Nguy cơ rửa tiền lĩnh vực ngân hàng, bất động sản Việt Nam ở mức cao
Nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng và bất động sản tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao, trong khi lĩnh vực chứng khoán chỉ trung bình.
Cơ quan quản lý đã nhận được 02 báo cáo giao dịch đáng ngờ, nhận được từ công ty chứng khoán.
Ngày 15/5, Ngân hàng Nhà nước công bố báo cáo tóm tắt kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017.
Theo báo cáo trên, sau khi xem xét xu hướng và kỹ thuật rửa tiền, tiền và tài sản do phạm tội tạo ra và nguy cơ các lĩnh vực trong nền kinh tế bị lạm dụng vào rửa tiền, đã đưa ra kết luận nguy cơ rửa tiền mức trung bình.
Sau khi xem xét mức độ dễ tổn thương quốc gia và mức độ dễ tổn thương về rửa tiền của các ngành, lĩnh vực đã đưa ra kết luận mức độ dễ tổn thương về rửa tiền là trung bình cao.
Căn cứ vào biểu đồ đánh giá rủi ro quốc gia, trên cơ sở đó đã đưa ra kết luận rủi ro rửa tiền quốc gia Việt Nam là trung bình cao.
Về các lĩnh vực cụ thể, nguy cơ rửa tiền được đánh giá ở mức cao trong các lĩnh vực ngân hàng và bất động sản, riêng kênh chuyển tiền phi chính thức cũng được đánh giá ở mức cao.
Trong khi đó, nguy cơ rửa tiền ở lĩnh vực chứng khoán, kiều hối, casino/sòng bạc ở mức trung bình; các lĩnh vực kiểm toán, kế toán, luật sư, công chứng được đánh giá nguy cơ rửa tiền ở mức thấp…
Đánh giá mức độ nguy cơ rửa tiền theo các lĩnh vực tại Việt Nam – Nguồn: Ngân hàng Nhà nước.
Về lĩnh vực ngân hàng, với đánh giá nguy cơ rửa tiền ở mức cao, báo cáo trên cho biết, lĩnh vực này chiếm gần 90% tổng số báo cáo giao dịch đáng ngờ (STR) gửi đến Cục Phòng, chống rửa tiền, cao hơn các lĩnh vực khác.
Video đang HOT
“Mặc dù phải khẳng định rằng không phải tất cả các khoản tiền thu bất chính đều được tội phạm đưa vào chu trình tẩy rửa tiền, song điều này cũng chứng tỏ, so với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, khả năng bọn tội phạm lựa chọn hệ thống ngân hàng nhằm hợp pháp hóa các khoản thu bất chính để biến những đồng “tiền bẩn” trên thành “tiền sạch” là cao hơn”, báo cáo nhận định.
Căn cứ vào những vụ đại án đã và đang bị điều tra về tội rửa tiền thời gian vừa qua và các số liệu về STR của Cục Phòng, chống rửa tiền có thể thấy nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng có thể liên quan chủ yếu đến việc rửa tiền có nguồn gốc từ tội tham ô tài sản (tội phạm chủ yếu liên quan đến những người có chức vụ, quyền hạn), đánh bạc và trốn thuế.
Theo đó, để che giấu nguồn tiền thu được, tội phạm thường sử dụng tài khoản ngân hàng dưới tên người khác để nhận và chuyển các khoản tiền có nguồn gốc bất hợp pháp.
“Trên cơ sở phân tích những nội dung có liên quan nêu trên, có thể thấy nguy cơ rửa tiền đối với lĩnh vực ngân hàng là cao”, báo cáo đưa ra đánh giá.
Với bất động sản, là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư có giá trị lớn, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản có thể thực hiện bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và không thông qua sàn giao dịch bất động sản nên rất khó cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định nguồn gốc của tiền.
Ngoài ra, đối với các vụ đại án về tham ô thời gian qua cũng như vụ đánh bạc nghìn tỷ đồng đang bị điều tra về rửa tiền, trong số các tài sản thu được từ các vụ án đều liên quan đến các tài sản là các bất động sản.
