đẩy cảm giác no và có tác động tích cực đến chức năng tiêu hóa, mức cholesterol và kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, trái cây tươi và rau quả là nguồn cung cấp chất phytochemical chính (ví dụ, polyphenol, phytosterol, carotenoids), là những hợp chất có hoạt tính sinh học chống ô xy hóa, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ăn trái cây và rau quả đã được chứng minh là có tương quan nghịch với nguy cơ mắc các bệnh mạn tính bao gồm: tăng huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư phổi và hội chứng chuyển hóa.
Protein trong chế độ ăn uống cung cấp một nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể-. Protein trong chế độ ăn uống có nguồn gốc từ động vật (thịt, sữa, cá và trứng) và thực vật (các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc, quả hạch và hạt). Tuy nhiên, các nguồn protein từ động vật có chứa các axit béo bão hòa, có liên quan đến bệnh tim mạch, rối loạn lipid máu và một số bệnh ung thư. Chế độ ăn uống đầy đủ protein là quan trọng để duy trì khối lượng cơ trong suốt cuộc đời.
Chất béo (hoặc lipid) là thành phần cấu trúc chính của màng tế bào và cũng là nguồn năng lượng tế bào. Nên sử dụng chất béo không bão hòa (được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm cá, nhiều loại dầu có nguồn gốc thực vật, quả hạch và hạt). Chất béo không bão hòa có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong và tim mạch.
Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất có liên quan đến quá trình lão hóa tế bào và bệnh khởi phát muộn, vì sự thiếu hụt dẫn đến gián đoạn trao đổi chất mạn tính. Vì vậy, chế độ ăn uống đầy đủ hoặc bổ sung các vi chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa (vitamin A, C và E, đồng, kẽm và selen) đã được khuyến nghị để giảm nguy cơ và sự tiến triển của các bệnh liên quan đến tuổi tác.
Nồng độ bụi mịn ở 80% quốc gia trên thế giới vượt mức giới hạn của WHO Trong năm 2020, nồng độ bụi mịn đo được ở 80% số quốc gia trên thế giới đã vượt mức giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bất chấp tình trạng phong tỏa do đại dịch COVID-19. Khói mù ô nhiễm bao phủ Amritsar, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo báo cáo của IQAir công bố ngày 16/3, việc nhiều nước...