Để rửa tiền, các đối tượng phạm tội thường nhờ người thân trong gia đình mua, chuyển nhượng, cho tặng bất động sản.
Với các phân tích liên quan, báo cáo trên đã đưa ra kết luận nguy cơ rửa tiền trong lĩnh vực bất động sản là cao.
Đối với lĩnh vực chứng khoán, trong giai đoạn từ năm 2012 đến tháng 9/2017, theo số liệu thống kê của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử tội phạm rửa tiền, không có vụ rửa tiền nào bị điều tra, truy tố, xét xử liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.
Từ năm 2015 đến nay, cơ quan quản lý đã tiến hành phối hợp, xác minh, xử lý đối với 07 vụ việc giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến rửa tiền trong lĩnh vực chứng khoán. Cơ quan quản lý đã nhận được 02 báo cáo giao dịch đáng ngờ, nhận được từ công ty chứng khoán.
Liên quan đến việc nhận diện khách hàng, theo quy định, công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ không được giao dịch tiền mặt với khách hàng. Khách hàng của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải thực hiện nộp, rút, chuyển tiền thông qua các ngân hàng thương mại. Do vậy, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ gặp một số khó khăn trong việc xác định các giao dịch đáng ngờ do không nhận biết được người thực hiện giao dịch nộp, rút, chuyển tiền có phải là chủ tài khoản sở hữu chứng khoán hay không.
“Điều này cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật về phòng, chống rửa tiền trong khu vực chứng khoán chưa tương xứng với những rủi ro mà lĩnh vực này có thể gặp phải”, báo cáo trên đưa ra nhận định.
Và căn cứ vào việc phân tích trên, báo cáo cho rằng có thể đưa ra kết luận nguy cơ rửa tiền đối với lĩnh vực chứng khoán là trung bình.
*Ngày16/5, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị trực tuyến tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng, chống khủng bố ngành ngân hàng. BizLIVE sẽ tiếp tục thông tin về nội dung này.
LAM GIANG
Theo bizlive.vn
Dự án bất động sản sẽ minh bạch hơn khi được ngân hàng cho vay vốn, người mua an toàn hơn?
Thời gian qua, thông tin một số chủ đầu tư thế chấp dự án bất động sản (BĐS) ở ngân hàng khiến khách hàng lo lắng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu việc dự án thế chấp ngân hàng là bình thường.
Dự án sẽ minh bạch hơn qua bàn tay thẩm định của ngân hàng
Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, hiếm có doanh nghiệp BĐS nào làm dự án mà không vay vốn ngân hàng. Trong những năm qua, luật nhà ở có nhiều thay đổi nhưng luôn hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.
Theo quy định, từ ngày 1/1/2019, nguồn vốn vay ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm từ 45% xuống còn 40%, đồng thời tăng hệ số rủi ro với các khoản vay BĐS từ 150% lên 200%. Điều này khiến van tín dụng vào BĐS hẹp hơn. Tuy nhiên, việc siết tín dụng này sẽ giúp thị trường BĐS minh bạch hơn. Những dự án được ngân hàng cho vay sẽ được thẩm định kỹ và người mua sẽ an toàn hơn.
Theo đại diện một doanh nghiệp BĐS ở Tp.HCM, việc vay ngân hàng để đầu tư là nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp và được pháp luật cho phép. Ngân hàng luôn có nhu cầu cho vay vốn, nhưng trong thời điểm NHNN siết van tín dụng để tìm được doanh nghiệp uy tín, làm ăn đàng hoàng rót vốn cho vay không phải dễ. Ngược lại, những ngân hàng đồng ý rót vốn cho dự án hiện nay cũng an toàn hơn.
Dự án thế chấp ngân hàng là hoạt động giao dịch bình thường của doanh nghiệp
Theo các chuyên gia kinh tế, ngân hàng là một loai hình doanh nghiệp đặc thù vưa mang tính chât kinh doanh vưa mang tính chât kiêm soát. Theo quy định, tỷ lệ vốn tự có bắt buộc tối thiểu của một doanh nghiệp là 20%. Số còn lại doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng hoặc thực hiện các hình thức huy động vốn khác. Việc ngân hàng đang bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay, hầu như không có chỗ cho những dự án "tay không bắt giặc" có thể tiếp cận nguồn vốn này. Bởi doanh nghiệp phai qua quy trình kiêm soát chạt che mơi đuơc thế chấp, vay vốn. Doanh nghiệp muốn vay được vốn phải có tài sản hợp lệ để thế chấp, nguồn gốc đất và quy hoạch rõ ràng.
Lãnh đạo một doanh nghiệp BĐS có dự án đang thế chấp tại Ngân hàng BIDV nói: "Khách hàng cần phải hiểu khi dự án thế chấp ngân hàng, đồng nghĩa toàn bộ sản phẩm đêu do ngân hàng quan lý, tiên thu của khách hàng ngân hàng sẽ phong toa. Chủ đầu tư muốn rút ra chi tiêu phải có mục đích rõ ràng là dùng để xây dựng dự án thì ngân hàng mới đồng ý giải ngân".
Người mua an toàn hơn
Quan hệ mua bán giữa khách hàng tại dự án đã được ngân hàng tài trợ vốn là quan hệ ba bên gồm khách hàng - chủ đầu tư - ngân hàng. Rõ ràng khách hàng là người có quyền lựa chọn dự án tốt để mua, chủ đầu tư có quyền lựa chọn ngân hàng tốt để vay và ngân hàng có quyền thẩm định kỹ trước khi rót vốn.
Theo Điều 147 - Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/7/2015, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó.
Cùng với đó, theo quy định của Điều 56 - Luật Kinh doanh Bất động sản, chủ đầu tư muốn bán nhà hình thành trong tương lai phải có ngân hàng bảo lãnh. Mà muốn ngân hàng bảo lãnh thì đương nhiên phải có tài sản thế chấp.
Theo các chuyên gia, khi mua nhà hình thành trong tương lai thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên của khách hàng chính là uy tín của chủ đầu tư và ngân hàng
"Như vậy, việc thế chấp dự án được thực hiện theo quy định pháp luật. Trách nhiệm còn lại là của ngân hàng phải thẩm định về mặt pháp lý và năng lực của chủ đầu tư. Những dự án thế chấp ngân hàng là dự án đã được thẩm định về các mặt pháp lý và năng lực chủ đầu tư. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có lịch sử vay - trả tốt, làm ăn uy tín mới được ngân hàng cho vay. Ngược lại những doanh nghiệp rơi vào nợ xấu tất nhiên ngân hàng sẽ không cho vay, nhưng không phải ai cũng hiểu điều này", Luật sư Hồ Diệp (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhấn mạnh.
Ngoài ra, theo luật sư Diệp, khi chủ đầu tư và ngân hàng ký kết hợp đồng chắc chắc đã cam kết rõ sẽ giải chấp từng phần các căn hộ và chủ đầu tư cũng phải đăng ký tiến độ giải chấp với ngân hàng thì ngân hàng mới đồng ý cho vay. Điều đáng nói, hiện nay, người mua nhà chỉ cần nghĩ tới thế chấp ngân hàng đã tỏ ra lo lắng, nhưng ít biết rằng, từ trước đến nay, gần như dự án nào cũng phải thế chấp mới có đủ nguồn vốn để triển khai dự án và đây là nghiệp vụ thông thường của ngân hàng và doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia BĐS, khi mua nhà hình thành trong tương lai thì yếu tố cần quan tâm đầu tiên của khách hàng chính là uy tín của chủ đầu tư và ngân hàng nói chung và tiềm lực tài chính của chủ đầu tư nói riêng.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Soi "sức khỏe" cổ phiếu các ngành Trao đổi với ĐTTC, ông ĐÀO PHÚC TƯỜNG, Giám đốc đầu tư Công ty quản lý Quỹ APS (Singapore), đã phân tích về cổ phiếu (CP) một số nhóm ngành có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2019. CP ngành ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt và là ưu tiên hàng đầu của nhà đầu...